top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

QUESTION THINKING



Người ta nói sẽ làm như vậy, như vậy....

Không biết đã bao nhiêu lần tôi nghe tường thuật y sì như thế, rồi đặt câu hỏi. Mà người ta nói vậy nghĩa là sao? Cụ thể là sẽ làm gì? Tại sao người ta lại muốn làm vậy? Vấn đề nằm ở đâu?


Câu trả lời quen thuộc là, dạ em không biết hay em không có hỏi.


Tiếp thu thụ động là cơn bệnh dịch đang hoành hành tại Việt Nam, vì chúng ta đã quen được dạy ngoan ngoãn xếp hàng nghe đếm số. Chưa bao giờ biết đặt câu hỏi. Chưa bao giờ biết phản biện. Chưa bao giờ biết nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau. Nói sao nghe vậy. Bảo sao làm vậy. Đâu khác gì robot? Thua AI vì trí tuệ nhân tạo còn biết tự học và tự suy nghĩ, sáng tạo mất rồi.


Khi ta tiếp thu thụ động, là ta không suy nghĩ, không xài não. Não mà không xài, thì đương nhiên nó sẽ tự động chuyển sang chế độ inactive - trơ ì. Cho nên, hỏi là cách để tư duy, tìm hiểu vấn đề, phản biện thứ mình tiếp nhận, phân tích & đưa ra chính kiến. Người ta nói vậy đúng không? Có gì chứng minh không? Nguồn thông tin, dữ liệu hỗ trợ đưa ra lập luận là gì? Nguồn đó có đáng tin không? Có những ý kiến gì trái chiều? Tại sao? Người ta dựa vào nguồn thông tin, dữ liệu nào để đưa ra ý kiến trái chiều? Có lý không?


Khi ra lật nghiêng lật ngửa vấn đề để tiếp cận nó từ nhiều góc nhìn khác nhau, ta mới thật sự hiểu về vấn đề mình đang tiếp cận. Giờ chỉ cho các bạn 6 kỹ thuật đặt câu hỏi mà hồi xưa nhà triết học Socrates sử dụng để dạy học trò ổng nè. Cực hay để giúp bạn sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi làm cho rõ mọi vấn đề chứ đừng tiếp thu thụ động nữa.


1. Clarifying concepts: Làm rõ khái niệm: đây là cách đặt câu hỏi để làm người nói suy nghĩ nhiều hơn, rõ hơn về khái niệm, vấn đề mà họ đang đặt ra, ví dụ hỏi: - Điều anh/chị vừa nói nghĩa là gì? - Chuyện mới nói liên quan gì đến vấn đề chúng ta đang bàn? - Ví dụ cụ thể điều anh/chị vừa nói là gì?


2. Probing assumptions - Kiểm tra giả thiết: cách đặt câu hỏi này làm người đối diện phải suy nghĩ về những giả thiết mà họ đang sử dụng để tranh luận, ví dụ hỏi: - Còn giả thiết nào khác có thể có nữa không? - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu….?


3. Probing rationale, reasons and evidence - Kiểm tra lập luận, lý do, và bằng chứng: đặt câu hỏi chính lý luận người khác sử dụng thay vì cho rằng giả thiết họ đặt ra là đúng, ví dụ hỏi: - Tại sao chuyện này lại xảy ra? - Có bằng chứng gì chứng tỏ điều anh nói là đúng không?


4. Questioning viewpoints and perspectives - Đặt nghi vấn về góc nhìn & quan điểm: ai đang tranh luận điều gì cũng dựa trên một vị thế nào đó. Đặt câu hỏi cho thấy có thể có những quan điểm khác, rất hợp lý cùng tồn tại, ví dụ hỏi: - Ai có lợi nhất trong việc này? - Tại sao nó lại tốt hơn hay khác đi so với…?


5. Probing implications and consequences - Kiểm tra ảnh hưởng & hậu quả: đặt câu hỏi tiên đoán những thứ có thể xảy ra, ví dụ hỏi: - Dữ liệu này có ổn không? - Cái này có cần thiết không? - Làm điều này có phù hợp với…? - Hậu quả có thể có của giả thiết này là gì?


6. Questioning the question - Đặt nghi vấn về câu hỏi: lật câu hỏi để phản tư về câu hỏi, ví dụ hỏi: - Anh có biết tại sao tôi hỏi câu hỏi này? - Điều này có nghĩa là gì?

1.208 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page