top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 1880 mặt hàng cho ""

Bài đăng blog (1538)

  • LÀNG NHÀNG

    Tôi nhận được lá thư thật dài của một bạn trẻ, thật ra là cũng không quá trẻ ở tuổi 28. Trong thư bạn có viết một đoạn như sau: ——— Khi nhìn lại, soi vào gương, nhìn thấy con người chân thật của mình, bỗng dưng con thấy bẽ bàng và tự xấu hổ với chính mình. Con thấy bản chất con như một cục vàng, nhưng là cục vàng giả, hào nhoáng, đẹp đẽ, lung linh bên ngoài. Thực chất bên trong là rỗng tuếch và vô giá trị. Bên ngoài con lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, thân thiện, tích cực, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người, bao dung yêu thương,...nhưng thực chất bên trong sâu thẳm con làm những điều đó chỉ vì con cần sự công nhận của mọi người, con cần sự yêu thương của mọi người vì từ bé ở trong gia đình con đã thiếu thốn tình yêu thương. Cho đi rồi đến khi không nhận lại được gì thì con thấy bực tức, khó chịu, tự làm tổn thương, thậm chí là tự chà đạp chính lòng tự trọng của mình để "ăn mày" tình thương của người khác. Nếu một người mà mua phải cục vàng giả, khi phát hiện ra chắc họ thất vọng và cũng chỉ muốn ném nó đi. Những người xung quanh con khi biết con người thật của con chắc cũng sẽ thất vọng về con lắm ạ. Con nghĩ họ sẽ muốn rời xa con vì họ cảm thấy như bị lừa dối. Vì con giả tạo. Con nhận ra vấn đề của mình từ lâu nhưng con cứ lẩn tránh nó và luôn có lý do để tự bào chữa cho bản thân rồi lại rơi vào cuộc sống làng nhàng và tẻ nhạt, giả dối đó. Hay do con gặp quá ít biến cố khiến con phải vào thế đường cùng, lúc đó thì mới bứt ra được phải không Cô? Bây giờ con cảm thấy vừa vui và cũng vừa buồn. Buồn vì nhìn thấy con người trơ trọi của mình, con người sau khi tẩy hết lớp make up, sau khi lột hết mặt nạ ra thì chỉ là một cái "xác sống" không linh hồn. Vui vì con lại một lần nữa con moi móc hết vấn đề của mình ra, đối diện với nó, con chưa biết xử lý nó như thế nào Cô ạ. Nhưng ít nhất là con cũng dám chia sẻ với người khác vấn đề của con. Cô có chia sẻ con người ai cũng có mặt tối và nên chấp nhận điều đó để khỏi thấy bất ngờ và bẽ bàng. Nhưng khi đối diện với "mặt tối" của chính bản thân con thấy đau Cô ạ. ———— Đọc xong, chắc nhiều người thấy quen quen. Thật ra, câu chuyện của bạn không phải là duy nhất. Tất cả chúng ta, bằng cách này hay cách khác, đều sống những cuộc đời rất khác nhau. Bạn có thể là người khác khi có người thân và gia đình, là người rất khác với xã hội và thế giới bên ngoài, và chỉ dám thật sự là mình, một cách chân thật và thô ráp nhất, khi chỉ còn lại một mình trong bóng tối. Cũng giống như một nhân vật đa nhân cách, cuộc chiến giành thời gian lên sóng giữa các bộ mặt nạ khác nhau trở thành cuộc chiến gay go, liên tục, kéo dài, và mệt mỏi nhất. Có khi, người ta thích con người giả tạo của mình hơn, cho nó chiếm sóng và xuất hiện nhiều hơn, dần dà lộng giả thành chân, và mặt nạ đó trở thành con người thật. Có khi, người ta ghét cay ghét đắng con người giả tạo của mình, đến lúc không chịu nổi nữa, và khi có cơ hội, sẽ trổ đúng màu sự thật. Nhưng rất nhiều khi, con người vì quá thông minh, lại còn multi-skilling - có thể xử lý nhiều thứ cùng một lúc nữa, nên họ cứ dửng dưng đi qua đổi lại bằng những bộ mặt nạ khác nhau. Họ làm chuyện này cả đời, và trở nên chuyên nghiệp đến nỗi không ai có thể mảy may nhận ra là có vấn đề. Câu hỏi mà ít ai đặt ra là, làm vậy để làm gì? Đóng một vai chưa đủ mệt hay sao mà lại còn đi đóng 2-3 vai khác nhau cùng một lúc? Nhất là khi bản thân bạn cũng chẳng thích thú hay vui vẻ gì. Hầu hết những người phải sống 2-3 cuộc đời họ đều gặp vấn đề về tâm lý, đều không vui vẻ, không hạnh phúc, và chắc chắn chẳng bao giờ bình an. Bình an làm sao được khi bản thân biết mình đang fake và không chịu được chính sự giả tạo đó của mình. Cho nên, thật ra cách duy nhất để tìm thấy bình an là, dẹp đồ fake và tập trung tu sửa, phát triển bản thân. Lựa chọn này khó, vì nó ép bạn phải chấp nhận sự thật về mình, băm nát mấy cái mặt nạ giả tạo kia, và dũng cảm làm lại từ đầu. Kẻ thù lớn nhất của bạn là chiếc ego to đùng và cái sự mặt mày mà người đời ham hố. Với bạn trẻ trên đây, tôi nghĩ hoàn cảnh của bạn không quá tuyệt vọng. Dù sao, ở độ tuổi này mà bạn đã nhìn ra rất rõ những chiếc mặt nạ mà mình đang đeo. Nhận ra, nghĩa là bạn đã đi được 50% đoạn đường trên hành trình tôi đi tìm tôi. 50% còn lại cần sự quyết tâm, cần lòng dũng cảm để lột bỏ những bộ mặt nạ giả tạo, dành thời gian cho bản thân để tìm ra những lý do, nút thắt khiến cho bạn đang mắc kẹt trong một vài những vấn đề cá nhân cho đến hôm nay. Khi và chỉ khi bạn dành thời gian tìm hiểu bản thân, đối thoại và chữa lành cho bản thân thay vì né tránh, che giấu thì bạn mới có thể vững vàng trên hành trình tìm thấy mục đích sống và giá trị của bản thân mình. Đừng sợ mất người thân bạn bè khi bạn là chính mình, vì người thật sự quan tâm và yêu thương bạn sẽ không bao giờ bỏ đi. Ngược lại, họ sẽ chính là những người sát cánh và ủng hộ bạn trong hành trình chuyển đổi. Còn những ai đang hiện diện vì bộ mặt giả tạo của bạn hay vì bất kỳ điều gì khác, không phải vì chính bạn, thì có cũng như không, tiếc gì? Mong là, bạn sẽ đọc được bài này, và sẽ suy nghĩ thật nghiêm túc về việc startup lại cuộc đời của chính mình, bỏ hết hành trang cũ, dũng cảm bắt đầu một hành trình mới, một chương mới của cuộc sống, và khiêm tốn, quyết tâm học hành, tu sửa bản thân. Chẳng bao lâu sau, tôi tin là bạn sẽ trở thành người tích cực thật sự, có nội lực thật sự, luôn là chính mình và vì vậy mà tạo ra những tương tác và tác động chân thành và giá trị cho cuộc sống. Làng nhàng, cuối cùng rồi cũng hết một đời, và ngày check out vẫn chưa một lần hạnh phúc. Chi bằng, ta dũng cảm đối diện với chính mình một lần trong đời, bỏ hết mọi sự giả tạo gớm ghiếc kia, và sống trọn vẹn mỗi ngày với phiên bản tốt hơn mỗi ngày của chính bản thân mình.

  • RẤT KHÁC

    Có những ngày Lòng biển rộng bao la Ngẩn ngơ Không biết nơi bắt đầu và kết thúc Sóng vẫn ngây ngô Vẽ tàn phai Bằng gam màu xanh lam xanh lục Vẽ mơ hồ Bằng những thô ráp ưu tư Có những ngày Bước chân mịt mờ Rồi không còn chạm vào bóng nắng nữa ư Chân trời Là phía trước hay phía sau Của những điều chưa kịp thấy Bâng khuâng Là một nửa niềm đau Hay thoáng hoang vu của bờ lau bãi sậy Tháng 3 về Có phải đã già xuân Có những ngày Cuộc đời tưởng như đan bằng Dây nghiệt ngã lá gian truân Đến đó Rồi đã không còn đó Chợt nhận ra Trần gian chẳng qua chỉ là quán trọ Xôn xao ngày về Lặng lẽ ngày đi Nếu biết rằng Ai rồi cũng check out Dẫu có mấy sân si Liệu loài người Có thay tâm đổi nết Hay thói đời Vẫn thích lười than mệt Vơ vét hoang tàn Cho thoả lòng tham Nếu biết Ngày lên đường Vẫn tay trắng chân trần Dù dạ có bất cam Liệu loài người Có cố nhìn thấy nhau lần nữa Để yêu thương Không còn là trò cười kệch cỡm ngày nào Mà trở thành điểm tựa Hoá giải hận thù Ươm những bình an Nếu biết Nỗi đau nào Hạnh phúc nào Rồi cũng sang trang Ai rồi sẽ Chọn cuộc đời rất khác… Nguyễn Phi Vân 22.03.2023

  • The unseen reality - Hiện thực không nhìn thấy

    Con người rất nhẹ dạ cả tin, thấy vậy tưởng vậy, nghe vậy tưởng vậy, thấy đám đông bu vào thì tưởng đó là chân lý. Con người lưu manh vặt, hay nhiều chuyện, thích đặt điều, hóng drama, hay giành giật chính nghĩa và công lý về phần mình dù sự thật có ra sao. Nhưng con người lại vô cùng ngây thơ, không hiểu được rất nhiều điều đơn giản và hiển nhiên, ví dụ như sự thật không to mồm, không lôi kéo sự chú ý, không lùa gà bằng những chiêu trò sốc nổi. Sự thật càng không nhảy lambada trên bề mặt mà hiển hiện trong sự tĩnh lặng, giản đơn đằng sau cánh gà mà chỉ người cố ý tìm mới thấy. Trong cuộc sống, luôn tồn tại hai hiện thực song song, hiện thực mà con người tưởng là mình đang nhìn thấy và hiện thực không nhìn thấy. Đa số con người chỉ nhìn thấy hiện thực bề mặt, và nhầm tưởng đó là sự thật. Kỳ thực, đó chẳng qua chỉ là những biểu hiện mang tính sân khấu, sự trình diễn cố ý hay vô tình của những người đứng đằng sau đạo diễn. Có khi, họ cố tình viết kịch bản và đạo diễn. Có khi, họ bị vô thế phải làm vậy vì lợi ích của bản thân. Có khi, họ chỉ vô tình bị vạ lây vào âm mưu hay ý đồ của một ai đó khác. Dù là gì, thì trên bể mặt tất cả chúng ta đểu đang diễn, trong những hiện thực mang tính sân khấu rất khác nhau, trong nhiều hiện thực đan xen và lẫn lộn vào nhau của nhiều kịch bản khác nhau, trong công việc, cuộc sống riêng tư, gia đình, xã hội, cộng đồng, vv. Cùng một lúc, có vô vàn hiện thực bể mặt đang diễn ra, và mỗi người đang đảm nhiệm nhiều vai diễn khác nhau trong hiện thực của nhiều người khác nhau, trong đó có cả hiện thực của chính bản thân mình. Tưởng tượng, cả thế giới bề mặt như một đám mây khổng lồ, thực thực ảo ảo, không ngừng phình to lên, len lỏi vào cuộc đời của mỗi người, bao trùm lấy họ, dẫn dắt họ vào những hiện thực mơ hồ khác nhau, rồi bỏ họ lơ ngơ trong đó, không còn biết đâu mới là sự thật. Nhưng song song với vũ trụ ảo của những hiện thực bề mặt đó, luôn tồn tại một hiện thực khác, the unseen reality - hiện thực không nhìn thấy. Đó mới thật sự là sự thật sự thật mà ít người nhìn thấy, vì nó không hiển hiện một cách đương nhiên, không dễ dàng hiện nguyên hình trong sự nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu tỉnh thức. Nó luôn hiện diện ở đó, một cách trong trẻo và nguyên bản nhất, nhưng lại không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ những ai đủ tĩnh lặng, đủ kết nối với bản thân và vũ trụ, đủ nội lực để ngăn chặn mọi tạp niệm, đủ chiều sâu để nhìn mọi thứ bằng trái tim mới có duyên nhìn thấy. Ở đó, đám mây lơ mơ ảo diệu kia tự nhiên biến mất, đơn giản chỉ vì nó chưa bao giờ tồn tại trong hiện thực mà là giấc mơ hiện thực của nhiều người. Khi và chỉ khi con người tình giấc và thoát ra khỏi được giấc mơ hiện thực đó, họ mới có cơ duyên để nhìn thấy the unseen reality. Vấn đề là, có người tự nguyện nhận hiện thực bề mặt làm hiện thực, và OK với hiện thực đó. Có người không biết về sự tồn tại của một hiện thực không nhìn thấy. Có người không care, chỉ cắm đầu sống cho hết một đời. Có người không đủ kiên nhẫn để đi tìm hiện thực nào khác. Cuối cùng, con người đến với trần gian này với những mong mỏi rất khác nhau, hoặc mơ hồ về thứ mình đi tìm, hoặc loanh quanh không chắc hay không có mục đích gì cụ thể. Rồi năm tháng tàn dần theo những mơ ước quanh co, những sự vỡ lẽ tình cờ và những cú ngã ngây ngô nhất. Voilà! Hết một đời! Con người không còn đủ sức lực, cũng không còn đủ tinh thần khởi sự hay chút kiên nhẫn đã bị bào mòn theo thời gian. Và thế là họ check out khỏi hồng trần dù chưa một lần mục kích cái gọi là hiện thực không nhìn thấy. Nhưng đó, liệu có phải là điều làm cho con người hứng thú, khi nó không màu mè, chẳng lung linh hay giải trí chút nào. Nó chỉ là sự thật thô ráp, khô khốc và chẳng biết cách nịnh bợ hay nể nang ai. Người đời vì thế mà cũng không mấy ai ưa nó. Trừ phi bạn khao khát đi tìm, và chấp nhận nó như nó là, bằng không thì văn hoá lướt qua đời nhau bằng ngón cái sẽ không giúp cho ai dừng lại đủ lâu để mà tìm hiểu. Có lẽ, đến đây thì cũng có đâu đó vài người dừng lại, đặt câu hỏi, thế hiện thực không nhìn thấy là gì. Không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người, càng không có một lý thuyết cao siêu nào về khái niệm này cả. Mỗi người tìm thấy nó một cách rất khác nhau, theo cách của họ, có người trong sự lặng im, có người trong sự tan nát ồn ào, có người khi chạm vào giấc mơ đỉnh cao, cũng có người khi rơi xuống tận đáy của những ngày tuyệt vọng. Dù là gì, ở đó, người ta chợt nhận ra, trong một phút trong trẻo hiếm hoi nào đó trên hành trình, không có gì là hiện thực cả, và hiện thực thật ra chỉ là sự trình diễn chủ quan của mỗi con người. Thật khó chấp nhận, vì làm sao có thể chấp nhận những niềm vui nỗi buồn, hạnh phúc tuyệt vọng đã qua là thiếu hiện thực chứ? Rồi còn cả những minh chứng vật chất mà con người vẫn gọi là sở hữu. Tất cả, nếu không phải hiện thực thì là gì? Khi ta còn hỏi mình những câu hỏi như này, đó là khi ta còn mắc kẹt vào hiện thực bề mặt và chưa chạm được vào hiện thực không nhìn thấy. Và cứ thế, con người mãi loanh quanh trong bánh xe luân hồi, không đến cũng không đi.

Xem tất cả

Trang khác (23)

  • 404 | Nguyễn Phi Vân

    There’s Nothing Here... We can’t find the page you’re looking for. Check the URL, or head back home. Go Home

  • Blog | Nguyễn Phi Vân | Kinh Doanh | Công Nghệ | Kỹ Năng Quản Trị | Trải nghiệm

    Welcome to Nguyễn Phi Vân A global trotter About About Me - Tiểu sử Franchise Expert, Entrepreneur & Angel Investor - Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân & Nhà đầu tư thiên thần Nguyễn Phi Vân tốt nghiệp MBA tại Úc. Cô đã từng giữ các vị trí cao cấp về quản trị thương hiệu, bán lẻ, nhượng quyền & phát triển kinh doanh cho các tập đoàn lớn tại các khu vực thị trường châu Á, Trung đông, châu Phi & Đông Âu. Phi Vân tham gia vào nhiều dự án chính phủ về phát triển doanh nghiệp & kinh tế sáng tạo tại Đông Nam Á, hiện là cố vấn đề án 844 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Đông Nam Á, và đại diện cấp cao Việt Nam tại diễn đàn đầu tư thiên thần toàn cầu. Ngoài ra, cô cũng là nhà đầu tư với danh mục đầu tư 24 công ty. Phi Vân đã đạt giải thưởng quốc tế 2015 về Lãnh đạo xuất sắc ngành bán lẻ của hiệp hội bán lẻ toàn cầu, giải thưởng 2017 & 2018 100 lãnh đạo xuất sắc ngành bán lẻ toàn cầu, và giải thưởng Doanh nhân ASEAN xuất sắc 2019, và lọt vào Tốp 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong ngành nhượng quyền toàn cầu năm 2019 & 2020. Phi Vân là tác giả nhiều quyển sách tiếng Anh & tiếng Việt bao gồm Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để bước ra thế giới vừa đạt giải sách hay quản trị 2019, Quảy gánh băng đồng ra thế giới, Go Global - An MSME Guide to Global Franchising, Tôi Tương Lai & Thế giới, Tôi đi tìm tôi, Nym - Tôi của tương lai, và gần đây nhất là Mở cửa tương lai. About1 Sách Published Books - Sách Đã Xuất Bản Tiếng Anh & Việt ​Community Projects - Dự Án Cộng Đồng Ta đến trần gian làm gì nếu không phải để yêu thương? Dự án Thư viện Ước mơ ​Thư viện sáng tạo & nghệ thuật cho trẻ em vùng sâu vùng xa Tìm hiểu thêm Vietnam Angel Network Mạng lưới đầu tư thiên thần Việt Nam Tìm hiểu thêm ​Asean Business Angel Alliance Mạng lưới đầu tư thiên thần Đông Nam Á Tìm hiểu thêm Cố vấn đề án 844 - Bộ KHCN Xây dựng hệ sinh thái startup & sáng tạo Việt Nam đến năm 2030 Tìm hiểu thêm FutureU Dự án ươm tạo startup sáng tạo xã hội cho học sinh 8-18 tuổi Tìm hiểu thêm World Business Angel Investment Forum Là diễn đàn đầu tư thiên thần quốc tế thuộc GPFI - tổ chức đối tác tài chính bao trùm của các quốc gia G20 Tìm hiểu thêm graphic element Recent Posts - Bài Viết Mới Nhất Phi Van Nguyen 2 ngày trước 6 phút BẠN ĐANG LÀM GÌ KHÔNG QUAN TRỌNG Khi tương tác với nhiều bạn trẻ đi làm tại Việt Nam, và ngay cả một số bạn đang tự kinh doanh, mình nhận ra các bạn đang làm quá nhiều.... 1.260 59 lượt thích. Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích 59 Phi Van Nguyen 3 ngày trước 5 phút BẬN Ai trên đời này mà không bận, vì ai trong chúng ta cũng có quá nhiều thứ phải làm, cần làm, muốn làm. Nhưng không ai trên đời này đủ thời... 1.469 67 lượt thích. Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích 67 Phi Van Nguyen 4 ngày trước 8 phút CÓ HAY KHÔNG MỘT GIẤC MƠ XUẤT KHẨU MÔ HÌNH & THƯƠNG HIỆU VIỆT? Khi mới trở về Việt Nam, tôi rất tự tin là mình có thể giúp được cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bước ra thế giới bằng... 502 29 lượt thích. Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích 29 Phi Van Nguyen 9 thg 3 6 phút HIỂU LẦM Trong phim ngoài đời gì cũng vậy, thường thì người ta giận nhau, ghét nhau, thậm chí thù nhau rất nhiều khi chỉ vì hiểu lầm. Hiểu lầm xảy... 1.506 59 lượt thích. Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích 59 Phi Van Nguyen 7 thg 3 5 phút Bạn muốn ai đó ở đây cho mình. Vậy bạn đã ở đó cho ai? Thường thì, khi rơi vào trạng thái buồn chán, hoang mang, chơi vơi, chênh vênh, bất định nào đó, người ta luôn mong muốn có ai đó bên... 1.178 79 lượt thích. Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích 79 Phi Van Nguyen 6 thg 3 5 phút Điều gì quan trọng nhất trong đời? Hôm qua đi xem kịch Ngũ Quý Kỳ Phùng ở sân khấu Idecaf, cười một trận thật thoải mái. Lâu rồi mới đi xem kịch, thấy thương cho các anh... 2.227 116 lượt thích. Bài đăng chưa được đánh dấu là đã thích 116 1 2 3 4 5 All Posts (1.531) 1.531 bài đăng Kỹ năng tương lai (422) 422 bài đăng Phát triển bản thân (1.015) 1.015 bài đăng Kinh doanh & Tech (371) 371 bài đăng Cuộc sống & hạnh phúc (845) 845 bài đăng Travel (201) 201 bài đăng Thơ & tản văn (91) 91 bài đăng Phỏng vấn & báo chí (140) 140 bài đăng Đọc báo cập nhật cùng NPV (10) 10 bài đăng Bạn viết (youwrite084@gmail.com) (6) 6 bài đăng Bài viết mới nhất Upcoming Event - Sự Kiện Sắp Tới Event Liên hệ ​Liên Hệ Chỉ sử dụng form này khi bạn cần gởi câu hỏi cho Phi Vân. Để subscribe nhận bài mới, bạn kéo xuống cuối trang, nhập email và bấm subscribe nhé! Họ Tên Email Tiêu đề Viết tin nhắn tại đây Gửi

  • 404 | Nguyễn Phi Vân

    There’s Nothing Here... We can’t find the page you’re looking for. Check the URL, or head back home. Go Home

Xem tất cả

Chương trình (309)

  • Thành công là định nghĩa rất cá nhân

    Recipe for success - Công thức thành công? Đời này, mình nghe nhiều công thức thành công lắm. Có những thứ to bự hoành tráng, được trình bày trong phòng họp sang trọng, nhiều sao. Có những thứ chói chang màu sắc huênh hoang, ngã mạn của kẻ vừa cào đầy, kéo đủ. Có những câu chuyện nặng mùi ép phe, chụp giật. Cũng có những công thức bén mùi thời thế, rủi may. Nhưng cũng có nhiều câu chuyện đậm sắc màu giá trị, nhân văn, và đương nhiên có câu chuyện không vướng mùi tiền nhưng lại chạm vào những linh hồn khát khao, thổn thức. Cho nên, thời kiểu gì, người kiểu nào thì công thức thành công sẽ rất khác nhau. Làm gì có mẫu số chung cho những bài toán mà input đầu vào hoàn toàn khác nhau như thế. Thời thế khác. Hoàn cảnh khác. Xuất phát điểm khác. Giá trị cốt lõi khác. Giấc mơ khác. Khả năng khác.... Tất cả đều là biến số. Làm sao gán công thức thành công của người này người nọ cho mấy người kia? Và thành công được định nghĩa ra sao? Mỗi người lại vẽ thế giới bên kia cầu vồng rất khác. Thành công, theo công thức và truyền thông của xã hội khác, theo mong muốn của từng cá nhân lại khác. Cho nên, ta có thể chạy theo số đông, sống theo áp lực bầy đàn, show thành công theo góc nhìn của họ. Hoặc, ta có thể lựa chọn là mình, hạnh phúc với khái niệm “thành công” của cá nhân mình, mặc kệ họ nghĩ sao. Lựa chọn, là ở ta thôi. Lựa chọn nào cũng OK. Có điều, khi đã lựa chọn rồi, thì nên tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của chính mình. Đừng có nghĩ một đằng, làm một nẻo. Đời, có công thức nhưng chưa bao giờ là công thức. Hành trình của người khác chỉ có thể là điểm tựa reference - tham khảo cho những thế hệ đi sau. Công thức là do mỗi người tạo ra cho hành trình cá nhân của bản thân mình. Đừng đúc i sì công thức của họ vào cuộc đời mình. Cũng đừng đúc i sì công thức đời mình vào cuộc đời của một ai đó khác. Recipe for success - công thức thành công của ai người đó tự "eureka!" khi tìm thấy. Và hành trình tìm ra công thức của chính mình có khi còn hào hứng hơn là công thức được tìm ra.... Định nghĩa thành công của Bill Gates... và chẳng liên quan gì đến tiền bạc hay quyền lực Mỗi người chúng ta định nghĩa “thành công” khác nhau, nhưng rất nhiều người Việt Nam tôi gặp đều đo sự thành công bằng những thứ rất “sừng sững” như tiền, chức vị, danh vọng, hay quyền lực…. Hôm trước đọc một bài phỏng vấn Bill Gates và ông định nghĩa thành công là “making a difference and taking care of the people closest to you – tạo ra sự khác biệt cho thế giới và quan tâm chăm sóc người thân”. Ông ví dụ về việc tạo ra sự khác biệt như “inventing something or raising kids or helping people in need – sáng tạo ra cái gì đó mới, nuôi trẻ thành người, hay giúp đỡ người khác”. Tôi đặc biệt thích định nghĩa này về sự “thành công”. Bản thân đã bôn ba khắp các phương trời, hôm trước được người ta đưa đón bằng limo về khách sạn 5 sao tại Dubai, hôm sau xắn quần lội mưa ở Cà mau, ngồi ngoài đường ăn mỳ gói chờ đến giờ nói chuyện với sinh viên trường đại học. Nếu hỏi tôi sung sướng nhất, hạnh phúc nhất là gì, đó là khi bạn nhìn thấy một ánh mắt đang sáng dần lên vì tìm được cho mình một hướng đi mới trong đời. Trong một buổi chia sẻ về bí mật Ra Thế Giới, tôi có nói “Đừng nhìn người khác như cơ hội. Khi bạn chỉ nhìn thấy cơ hội, bạn sẽ chẳng đi xa. Hãy nhìn bằng trái tim và thấy một con người cần được quan tâm, giúp đỡ. Hãy sống bằng cái tâm bất vụ lợi, kết nối và giúp người. Rồi mọi thứ khác sẽ tự động đến mà thôi. Bí mật? Không có bất kỳ bí mật nào!” Make a difference – Hãy tạo ra một sự khác biệt cho mọi người xung quanh, cho cộng đồng mà bạn đang thuộc về, cho xã hội. Đó chính là điểm khởi đầu của một hành trình vươn đến “thành công”. Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Nội lực là gì?

    Đến đây chúng ta đều hiểu rằng thành công đến từ sự dựa dẫm của ta vào chính bản thân ta, không ai khác. Và người thành công là người tìm ra, nuôi dưỡng và phát huy được nội lực của mình, chứ không từ trợ lực vay mượn từ bất kỳ nguồn nào khác. Vậy câu hỏi đặt ra là: "Nội lực là gì? Làm sao để xây dựng nội lực?" Đã gọi là nội lực, thì nó không đến từ bên ngoài, không phải là kiến thức kỹ năng ta nạp vào, không phải là năng lượng ta vay mượn từ sự truyền cảm hứng của ai đó, mà nó là sức mạnh vô song của sự tự nhận thức, của sự chuyển hoá và tin tưởng tuyệt đối vào năng lực bản thân trong mọi hoàn cảnh, trường hợp. Người xây dựng được nội lực sở hữu những năng lực sau: Nhận thức được cách vận hành của thế giới bên ngoài Hiểu & chuyển hoá bản thân Quản trị được bản thân Tự tin và phát huy tiềm năng vô tận của bản thân 1. Hiểu cách vận hành của thế giới bên ngoài Người có nội lực nhận thức rất rõ rằng tất cả những qui định, áp chế, luật lệ từ thế giới bên ngoài chưa chắc đã tốt, chưa chắc đã đúng, chưa chắc đã phù hợp với thế giới nội tâm và con người thật của mình. Ví dụ, ba mẹ nói rằng phải học đại học ngành kinh tế mới có tương lai chẳng hạn. Niềm tin này được sinh ra từ hiểu biết, hoàn cảnh hay niềm tin được truyền lại từ trước của ba mẹ, và giờ đây nó được truyền tiếp sang cho bạn. Nhưng niềm tin này hoàn toàn không đúng. Có rất nhiều ngành nghề khác nhau tương ứng với đam mê, thiên hướng của bạn và rất có tương lai. Nếu bạn tin vào niềm tin được truyền tải lại này, rồi chọn học đại học ngành kinh tế trong khi bạn hoàn toàn không yêu thích nó, bạn sẽ trải qua thời kỳ khủng hoảng học không nổi vì quá chán, quá thiếu động lực, ép buộc bản thân làm điều mình hoàn toàn không yêu thích hay là thế mạnh. Bạn có thể cảm thấy bất lực, thất chí, và muốn buông bỏ tất cả để chạy trốn. Bạn sợ hãi không biết phải đối diện sao với bản thân, với ba mẹ, với xã hội. Có khi, bạn sẽ cố gắng vượt qua được, tốt nghiệp rồi đi làm, nhưng thật ra chỉ tồn tại cho qua ngày chứ không hề sống. Có khi bạn trôi lơ ngơ như thế 10 năm, 20 năm, làm tất cả nghĩa vụ và biểu hiện "tiêu chuẩn" của xã hội cho gia đình vui lòng, nhưng sâu bên trong bạn đã "chết". Khi hiểu được nguyên lý và cách vận hành này của thế giới bên ngoài và tác động của nó lên bản thân, bạn sẽ dành thời gian đi vào sâu bên trong, tìm hiểu những giá trị, niềm tin, thiên kiến định kiến cá nhân bị tạo nên bởi sự nhồi nhét ép buộc của thế giới bên ngoài. Bạn cũng tìm hiểu xem những hệ thống du nhập từ bên ngoài này đã ảnh hưởng đến cách bản thân vận hành, đưa ra quyết định, lựa chọn và nhận lãnh cảm xúc. Khi hiểu được những "nút thắt" khiến cho bản thân vận hành một cách auto pilot - theo chế độ không người lái, nghĩa là chỉ ngoan ngoãn đi theo sự sắp đặt sẵn có của những bộ luật của thế giới bên ngoài, bạn sẽ biết rất rõ cách để chuyển hoá bản thân và nhờ đó mà tạo ra nội lực. 2. Hiểu và định hướng chuyển hoá bản thân Sau khi đã hiểu tác động của thế giới bên ngoài, bạn sẽ sẵn sàng để "giải phóng" bản thân khỏi mọi sự đô hộ của nó, và bắt đầu hành trình chuyển hoá bản thân, lấy lại tự do và chủ quyền để lèo lái cuộc đời của chính mình. Bạn sẽ cần quyết tâm, cần sự kiên trì rèn luyện để xoá bỏ những thói quen auto pilot trước đây, sẽ cần tư duy suy nghĩ và nhận thức, phản tư về mọi hành vi, cảm xúc vô minh của mình hàng ngày hàng giờ và luyện tập thói quen mới để thay đổi nó. Điều này đòi hỏi một quá trình thay đổi, buông bỏ, hiệu chỉnh, xây dựng thói quen mới liên tục và kiên định. Nhưng khi bạn đã hiểu cách thế giới bên ngoài vận hành, cách bộ não của mình vận hành theo kiểu auto pilot, bạn sẽ hiểu và định hướng được đâu là sự chuyển hoá cần thiết mà bạn cần kiên tâm theo đuổi. 3. Quản trị bản thân Khi đã có mục đích và định hướng chuyển hoá bản thân rồi, thì bạn cần một cái la bàn, một cái bản đồ để chuyển hoá. Bản đồ này gọi là hành trình "quản trị bản thân". Bạn sẽ phải học gì, rèn luyện gì, ra sao để bản thân mình quản trị được bản thân mình, tránh cho bản thân rơi ngược lại vào tình trạng bị "chăn dắt" một cách tự động bởi quá khứ, bởi thế giới bên ngoài, bởi sự vận hành dựa trên cách tiếp cận tìm kiếm và ngăn ngừa "rủi ro" của não. Bản đồ này tôi đã soạn thành khoá học Self-management - Quản trị bản thân trên blog sẵn cho bạn. Nếu chưa học, bạn cần dừng lại ở đây, quay về học khoá đó trước khi tiếp tục khoá học này. 4. Tự tin và phát huy tiềm năng vô tận của bản thân Đây là giai đoạn gặt hái thành công với niềm vui, nguồn năng lượng, và hạnh phúc bất tận. Khi đã qua 3 giai đoạn trên, bạn sẽ không còn bị ảnh hưởng của bất kỳ điều gì xảy ra bên ngoài, dù đó là khuôn mẫu của xã hội, sự dẫn dắt của đám đông, hay lời nói, hành động, sự khen chê, cảm xúc vô tội vạ của bất kỳ ai khác. Thế giới bên ngoài dù có ra sao, dù nắng hay mưa, an lành hay giông bão, dù có Covid hay bất kỳ rủi ro nào khác, tất cả cũng chỉ là thế giới bên ngoài, và nó hoàn toàn không tác động được gì đến thế giới bên trong. Dù gió to sóng lớn ở ngoài kia, trong này bạn vẫn an yên, bình tâm, ung dung tự tại. Đây là lúc bạn hoàn toàn dựa dẫm vào chính mình, vào chính khả năng giải quyết vấn đề khi nó xảy đến với mình, vào tiềm năng vô giới hạn của bản thân mình. Ai cũng sở hữu tiềm năng vô giới hạn. Khác chăng là có người kích hoạt được nó có người không. Nhưng muốn kích hoạt được nó, bạn cần phải trải qua 3 giai đoạn trên mới có thể release - giải phóng được tiềm năng vô giới hạn sẵn có trong con người bạn. Khi bạn hiểu ra, điều khiển và phát huy được tiềm năng vô giới hạn của bản thân, đó là lúc bạn có nội lực, và không còn gì trên đời này có thể ngăn cản một khi bạn đã chọn làm điều gì đó cho bản thân hay cho cộng đồng. Bất kỳ điều gì bạn đã chọn để làm theo mục đích và giá trị của bản thân mình, bạn đều sẽ làm cho thành công rực rỡ. Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Học hiệu quả

    Dù bạn là học sinh, sinh viên, người đi làm hay doanh nghiệp, tất cả chúng ta đều phải làm một việc giống nhau, life-long learning - xây dựng thái độ học cả đời. Nếu đã nói thế kỷ 21 là bất định, khi mọi khái niệm và trật tự bị tái định nghĩa bởi công nghệ, học chính là chìa khoá để hội nhập. Nhưng thời gian thì chẳng ai có nhiều. Do đó, hiểu cách bản thân học hiệu quả nhất là điều cực kỳ quan trọng đối với từng cá nhân. Trước đây khi làm việc cho tập đoàn tại Úc, tôi thường dự nhiều khoá huấn luyện theo chương trình công ty. Đồng thời, cũng được huấn luyện khoá Train-the-trainer, nghĩa là tập huấn kỹ năng huấn luyện. Thường thì, việc đầu tiên chúng tôi được tập huấn, luôn luôn là cách học. Mỗi người chúng ta học rất khác nhau. Có thể bạn học khi nghe, nhưng chưa chắc người kế bên đã thế. Đối với người học, bạn cần hiểu để chọn đúng khóa học phù hợp với bản thân mình. Đối với người huấn luyện hay giảng dạy, nên cân nhắc xây dựng bài giảng sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, hỗ trợ nhiều cách tiếp thu khác nhau cho lớp học. Và nên nhớ là, không phải chỉ có giáo viên mới dạy, người đi làm rất thường phải huấn luyện cho nhân viên, đối tác của mình. Do đó, kỹ năng huấn luyện là kỹ năng cực kỳ quan trọng cho người lãnh đạo. Bạn suy nghĩ xem mình thuộc tuýp nào nhé: 1. Visual leaners – Học qua hình ảnh: tuýp này học tốt nhất khi tiếp cận với các dạng hình ảnh như biểu đồ, bản đồ, ngôn ngữ hình thể. Nhóm này khi nhìn thấy chữ quá nhiều, quá dài, hay phải nghe giảng bài mà nói nhiều quá, họ sẽ trở nên khó chịu và mất hứng học. Đối với tuýp này, bài huấn luyện cần câu chuyện, biểu đồ, sử dụng màu sắc để làm nổi bật những điểm quan trọng. 2. Aural/auditory learners – Học khi nghe: tuýp này học tốt nhất khi lắng nghe chỉ dẫn và thảo luận. Nhóm này, khi tiếp cận hình ảnh không liên quan lắm hay bị yêu cầu làm thử hoạt động gì mà họ không quen, chưa hiểu thì trở nên khó chịu. Đối với tuýp này, cần hỏi nhiều câu hỏi, giải thích cặn kẽ để giúp họ có căn cứ tìm hiểu những ý tưởng mới và ghi nhớ những điểm chính của vấn đề. 3. Read/Write learners – Học qua đọc viết: tuýp này học tốt nhất khi đọc và ghi chú. Đối với nhóm này, nếu thảo luận dài dòng không ghi chú, hay phải ngồi xem demo mà không có bản thuyết minh, họ sẽ chán và quên hết. Đối với tuýp này, phải có phát hand-out, nghĩa là các ý tưởng chính hay biểu đồ được in ra để giúp họ ghi nhớ, và nên cho họ thêm tài liệu về nhà đọc. 4. Kinesthetic learners – Học khi làm: tuýp này học tốt nhất khi được thực hành. Cho đọc hay nghe mà không có ví dụ cụ thể họ sẽ chẳng thể nào học vô. Đối với nhóm này, nên cho thực hành, tạo nhiều hoạt động, dự án thật. 5. Multimodal leaners – Học qua sự kết hợp: nếu bạn không có một cách học nhất định nào như 4 loại trên, bạn thuộc dạng tổng hợp, nghĩa là bạn cần sự kết hợp của những cách tiếp cận trên để học tốt nhất. Người thuộc tuýp này cần tìm hiểu mình nghiêng về hình thức tiếp cận nào nhiều hơn để đỡ mất thời gian xử lý thông tin giống nhau bằng nhiều cách khác nhau. Dù bạn đang học hay đang dạy, hiểu mình học thế nào và hiểu người khác học thế nào sẽ giúp bạn học và d