top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 1687 mặt hàng cho ""

  • Thế nào là cuộc trò chuyện chất lượng?

    Có bạn gởi tin nhắn vào blog hỏi tôi như thế. Câu trả lời là không có câu trả lời, vì chất lượng là thứ được định nghĩa khác nhau với mỗi cá nhân, còn cuộc trò chuyện chất lượng nữa thì lại càng cực kỳ mang tính cá nhân hoá, tuỳ thuộc vào expectation - mong muốn của mỗi người khi tương tác với từng đối tượng. Có khi chuyện bông đùa vui vẻ, nói tàm xàm cho xả stress với bạn bè, dô dô uống bia là một cuộc trò chuyện thú vị & chất lượng. Có khi người nói và người còn lại chỉ lắng nghe là một cuộc trò chuyện chất lượng. Cũng có khi, chủ đề rất đời, rất chạm, và việc chia sẻ góc nhìn cho nhau là một cuộc trò chuyện chất lượng. Cũng có khi, phản biện sôi nổi để tìm ra điểm giao trong tư duy và quan điểm là một cuộc trò chuyện chất lượng. Cho nên, thật ra thì, thứ gì nó làm cho bản thân mình thấy hay ho, thoả mãn, giá trị, đúng thứ mình đi tìm thì nó chất lượng thôi. Chất lượng với từng cá nhân là những định nghĩa khác nhau, không cách nào mang công thức của người này ép vào người kia. Càng không thể đi tìm định nghĩa có sẵn để vin vào. Nhưng vì bạn đã hỏi, nghĩa là thật tình không biết thứ mình đang tìm kiếm, nên tôi sẽ chia sẻ quan điểm đi tìm cuộc trò chuyện chất lượng qua 3 câu hỏi như sau. Tôi mong chờ gì ở cuộc trao đổi, nói chuyện này? Mình đi tìm ai nói chuyện thì việc đầu tiên là mình phải biết tại sao mình lại cần nói chuyện, để đạt được mục tiêu gì, hay để tìm câu trả lời gì. Không ai đi tìm người khác nói chuyện khi chẳng biết nói gì và chẳng biết để làm chi. Có khi, mình chưa biết nói gì, nhưng biết rất rõ mình cần gặp ai đó vì năng lượng của họ tốt, vì họ lắng nghe không phán xét, vì họ là người luôn chân thành khi đưa ra nhận xét, vv. Vậy, thì thật ra mình cũng có mong chờ đó chứ đâu phải không, cho dù người đối diện có nói gì hay không. Khi biết rõ mình muốn gì rồi thì mới đi tìm người để trao đổi. Còn khi bản thân không biết mình muốn gì đừng đi làm phiền hay mất thời gian người khác. Sợ nhất là những người nói lòng vòng, không đầu đuôi, nói quá trời nhưng thật ra là chẳng nói gì, nói lan man không có chủ đích, kiểu gặp ai cũng xả van kể lể đủ thứ trên đời. Ai cũng có việc phải làm, phải lo, phải quan tâm. Cho nên, cần gì thì nói đúng việc đó thôi, đừng lan man người ta vừa mệt vừa không biết mình tìm họ để làm gì. Bạn bè, người thân thì khác, tâm sự chuyện nọ xọ chuyện kia cũng chẳng sao. Không thì, người ta nghe vừa mệt vừa phiền lắm. Đây có phải đúng người để giúp tôi đạt được điều mình mong chờ hay không? Mình biết mình muốn tìm gì, nói gì, trao đổi gì rồi thì chuyện tiếp theo là phải tìm đúng người để nói. Chuyện nhỏ xíu đừng đi phiền người lớn. Đừng bao giờ lấy dao mổ bò đi giết gà. Cái gì cũng phải đúng người đúng việc. Vậy làm sao để biết việc gì hỏi ai? Có 3 câu hỏi bạn tự hỏi mình để tìm ra câu trả lời cho việc cần hỏi ai: Việc này tôi tự tìm câu trả lời được không? Có khi chỉ cần google là ra, ví dụ chị ơi sách này em mua ở đâu? Trời ơi mua ở đâu google là ra tất tần tật những chỗ bán rồi còn hỏi nữa? Giờ mua sách thì mua trên sàn thương mại điện tử hay mua trên tiktok shop đó, khỏi đi đâu luôn chớ hỏi gì? Việc này bạn bè, đồng nghiệp, người thân xung quanh tôi ai giúp tôi dễ dàng nhất? Ví dụ làm sao để tạo tài khoản học e-learning chẳng hạn, bạn không cần chuyên gia giỏi giang nào để chỉ bạn hết. Chỉ cần hỏi đứa bạn cùng lớp, đồng nghiệp công ty, đứa em trong nhà là ra. Vậy thì đừng vác câu hỏi đó đi hỏi một chuyên gia hay mentor ghê gớm vĩ đại nào đó làm gì. Hỏi người ta cho là ngớ ngẩn, có chuyện nhỏ vậy mà cũng đi hỏi và lại hỏi không đúng người, chứng tỏ mình tâm hơ tâm hất, không hề bỏ chút tâm vào chuyện của bản thân. Chuyện của bạn chớ có phải chuyện của người ta đâu mà cứ lướt lướt như tóp tóp, đụng đâu hỏi đó, không chút nghi thức xã hội nào. Cho nên, muốn hỏi cũng phải nhìn người. Đừng có vạ đâu hỏi đó, ha. Việc này có phải hết cách rồi, giờ cần phải hỏi mentor hay chuyên gia không? Còn cách nào khác để tìm ra câu trả lời không? Nếu thật sự đã tìm hết cách mà vẫn chưa tìm ra thì lúc đó mới phiền tới quyền trợ giúp ha. Người thành công, mentor, chuyên gia người ta rất quý thời gian. Nếu dành thời gian cho bạn, thì việc nó phải đáng, có giá trị thật sự người ta mới làm, không thì ai rảnh đi trả lời ba câu hỏi loạn xạ, không mục đích làm gì. Thời gian đó để người ta lo cho bản thân không tốt hay sao? Cho nên, mình nên học cách quý trọng quan hệ bằng cách đừng xài quan hệ bừa bãi và lung tung nha các bạn. Tới đây thì biết cần phải tìm ai hỏi ai rồi ha. Cứ phải từ từ bình tĩnh theo lớp theo lang chớ không chụp giật được đâu nha. Mình nên trao đổi bao lâu và qua hình thức nào là tốt nhất? Ai cũng muốn gặp mặt, cà phê nói chuyện giông dài. Có điều, không phải ai cũng có đủ thời gian để lê từ cuộc này sang cuộc khác. Những gì cần trao đổi mang tính thông tin, giải đáp thắc mắc, hỏi ý, hội ý nhanh thì tốt nhất là ngắn gọn qua các kênh digital là đủ. Giờ quá trời loại kênh rồi, các kiểu nền tảng tin nhắn, gọi video, họp online, vv. Một cuộc trao đổi chất lượng có khi chỉ cần 15 phút là xong, chẳng cần chạy lòng vòng ngoài đường cho tốn xăng, hại môi trường và thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, chuyện gì cần trình bày, bày tỏ cảm xúc, tâm sự chia sẻ nhiều và dài thì chắc có khi gặp mặt sẽ hiệu quả hơn. Nhưng gặp cũng phải để ý gặp ở đâu, hoàn cảnh môi trường thế nào để dễ chia sẻ nữa chứ không phải đụng đâu chia sẻ đó. Môi trường mà không đúng, không tốt, không chuẩn bị đàng hoàng thì cuộc nói chuyện sẽ bị nhiễu, bị ảnh hưởng, không chất lượng nổi. Rồi, thì đó là chuyện của mình. Còn bây giờ là chuyện của người ta. Mình phải tự hỏi, ủa mắc mớ gì người ta phải nói chuyện với mình, giải đáp thắc mắc cho mình, hỗ trợ giúp đỡ mình? Nhớ ha, trên đời này không ai tự nhiên rảnh phải đi lo cho bạn hết. Ai cũng có việc của người ta để lo, không ai rảnh đâu. Nhưng nếu người ta sẵn lòng chia sẻ thời gian và tri thức của người ta với mình thì, mình đang hưởng phước đó. Mà đã hưởng phước, thì lo mà biết ơn và tích phước. Không có thứ tài khoản nào trên đời này mà rút hoài không phải deposit vào đâu. Nhờ người thì phải biết trước biết sau, biết mang ơn và trả ơn, cho dù người ta không trông đợi. Cái tâm của mình ở đâu thì cái may cái mắn của mình ở đó. Ai chỉ biết ích kỷ bòn rút cho bản thân mà chẳng bao giờ biết give back thì trước sau gì cũng cạn kiệt về nguồn lực quan hệ. Mà không còn quan hệ thì chả làm được gì nữa trong đời. Cho nên, được một cuộc trò chuyện chất lượng thì nhớ là mình đã mang ơn, lo mà tìm cách trả, ha. Hỏi thì trả lời vậy thôi. Cũng không biết có giúp ích được cho ai. Có điều, có câu trả lời rồi thì nhớ mà phản tư về cách mình đã trò chuyện bao năm qua xem có chất lượng không, có bỏ tâm vào đó cho nó chất lượng không, có chuẩn bị cho nó trở nên chất lượng không. Vậy đi ha.

  • Cách ta làm thể hiện người ta là 

    Tính mình trước giờ luôn chăm chỉ, đã nhận hay cam kết làm gì thì sẽ bỏ tâm vào làm cho ra lẽ, luôn suy nghĩ làm sao, làm gì để có kết quả tốt nhất, và mỗi khi xong việc luôn phản tư để tìm cách làm tốt hơn cho lần sau. Tôi chẳng bao giờ ngại việc khó, việc nhiều, việc không phải của mình, hay tìm cách né tránh, lười biếng, không làm mà hưởng, cũng chẳng bao giờ để tâm tới chuyện mình là hình ảnh thế này thế nọ nên phải tỏ ra thật sếp. Khi cần rót nước bưng trà thì vẫn làm một cách hết sức tận tâm và vui vẻ, chỉ vì mình quan tâm chứ chẳng phải vì ai khác đang nhìn. Qua bao nhiêu năm, tôi nghĩ đó chính là lý do khiến tôi gặp nhiều may mắn. May mắn không phải vì mọi thứ thuận lợi theo kiểu từ trên trời rơi xuống, mà may mắn vì được nhiều người level cao hơn mình họ để ý, ghi nhận và cất nhắc, tạo cơ hội. Khi được tạo cơ hội, bản thân lại càng trân quý cơ hội và luôn đầu tư hết tâm sức của mình vào từng cơ hội đó. Chỉ vậy thôi. Cách bạn làm thể hiện rõ rệt nhất con người của bạn. Ai cũng nghĩ, việc gì có lợi nhất cho mình thì mình còn lo làm sống chết. Việc có vẻ không có lợi hay việc chung của tập thể thì mình không cần phải tốn công tốn sức làm chi, qua loa hay lượn lờ chút, có hương có hoa là đủ. Có điều, người ta quên rằng, cách bạn làm một việc chính là cách bạn làm mọi việc. Nó thể hiện tâm thế, tính cam kết, và tư duy của một con người. Vấn đề chưa bao giờ là việc này có lợi cho mình kiểu gì, mà vấn đề là bạn có nhận lãnh trách nhiệm hay không. Nếu không, thì chẳng có chuyện gì để nói. Nếu có, một khi đã nhận lãnh, thì đó là cam kết của bản thân đối với điều mình cam kết, nghĩa là mình đang lấy uy tín cá nhân ra để bảo kê cho công việc đó. Nếu việc không ra gì, không tới đâu thì có phải là nó đang hạ thấp uy tín cá nhân của mình không? Uy tín cá nhân, cái brand của mình mà mình còn không xây dựng và gìn giữ thì, ai người ta tin mình, ai người ta dám trao cơ hội cho mình, ai người ta dám cất nhắc mình trên hành trình tiếp nối? Làm việc với các bạn trẻ, dù là trong cái thời mỗi người là một thương hiệu cá nhân này, nhưng tôi nhận thấy nhiều bạn không quan tâm. Thật sự cũng không biết là không quan tâm hay vì đã quá quen cái sự qua loa nên cho rằng đó là chuyện thường tình. Việc là việc, tôi là tôi, không liên quan gì đến nhau. Nhưng các bạn nghĩ đi, người nói mãi mà không làm thì thất tín. Người nói làm nhưng chỉ làm cho có là vô trách nhiệm. Người nhận lãnh trách nhiệm nhưng phủi bay hoặc chẳng tận tâm tận lực chút nào là người không đáng tin cậy. Dù việc đó là gì, to nhỏ ra sao, quan trọng hay nhỏ nhoi thế nào, hành vi thể hiện con người. Hành vi một khi đã phát ra tín hiệu bạn là người không đáng tin cậy, thiếu trách nhiệm, không có uy tín thì người ta chỉ nhìn vào đó mà đánh giá, rồi cũng vì vậy mà sau này không dám làm chung hay giao thêm bất kỳ việc gì, cơ hội nào cho bạn nữa. Đã không đang tin thì ai giao? Vậy cho nên, nếu thấy mình không được tin cậy thì trước tiên có khi nên nhìn lại chính mình, xem xét lại hành vi của mình trước đã. Có khi, bạn đang vô tình hay ngây ngô thể hiện không tốt về chính bản thân mình. Rồi giờ, cho dù bạn đang thể hiện như thế nào đi chăng nữa, chỉ cần nhớ là bản thân mình có thể thay đổi. Cái lợi là khi mình thay đổi thì nhiều cơ hội mới, nhiều hơn và to lớn hơn mình nghĩ nó sẽ mở ra, sự may mắn sẽ bắt đầu gõ cửa, đơn giản vì người ta nhìn thấy sự tận tâm, sự chuyên nghiệp & khả năng của bạn. Thử nghĩ xem cơ hội lớn nó đến từ đâu. Chắc chắn không bao giờ đến từ chuyện bạn xem thường và không làm tốt chuyện nhỏ. Ngược lại, chỉ vì mình coi thường và làm qua loa chuyện nhỏ nên mất luôn cơ hội lớn, vì ai người ta dám giao cho bạn chuyện lớn khi chuyện nhỏ bạn còn làm chẳng ra gì. Nhớ giùm ha, luôn hỏi mình 3 câu hỏi sau đây khi đưa ra lựa chọn hay quyết định làm bất cứ việc gì. Tôi có quyết định nhận việc này không? Đừng bao giờ nhận đại bất kỳ việc gì. Suy nghĩ cho kỹ xem bản thân mình thời gian, nguồn lực và khả năng thực hiện hay không. Nếu có thì nhận, không thì thôi. Đừng vì cả nể, ham hố, lười suy nghĩ mà nhận đại. Nhận đại khi chưa suy nghĩ kỹ mình có thể làm tốt hay không nghĩa là bạn đang vô trách nhiệm với bản thân. Nhận rồi làm không xong thì mặt mũi nào mà nhìn người khác. Nhận mà bơi bơi trong đó, chờ người ta push mới nhảy chồm chồm vào quậy một hồi rồi lại lặn tăm thì thiệt tình là quá tào lao, thiếu professional, không đáng được tôn trọng. Tôi có quyết định nhận hay không, vì nhận nghĩa là phải cam kết tận tâm tận lực với những gì mình sẽ làm, để đạt được kết quả xuất sắc nhất. Brand của bạn mà. Bạn muốn brand mình nổi lều phều chẳng ai coi ra gì, hay bạn muốn brand của mình thật sự mang lại dấu ấn? Đó chẳng qua là cách bạn thể hiện bản thân mình thôi, chẳng ai khác có thể làm thay được, và cũng chẳng phải chuyện hình ảnh trau chuốt bề ngoài đâu bạn à. Tôi làm gì để việc tôi nhận đạt được kết quả hơn cả mong đợi? Không nhận thì thôi. Đã nhận thì, phải focus, bỏ tâm bỏ sức ra mà làm cho nó xuất sắc hơn có thể. Người giỏi và người thành công là như thế. Họ không bao giờ làm cho có, qua loa, đùn đẩy, mà luôn nhận trách nhiệm và làm mọi thứ có thể để việc mình làm đạt level được ngưỡng mộ. Cũng chính vì vậy mà họ hơn người khác. Cũng chính vì vậy mà họ thành công hơn 80% những người còn lại trong cuộc đời này. Cuối cùng, bạn có muốn thành xông không? bạn có muốn được tôn trọng và ngưỡng mộ không? Nếu có thì đâu còn cách nào khác là phải chứng minh được sự xuất sắc của chính mình trong từng công việc chi tiết, cụ thể mà bạn đang thực hiện. Tôi học được bài học gì để lần sau làm tốt hơn nữa? Có một điều đã trở thành thói quen của tôi và cũng nên trở thành thói quen của các bạn trẻ, đó là phản tư, suy nghĩ xem sau 1 dự án, một công việc, một chương trình thì mình rút ra được bài học gì, thứ gì mình làm tốt thứ gì chưa để cải tiến cho những lần sau. Con người tiến bộ là nhờ như thế, là mỗi lần làm gì lại làm tốt hơn một chút. Nếu một việc làm 10 lần mà kết quả y như nhau thì bạn đang dậm chân tại chỗ, chẳng biết hay dở ở chỗ nào, chẳng biết xuất sắc được định nghĩa lại ra sao. Cho nên, làm xong không phải là xong. Làm xong là khi ta có thể chở những bài học hiện có vào cho những công việc và dự án mới, để mình suất sắc hơn mỗi ngày, tiến bộ hơn mình hôm qua, pro hơn những lần phía trước. Chuyện cũ, nhưng nói hoài vẫn mới. Mong là các bạn trẻ Việt Nam sẽ để tâm hơn, đừng trôi tuột qua cuộc sống mỗi ngày mà quên xây dựng và giữ gìn thương hiệu cá nhân của mình. Không giữ, thì đừng hỏi tại sao người ta không trao cho cơ hội. May mắn đến từ sự tận tâm của bạn, không đến từ may rủi phong long, nhé.

  • 3 trở lực khiến bạn giao tiếp không hiệu quả 

    Nói đi nói lại, nói đến mòn cả lưỡi thì cuối cùng mọi vấn đề mà mình gặp phải khi làm việc với các bạn trẻ vẫn quay về là chuyện giao tiếp. Làm chung đội mà không trao đổi với nhau, không rõ ràng về thông tin và phân công công việc ai làm gì khi nào xong để còn brief đoạn tiếp theo cho người khác. Nhiều người lại còn không hiểu chuyện bản thân mình làm không xong, trễ deadline ảnh hưởng đến gì tới ai hay đến mục tiêu chung. Và khi đã xảy ra chuyện thì cách hành xử chung là im luôn, chờ tới khi bị dí tới thì đổ thừa, giải trình này nọ đủ thứ cho qua, dù kết quả vẫn cứ là zero. Ủa, nói chi nhiều vậy cho mất thời gian khi việc nó không chạy? Có lẽ một trong những tình huống khiến tôi nổi cơn nhiều nhất là thứ này, nói lòng vòng loanh quanh mà chẳng mang lại chút ảnh hưởng nào. Như vậy, giao tiếp có vấn đề là vấn đề nằm ở đâu? Bản thân mình biết thì mới có thể tìm ra nút thắt để mà giải nó, chớ không lẽ mình thấy vấn đề mà cứ vậy làm hoài, cứ vậy để cho bản thân và đội nhóm lâm vô tình cảnh đó hoài? Giao tiếp không hiệu quả thì chả làm được việc gì khác, vì chẳng có việc gì mà không cần giao tiếp cả. Không nói, im im thì ai mà biết đường đâu mà lần. Cuộc sống hay sự nghiệp gì cũng thế. Nói thì người ta mới biết, chia sẻ thì người ta mới hiểu, trao đổi thì mới có cộng tác. Giờ ai đang bị lâm vào cảnh này, mà tôi chắc chắn là 80% người đang đi làm lâm vào tình cảnh này, thì đi tìm gỡ 3 nút thắt dưới đây thử xem nhé. Trở lực 1: Giả định Hỏi thì không hỏi, không biết thì không tìm, không hiểu thì không làm rõ, nhưng mà cứ em nghĩ, em cho là, em tưởng. Cái bệnh em nghĩ em tưởng này là căn bệnh thời đại kinh hoàng nhất của các bạn trẻ. Có người bệnh vì lười, không chủ động tìm hiểu. Có người bệnh vì thói qua loa, sao cũng được, kệ chắc là vậy thôi mà, có gì ghê gớm lắm đâu, có sai chắc cũng chẳng chết thằng Tây nào. Cái tính qua loa đó nó lậm vào người, làm gì cũng lơ mơ cho có, cho xong, thời gian còn để lướt tóp tóp hay chụp hình khoe FB. Có người thì thiếu kỹ năng sàn lọc thông tin, thiếu tư duy phản biện, vớ được cái gì nói đại cái đó, cũng chắc nó đến từ nguồn nào, đáng tin không, có căn cứ gì để xử lý không hay thật ra chỉ là tin vịt? Vậy mà cứ ôm mớ giả định đó làm như đúng rồi, xong quăng ra cho cả đám xông vào giải quyết. Ủa, vấn đề cần giải quyết là cách bạn đặt vấn đề đó chứ có vấn đề gì đâu? Chỉ vì một giả định ngây ngô, thiếu trách nhiệm nào đó mà rối cả đội hình. Khi bản thân mình còn chưa có trách nhiệm với những gì mình chia sẻ, thì bạn nghĩ mình có trách nhiệm chưa với người khác, với cộng đồng? Riết rồi mình nói cái gì ra người ta cũng không tin thì giao tiếp kiểu gì? Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta lại còn sinh ra và lớn lên dựa trên những trải nghiệm hình thành nên quan điểm và hệ niềm tin rất khác. Cùng một vấn đề, ví dụ ai đó tự tin công bố kết quả họ làm được, có người sẽ nghĩ đứa này ngạo mạn, kể công, người khác nghĩ wow sao giỏi quá, người khác lại nghĩ thằng này nổ, chuyện thường thôi mà làm quá chắc có âm mưu gì đây…. Cùng một hiện tượng, sự kiện, người khác nhau sẽ nhìn sự việc khác nhau dựa trên hệ giá trị cá nhân và đó chính là assumption - giả định, định kiến của bạn. Khi ta không đủ độ khách quan, không đủ mở để đón nhận mọi việc xảy ra và không phán xét nó thì ai củng có thể gán cho sự việc những chiếc nhãn xanh đỏ vàng khác nhau tuỳ theo định kiến của mình. Cuối cùng, cái gì là facts - thông tin thật, và thứ gì là cái bị bóp méo, thổi phồng, drama hoá, làm lớn chuyện? Có hay không có trong đó một sự thật mà ta cần công nhận, khi bỏ những mớ emo do con người trang trí thêm vào? Nếu ta không đủ bình tĩnh để nhận rõ bản chất của mọi việc thì, rất dễ rơi vào tình trạng vì ghét cái trò drama trong đó mà bỏ qua luôn sự thật cần ghi nhận. Trở lực 2: Cảm xúc Ôi còn người, động vật xã hội và loài mù quáng vì cảm xúc. Chẳng biết vì sao mình nổi giận nhưng cứ phải đùng đùng la lối, chửi rủa, nói nặng nói nhẹ, quăng chén gõ mâm mới chịu. Một đứa đập chén thì một vạn đứa ở ngoài hô hoán gõ chiêng. Mớ còn lại thì chửi rủa phản đối. Cảm xúc bị thổi bùng. Lớp lớp chia phe, thay nhau đổ thêm dầu và thuốc độc vào. Chuyện ngỡ không có gì bỗng vươn vai thành con mãnh thú. Hả? Có cần phải vậy không? Nghe rất nực cười, nhưng đó lại là thứ ta đang biểu hiện hàng ngày, nghe người vầy nói vầy, thấy người nọ có hành động kia, nghe chuyện kể tam sao thất bản nhưng vẫn cứ rưới cảm xúc vô mà làm cho lớn chuyện. Thật tình với bản thân đi. Làm sao tránh được? Mình là người chứ có phải thánh đâu? Hỷ nộ ái ố là có đủ. Có điều, emo thì nó hỏng chuyện. Có khi cái emo đó nó là người lái, còn bạn chỉ là chiếc xe. Nghe kỳ không? Mình mà chỉ là chiếc xe thôi, còn cảm xúc nó mới chính là ông chủ, lèo lái hành xử, biểu hiện và lựa chọn, quyết định của mình. Cảm xúc đó nó tự động, auto-pilot, tự tra dữ liệu từ kho dữ liệu quá khứ của bạn, thấy biểu đồ nào giống giống thì lấy đó làm nền rồi thiết kế hành động dựa theo đó. Ví dụ, bạn rất ghét những ai nói không rõ ý vì bạn đã từng gặp nạn, gặp khó khăn vì chuyện ai đó nói không rõ ý khiến bạn làm sai chẳng hạn. Trải nghiệm đó nó ghim đó, nó được đưa vào kho data. Sau này cứ đứa nào nói gì không rõ ý là ghét lắm, vì ngay lập tức mình nghĩ là nó đang hại mình. Trên thực tế, có khi người ta chỉ vì run, sợ nói trước đám đông, thiếu tự tin mà nói lắp bắp và không rõ ý. Cho nên, cảm xúc mà không được quản trị thì nó cũng tào lao lắm, điều khiển hành vi con người một cách rất vô minh. Nếu bản thân ta không hiểu và học cách quản trị cảm xúc thì, đời này chẳng cách nào giao tiếp hiệu quả được. Trở lực 3: Môi trường Nói đi cũng phải nói lại, có khi áp lực giao tiếp không hiệu quả nó đến từ chính môi trường bạn đang vận hành. Tổ chức gì mà làm gì cũng không có kế hoạch, nước tới chân mới nhảy lambada thì mọi chuyện nó cứ rối tung rối nùi lên, làm sao mà giao tiếp nói chi tới hiệu quả? Khi chuyện nọ xọ chuyện kia, đổi ý xoành xoạch, dự án không ai quản trị, đường hướng tán loạn từ trên xuống dưới thì cả tập thể đó nó rối chứ không phải một cá nhân nào rối. Này là do lãnh đạo thiếu khả năng dẫn dắt, thiếu khả năng lập kế hoạch và quản trị. Nếu cứ để như vậy thì tập thể đó rối hoài, không có cách nào hiệu quả. Môi trường mà có drama hoài, ví dụ bị khách hàng phàn nàn hoài, toàn đi xử lý sự vụ không cũng chết. Khi sự việc xảy ra, nếu không nhìn rõ tận gốc và giải quyết vấn đề để nó không lặp lại nữa, thì đương nhiên chuyện xảy ra hoài, ngày càng nghiêm trọng và mức độ tổn hại càng ghê gớm. Cả tập thể nếu cứ nháo nhào đi xử lý sự vụ như thế, làm cách nào mà giao tiếp với chả hiệu quả? Cho nên, nếu nhìn thấy nút thắt đến từ môi trường thì ban lãnh đạo của tập thể đó nên bình tĩnh ngồi lại mà tìm cách hạn chế & cải tiến môi trường cho nó tốt hơn. Rồi giờ mình bình tĩnh ngồi xem lại đi ha, trong 3 cái trở lực này thì mình vướng vào cái thứ này, có khi là 2 hay cả 3. Nếu vậy thì từng chuyện từng chuyện mình gỡ. Trở lực 1 và 2 thì học quản trị bản thân và quản trị cảm xúc. 2 bài này tôi đều đã soạn cho bạn học free rồi đừng tìm cách đổ thừa em không có điều kiện. Còn nếu là trở lực 3 thì nên tâm sự với sếp trên để tìm cách gỡ với nhau. Không có gì là không thể nhưng cũng không có gì là có thể nếu bản thân mình không action. Cho nên, giao tiếp hiệu quả hay không là tuỳ bạn đó.

  • 4 VẤN ĐỀ CẦN NHÌN LẠI KHI TEAM CHƯA WORK…

    Có lẽ không chương trình phát triển kỹ năng nào không chạm vào kỹ năng làm việc đội nhóm. Ai cũng biết, từ phòng nhân sự đến lãnh đạo các phòng ban, từ cấp cao đến cấp trung. Và công ty, tổ chức nào cũng lấy kỹ năng làm việc đội nhóm làm nền tảng cho sự thành công trong các chương trình, dự án nội bộ. Bản thân tôi, khi soạn các khoá học miễn phí cho cộng đồng, cũng đã soạn khoá Làm việc đội nhóm hiệu quả vì đương nhiên hiểu rằng kỹ năng này rất quan trọng. Vậy là, ai cũng hiểu, cũng biết, cũng từng học qua, cũng nói về nó như thể đó là điều hiển nhiên mình đã biết, không biết thì thật buồn cười. Nhưng thật tình thì có bao nhiêu người trong chúng ta đang làm việc đội nhóm tốt? Trong quá trình làm việc, tương tác với các bạn trẻ tại Việt Nam, tôi nhận thấy đây là kỹ năng cửa miệng, nói nghe cho sang, kiểu em biết rồi, nhưng hoàn toàn không được rèn luyện và ứng dụng vào thực tế. Không biết bao nhiêu lần tôi đã phải la làng lên, “Làm ơn đi, đừng có làm việc trong những chiếc buồng khoá kín nữa. Mở cửa ra giao tiếp, chia sẻ, brainstorm, tìm giải pháp cùng nhau để tối ưu hoá nguồn lực và tạo ra kết quả chung đi.” Nghe đó, nhưng rồi quên đó, vì tất cả đều nghĩ rằng mình đã học kỹ năng teamwork, nên đương nhiên mình hiểu rồi, còn chuyện không teamwork là lỗi của một ai đó khác. Nếu ai cũng nghĩ vậy, thì ai đang teamwork? Người này đổ thừa hay tin chắc là lỗi của người kia thì cuối cùng là lỗi của ai? Lại là lỗi hệ thống à? Cho nên, chuyện xưa như quả đất, kỹ năng cũ sì đến mốc meo, nhưng nếu cho đến giờ phút này vẫn chưa xài được, chưa thành thói quen, chưa chảy trong huyết mạch và trở thành hành vi tự nhiên thì, đừng nói mình đã biết. Vậy, học rồi, hiểu rồi, tưởng biết rồi mà teamwork nó vẫn không work thì vấn đề nằm ở đâu? Leadership - Khả năng lãnh đạo Không có cái team nào, tập thể nào, cộng đồng nào tồn tại được nếu thiếu một người lãnh đạo, người lái thuyền, người định hướng và hô hào những cá nhân khác nhau gắn kết lại với nhau vì một mục tiêu chung. Người dẫn đầu và dẫn dắt dự án phải là người có khả năng lãnh đạo, tạo ảnh hưởng, hiểu và chia sẻ rõ ràng mục tiêu, kết quả mong muốn, định hướng triển khai, và là người có khả năng thúc đẩy, hỗ trợ, kết nối, giải quyết vấn đề, và không bao giờ khuất phục trước bất kỳ khó khăn thử thách nào. Dễ hiểu thôi, nếu bạn lãnh đạo đội nhóm mà bạn còn bỏ cuộc thì có đứa nào trong team nó kiên định cho được? Nếu bạn là người dẫn dắt mà gặp vấn đề, cả team bị stuck, nhưng bạn không biết cách giải quyết vấn đề thì cả dự án đó nó ì ạch hay vỡ trận đúng rồi. Vấn đề chưa bao giờ là bạn phải biết hết tất cả những thứ team biết. Ai trên đời này mà giỏi hết mọi thứ được. Nhưng ít ra người lãnh đạo phải có kỹ năng và phương pháp giải quyết vấn đề, và quan trọng là, không bao giờ khuất phục trước bất kỳ vấn đề nào. Không có cách này sẽ có cách khác. Giải cho đến khi nào xong thì thôi. Tâm thế đó chính là tâm thế người làm lãnh đạo đội nhóm. Bạn không như thế, thì dự án kiểu gì cũng sẽ fail thôi. Cho nên, nếu dự án không chạy, thì trước hết là cần nhìn lại leadership - khả năng lãnh đạo của người dẫn dắt. Team structure - Cơ cấu đội ngũ Tại sao đánh cờ đúng con cờ nào phải nằm ở vị trí đó? Tại sao phải có con pháo con tốt con xe? Tại sao trong team phải có người này người nọ người kia? Họ đóng vai trò, vị trí gì trong tập thể đó? Mình cần họ có chuyên môn gì để bổ sung gì cho nhau? Họ có điểm mạnh gì có thể đóng góp cho dự án? Ai trong số họ là con xe con pháo? Ai trong số họ là con tốt con mã? Mình lập ra một cái team thì mọi vị trí, con người bổ sung vào team đó nó phải make sense. Mình phải biết tại sao họ ở đó. Họ phải biết tại sao họ ở đó? Khi họ là những mảnh ghép để tạo nên một bức tranh kỳ diệu thì bạn có A-team. Bằng không, một đám lố nhố không biết tại sao mình ở đây, giá trị mình ở đâu, vị trí mình thế nào trong cái team này thì bạn đang có một đội quân ô hợp, tá lả bùng binh, nhìn rất hùng hậu nhưng hoàn toàn vô dụng. Sorry chuyện này phải nói thẳng, vì thật ra đang có nhiều đội quân ô hợp như thế ở ngoài kia. Tôi hay chia sẻ rằng, tôi chỉ cần ít người nhưng tinh nhuệ, rất sợ đông người nhưng vô dụng. Cho nên, nếu dự án đang không chạy, thì chuyện thứ 2 cần nhìn lại là cấu trúc của team, xem đó là A-team chưa hay chỉ là một đội quân ô hợp, mạnh ai nấy làm lung tung, chẳng thứ nào vào thứ gì, nhìn rất bận rộn nhưng không có thứ nào đóng góp cho mục tiêu, hoặc đang tự mình hiểu sao làm vậy, làm theo ý mình chứ chẳng hiểu như thế nào là tốt cho dự án. Briefing - Khả năng chia sẻ thông tin Đây có lẽ là kỹ năng ít được nhắc đến mặc dù nó quan trọng thuộc hàng bậc nhất cho sự thành công của một đội ngũ. Khi mỗi thành viên trong team còn không biết tại sao họ ở đây, mục tiêu chung cần hướng đến là gì, kết quả nhìn mặt mũi nó ra sao, nhiệm vụ và sự đóng góp của họ vào mục tiêu chung là gì, cụ thể là họ phải làm gì, khi nào xong, gặp vấn đề thì phải làm sao, vv, Nếu tất cả những thông tin cần thiết đó không được briefing rõ ràng, kỹ càng, chia sẻ rộng rãi đến từng thành viên thì bạn nghĩ mình sẽ có một đội thế nào? Lại là đội quân ô hợp, chẳng ai biết phải làm gì, đấm đá lung tung, chẳng việc gì ăn nhập việc chi, chẳng ai connect hay collab với ai, mọi thứ tung toé như nước đổ trên sàn, vậy thì làm sao đạt được kết quả, làm sao thấy mặt thành công? Cho nên, dù là dự án hay chương trình kiểu gì, lớn nhỏ ra sao, quan trọng nhất là cả đội phải được briefing rõ ràng, chi tiết, cụ thể, được hỏi và làm rõ tất cả thông tin trước khi họ bước vào trận chiến, bắt đầu hành trình cá nhân và đội nhóm của mình. Communication - Kỹ năng giao tiếp Khỏi nói thì, ai cũng biết giao tiếp là quan trọng. Không ai nói gì, chia sẻ gì với ai thì coi như đội đó xong phim. Ai cũng biết thế, nhưng ai cũng nghĩ là chuyện cần giao tiếp là thuộc trách nhiệm của đứa bên cạnh, không phải của mình. Nếu nó không nói gì, không hỏi gì, không thắc mắc hay chia sẻ gì thì coi như mọi chuyện bình thường, không cần giao tiếp. Vậy rồi, có khi 2, 3 đứa làm một việc, nhưng không liên quan gì đến nhau. Có khi không ai làm việc cần làm cả, vì nghĩ đó là chuyện của đứa khác. Có khi cả dự án stuck, trễ hạn vì đứa này không xong liên luỵ đến đứa khác, nhưng chẳng ai nói với ai tiếng nào. Lỗi trễ hạn là lỗi của đứa kia, không liên quan tới mình. Còn đứa trễ hạn là vì nó bị stuck ở đâu đó, do ai đó không làm hay chia sẻ một thứ gì đó, thế là stuck thôi, mà stuck là cũng tại ai đó khác chứ không phải tại tui. Cái vòng lẩn quẩn của những thứ trôi lềnh bềnh, làng nhàng cứ thế tiếp diễn, và không phải lỗi của ai, vì luôn là lỗi của một ai đó khác. Ủa rồi ai cũng im im hết, không ai nói với ai, chia sẻ và collab với ai hết thì đó là một mớ cơm nguội rã rời chứ team gì? Team gì mà không communicate với nhau để cho sự vô hiệu quả nó hoành hành, cho cả đám stress lên vì việc quá nhiều nhưng cuối cùng không có kết quả nào coi được? Cho nên, nói hoài nói mãi, chán lắm nhưng cứ phải nói, Communication - Communication - Communication, không bao giờ là đủ cả. Cứ phải chia sẻ, lên tiếng, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề cùng nhau nếu muốn đó là team. Vậy ha. Chuyện cũ sì của teamwork nhưng cũng là chuyện cũ sì của team không work. Nếu bạn đang ở đó thì lo mà xem lại, không thì tất cả mọi sự nỗ lực của cá nhân hay của đội ngũ đều toi, chẳng đi đến đâu, mất thời gian và nguồn lực vô ích.

  • Nhượng quyền F&B, bao nhiêu lâu thì lấy lại vốn?

    Trả lời câu hỏi của một bạn đọc đi tìm câu trả lời cho việc hoàn vốn đầu tư khi mua nhượng quyền mô hình F&B

  • Job Franchise là gì?

    Job Franchise là gì, tại sao đây sẽ là mô hình bùng nổ trong tương lai, đặc biệt với sự dịch chuyển lao động theo chiều hướng free-lance, làm việc theo dự án, tự do, tự chủ thời gian và tài chính như hiện nay?

  • EM KHÔNG BIẾT MÌNH MUỐN GÌ

    Trong hầu hết các tin nhắn tôi nhận được từ bạn đọc, có lẽ cội nguồn của 80% câu hỏi đến từ việc em không biết mình muốn gì. Một cách trực diện, các bạn sẽ nói, em thật sự không biết mình muốn gì nên loay hoay một thời gian, có khi là cả cuộc đời cho đến hôm nay. Một cách không trực diện thì các bạn sẽ diễn tả cảm giác bản thân đang mơ hồ, mông lung, thích quá nhiều mà không biết chọn lựa gì, không thích gì hết nên càng không biết mình nên làm gì. Trong đời, có lẽ điều kém may mắn nhất với mỗi con người là không biết mình muốn gì. Khi ta không biết mình muốn gì thì làm gì nó cũng vô nghĩa, làm gì mình cũng không thích, làm gì cũng cảm thấy thừa thãi, hoặc có cảm giác bị ép buộc, không cam tâm, thiếu động lực. Cuối cùng, chỉ có những điều bạn thật sự muốn làm, thật sự đam mê, thật sự mong muốn, thật sự cảm thấy cần thiết mới có thể trở thành động lực bên trong giúp bạn kiên định và chăm chỉ trên con đường mình đã chọn. Bằng không, làm chút rồi sẽ chán, làm một đoạn rồi sẽ ngán, làm chưa ra kết quả đã bỏ cuộc. Một khi bỏ cuộc, thì làm gì có thành công. Không thành công, lại đâm ra nản chí và không muốn làm gì nữa vì nghĩ rằng bản thân mình chính là nguyên nhân của sự thất bại. Cái vòng lẩn quẩn đó nó đeo bám ta, kéo ta xuống, quăng ta vào vùng tiêu cực, rồi cứ thế ta loay hoay, ngoi ngóp, ngụp lặn trong sự hối tiếc, thất vọng, ghét bỏ bản thân và cả những người xung quanh vì họ có vẻ không quan tâm giúp đỡ ta. Nhưng ai trong đời này sinh ra cũng có một sứ mệnh nào đó, giỏi một thứ gì đó, để làm tốt một việc nào đó. Đây là chân lý. Tất cả chúng ta đều khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, hành trình sinh ra và lớn lên khác nhau, trải nghiệm khác nhau, hệ niềm tin và giá trị khác nhau, sự ngộ ra cũng khác nhau. Vì thế, thứ người ta giỏi, thứ người ta làm không cứ phải là thứ ta nên muốn và nên làm. Mỗi con người là một bản thể độc đáo của vũ trụ, và vì vậy mỗi con người cũng nên thể hiện tính độc đáo đó của mình, theo cách của mình. Cho nên, thay vì nhìn ra, hướng ngoại, đi tìm ở ngoài kia thì việc bạn cần làm thật ra là quay vào, trở về, tìm ở chính mình mong muốn của bản thân, rồi từ đó mới đi tìm chữ how - làm sao, làm cách nào để hiện thực hoá mong muốn đó. Đương nhiên, cách dễ nhất mà rất nhiều người đổ thừa là, em không biết mình muốn gì. Nếu em biết mình muốn gì thì em đã khác rồi, cần gì phải hỏi. Và nếu em không được chỉ điểm là mình muốn gì thì đời em coi như xui, dù có cố gắng mấy cũng bằng không. Nghe quen quá phải không? Chúng ta sống trong cuộc đời, dễ nhất là đổ thừa hoàn cảnh, đổ thừa số phận và đổ thừa người khác. Bản thân mình mà mình còn chưa dành thời gian, chưa chịu trách nhiệm, chưa tự thân vận động thì thần thánh ở đâu ra mà giúp? Một khi ta nhận ra, hiểu ra rằng mọi thứ trong đời này phải bắt đầu từ chính mình, từ cách ta tư duy, từ thứ ta mong muốn, từ việc ta dụng công thì lúc đó hành trình của bạn mới thay đổi, cuộc đời bạn mới chuyển động theo chiều hướng tích cực. Còn lại, bạn sẽ cứ như lục bình vật vờ trôi, nước đẩy tới đâu lục bình trôi tới đó, tấp vào bến nảo bờ nào cũng bất lực vì bản thân không có chút ảnh hưởng gì. Nếu đến đây mà bạn hiểu ra nguyên lý tự thân rồi thì có thể hỏi mình 3 câu hỏi tiếp theo để bắt đầu lên kế hoạch cho một hành trình đầy nắng gió. Tôi muốn cuộc sống của mình sẽ thế nào? Đa phần, người bị mắc kẹt khi chỉ nghĩ đến nghề gì, chức danh ra sao, sự nghiệp thế nào. Kỳ thật, công việc chỉ là một mảnh ghép của cuộc sống, cũng chỉ là một chiếc xe, một công cụ để ta vận hành và hiện thực hoá mong muốn của mình. Cho nên, đừng bao giờ để cho bản thân bị lậm vào câu hỏi tôi nên làm nghề gì, làm ở đâu. Con người sinh ra, dù làm gì, ở đâu, thì cũng mong cầu hạnh phúc, bình an, vui vẻ. Vậy hạnh phúc với bạn nghĩa là gì? Là có một gia đình nhỏ, có thu nhập đủ trang trải, có hai ba đứa con ngoan, học giỏi hay hạnh phúc là phải làm ông nọ bà kia, nổi tiếng trên mạng xã hội, sắm nhà triệu đô, ăn toàn của ngon vật lạ? Hay hạnh phúc là được bình an, sống trong cái chòi giữa rừng, vui cùng thiên nhiên, không phải lo cái ăn cái mặc? Hạnh phúc với mỗi người là rất khác nhau. Tuỳ thuộc khái niệm này là gì trong tâm trí của bạn, của chính bạn, không vay mượn, không vì mày mặc và sự khác biệt với đám đông mà che lấp nó. Khi ta chân thật với chính mình, dù hạnh phúc nhìn mặt mũi nó ra thế nào, thì đó chính là điều bạn mong muốn, trong thầm kín, trong tâm trí, có khi là bí mật mà bạn không muốn chia sẻ với ai. It’s OK, chẳng sao cả. Miễn bạn biết và bạn hiểu mình muốn gì là được. Khi đã biết mình muốn gì trong cuộc đời này rồi, lúc đó bạn mới bắt đầu câu hỏi số 2 Tôi sẽ đạt được điều tôi mong muốn như thế nào? Không ai đi tìm cách làm trước khi biết mình muốn gì, nhưng hầu như ai trong chúng ta cũng lang thang vật vã làm đủ thứ để mong tìm ra thứ mình mong muốn. Nói vậy không có nghĩa bạn sẽ không tìm ra thứ mình muốn bằng cách đi lang thang. Có điều, lang thang một cách vô định, không dựa trên một nguyên lý nào thì cực kỳ tốn thời gian. Có người đi loanh quanh cả đời chỉ để gục ngã, để tiếc nuối chia tay thế gian vì một đời chưa làm được chuyện gì. Cho nên, làm gì cũng nên có nguyên lý của nó, thuận theo nguyên lý thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Muốn đến thì phải biết mình đi đâu. Còn chuyện trên đường phát sinh chuyện nọ điều kia, hoặc có thay đổi đường này ngõ khác âu cũng là chuyện bình thường. Có thứ gì trên đời này mà cứ cố định đâu. Vạn vật đổi thay. Tiết trời, bốn mùa còn thay đổi mà. Cho nên, biết mình muốn gì rồi thì mình ngồi vẽ ra, có bao nhiêu cách để mình đi đến nơi mình mong muốn. Để làm được 1 chuyện, đến được một nơi, luôn có nhiều con đường khác nhau. Trước hết mình cần tư duy xem có bao nhiêu cách và là những cách nào. Nếu đây là chuyện quan trọng của cuộc đời thì đừng có lười biếng, đừng có qua loa, đừng lưu manh tìm short cut - đường tắt. Đời mình mà mình còn không đầu tư thời gian và công sức thì đời này chuyện gì nó sẽ thành? Bạn có thể mượn lực, đặt câu hỏi, đi tìm lời giải qua chia sẻ của người khác, nhưng quyết định và chọn lựa cuối cùng là ở bạn. Không có trả tiền thuê dịch vụ tìm ra hạnh phúc cuộc đời được đâu. Nếu có thì, đó cũng chỉ là mong tưởng của người ta, không phải của bạn. Cho nên, cứ phải cần mẫn và kiên định đi tìm câu trả lời cho bản thân mình nhé. Cách nào là phù hợp với tôi nhất? Cơ hội bên ngoài nó chỉ là cơ hội khi nó match - phù hợp với khả năng và nội lực bên trong. Cho nên, mình có thể nhìn thấy 3 ngàn cách, nhưng đâu đó chỉ có vài cách là phù hợp với hiện trạng, hoàn cảnh, khả năng thực tế của mình. Nhiều người chia sẻ vầy, em biết mình muốn gì, nhưng em không có đủ nguồn lực, em không được sinh ra giàu có và nhiều quan hệ như người ta nên em không làm được. Ủa? Nói vậy thì ai sinh ra trong đời không có đủ nguồn lực đều bó tay hết hay sao? Nói vậy thì chắc 99% của gần 8 tỷ dân trên thế giới này đểu bất lực? Vì chỉ có 1% dân số là thật sự có điều kiện mà thôi? Chuyện đổ thừa tại hoàn cảnh thật ra chỉ là cách biện minh thô thiển nhất cho việc thiếu cố gắng, thiếu kiên định, thiếu trách nhiệm với bản thân. Vì em thiếu nên em không làm được. Vì không ai giúp em nên người ta quá ích kỷ khiến em không làm được. Bài ca con cá đó ai mà chả ca được? Sự khác biệt giữa người chỉ biết đứng đó đổ thừa với người định tâm, quyết chí trên hành trình của mình chính là sự khác biệt dẫn đến có người hoàn thành điều mình mong muốn và rất nhiều người không. Khác nhau chỉ có vậy thôi, chẳng phải là chuyện gì to tát khác. Cách nào là phù hợp với tôi nhất, với khả năng của tôi, với hoàn cảnh của tôi, với nguồn lực hiện có của tôi? Chỉ có bạn mới biết. Ngoài tài lực thì còn nhân lực, còn quan hệ, còn những tài sản vô hình mà bạn đã tích góp như thiện chí, như công đức mà bạn đã tạo ra bằng cách giúp người khác bấy lâu nay. Mình không làm gì cho ai thì làm gì có ai sau này sẽ giúp mình? Vũ trụ này công bằng lắm. Không ai sinh ra tự nhiên có công có đức. Cái gì cũng phải tự làm tự tạo. Tài khoản vũ trụ có rút ra thì phải có bỏ vào. Nếu thấy mình hiện tại nguồn lực không đủ đầy thì, hỏi mình tại sao, mình đã làm gì hay không làm gì để cho tài khoản vũ trụ bằng không hoặc đang ở số âm, rồi ra sức mà deposit vào để mai sau còn sử dụng. Tôi hay nói, cuộc đời phức tạp lắm, hãy làm cho mọi việc đơn giản. Đừng có phức tạp hoá nó thêm mà làm gì. Cứ bình tĩnh, đơn giản trả lời cho bản thân những câu hỏi giản đơn, rồi thì mọi thứ trong đời sẽ trong trẻo hơn, minh tường hơn, nhẹ nhàng hơn thôi nhé.

  • SỢ

    Trong chương trình New Year New You mà tôi tham gia làm speaker, có lẽ đoạn nói về nỗi sợ hãi là lúc mọi người bần thần nhất. Ai trong chúng ta đều có một hay nhiều nỗi sợ hãi giấu kín nào đó mà có khi nói ra, ai cũng hoảng hốt vì nó chẳng liên quan gì đến perception - nhận thức của người khác về mình. Một bạn gái xinh đẹp mặc cảm về bề ngoài của mình, dù bạn sẵn có vẻ ngoài mà phụ nữ nào cũng mơ ước. Bạn sợ người khác nhìn mình, chỉ cần nhìn lâu một chút là bạn hoảng sợ, và hoàn toàn mất tự tin trong giao tiếp hoặc sợ hãi đám đông. Bạn sợ hãi bị phán xét. Tại sao lại như thế? Chỉ vì bạn đã từng bị body-shaming trong quá khứ. Sự đau đớn ê chề khi bị body-shaming ấy trở thành một nút thắt và nó lớn dần cùng bạn theo thời gian, khiến cho bạn luôn ở trong cảm giác mặc cảm với thế giới. Nỗi sợ hãi cũng lớn dần theo năm tháng, dù vẻ ngoài của bạn đã thay đổi rất nhiều. Điều này cho thấy tất cả những nỗi đau, dù là gì, dù đã xảy ra bao lâu, vì nguyên cớ gì không quan trọng. Một khi đã trở thành nỗi đau và biến thành nút thắt không gỡ được, nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh theo ta suốt đời, trở thành những nỗi sợ hãi vô cớ, không còn liên quan đến cuộc sống của ta trong hiện tại, nhưng lại chẳng bao giờ chịu biến mất. Cũng vì sợ, ta thiếu tự tin, và tự mình giới hạn tất cả những gì bản thân có thể ước mơ và thực hiện. Thật đáng tiếc đúng không? Một bạn khác là người năng động, tự tin, luôn hăng hái học tập và phát triển bản thân thì lại có nỗi sợ rất thực tế là sợ mất người bên cạnh. Trong một quan hệ, khi một người phát triển về bất kỳ khía cạnh nào, tâm linh, thái độ, kiến thức, kỹ năng, tư duy, vv, trong khi người còn lại dậm chân tại chỗ hoặc nói cách khác là không lớn lên cùng thì, quan hệ đó đương nhiên rất dễ rạn nứt. Từ việc không suy nghĩ và tư duy trên cùng một level, dẫn đến lời nói và hành động xung đột, chỉ trích, dẫn đến tranh cãi, làm tổn thương tinh thần, thậm chí là thượng cẳng thay hạ cẳng chân với nhau. Con người ai cũng như thế cả, khi ở trong năng lượng tích cực thì tất cả những hạt giống yêu thương, hào phóng sẽ nảy mầm và vươn lên mạnh mẽ. Ngược lại, khi đã rơi vào vùng trũng, vùng năng lượng tiêu cực thì, tất tần tật những hạt giống nhỏ nhen, ác độc, nghiệt ngã nhất cứ thế trồi lên, xả hết độc dược vào cơ thể và tâm trí bạn, làm chủ tinh thần và hành vi bạn, rồi cứ thế cái tâm ma này nó dẫn con người ta từ người thành ma, show ra hết một nửa bóng đêm đang tồn tại và ngủ yên đâu đó trong một con người. Con người mà, đâu phải là thánh đâu mà ai cũng sáng ngời, trong trẻo và đạo đức. Thiện và ác, bóng đêm và ánh sáng, con và người luôn là những phần tử đối lập nhau, đồng tồn tại trong mỗi chúng ta. Đó cũng là chuyện hết sức hiển nhiên, không có gì đáng xấu hổ để mà giấu cả. Ai cũng vậy thôi, luôn tồn tại hai nguồn năng lượng đối lập nhau trong mỗi bản thể. Và đó, cũng là cuộc nội chiến mà chính ta phải đấu với chính mình. Khi ta rơi vào môi trường xấu, năng lượng tiêu cực, khi ta nghĩ quẩn và chỉ bám vào tham sân si thì đương nhiên con ác nó sẽ được tẩm bổ và nuôi dưỡng thành quái thú, chiếm lĩnh cuộc đời ta. Còn khi ta biết thiết kế môi trường trong trẻo, tích cực hơn, cộng với việc chăm chỉ chăm sóc cho hạt bình an, yêu thương và thiện lành nảy mầm thì, con người và cuộc đời đương nhiên rồi sẽ khác. Vậy thôi! Tất cả cũng qui về ta. Tất cả xuất phát từ ta. Tất cả những gì bạn đang trải qua, đang vướng vào, đang gánh chịu thật ra đều bắt đầu từ bạn. Chẳng ai khác trong đời này phải chịu trách nhiệm cho ai. Chẳng ai khác ở đó để bạn đồ thừa, chỉ tay, đùn đẩy trách nhiệm sang cho được. Mọi thứ đều bắt đầu từ bạn, từ cách bạn hiểu và thiết kế cuộc đời của chính mình. Trên hành trình đó, sẽ có người bước lên và bước xuống, có người đến người đi, có người ở lại và người không ở lại trên mỗi trạm. It’s OK. Chuyện nhỏ mà. Đời nó là như thế. Cho nên, cũng chẳng cần phải vì giữ mà đau đớn, vì ra đi mà gục ngã, vì mày mặt hay định kiến của xã hội mà cố gắng đến kiệt quệ làm gì. Mọi thứ cứ phải relevant - liên quan đến cách chúng ta muốn sống trong cuộc đời này. Mọi thứ cứ phải thuận tự nhiên là được. Một năm còn có 4 mùa xuân hạ thu đông. Đời có lên có xuống, lúc thu khi đông âu cũng là chuyện thường tình. Một bạn lại chia sẻ rằng, bản thân vốn là người hướng nội, nên dù đang xây dựng cộng đồng nhưng vẫn cảm thấy mình không OK, không đủ giỏi, không đủ kỹ năng và khả năng để dẫn dắt và phát triển cộng đồng cũng như mang lại lợi ích cho thành viên. Ôi, lại là chuyện hướng nội, và tôi lại kể chuyện về chính mình, một người cực kỳ hướng nội. Tuy nhiên, điều đó không giới hạn được tôi học kỹ năng giao tiếp, khả năng xây dựng quan hệ, kỹ năng đàm phán, khả năng nói chuyện trước công chúng và triển khai tất cả các dự án cộng đồng, xã hội phù hợp với giá trị bản thân. Mỗi người chúng ta có thể được cấu tạo rất khác nhau, nhưng não hoạt động rất giống nhau, nếu có học, có tạo ra kết nối neuron mới thì đương nhiên não sẽ phát triển, nghĩa là con người trở nên thông minh và thông thái hơn. Vậy thôi! Không có thứ gì là không học được, dù ai hướng nội hay hướng ngoại. Cho nên, trong trường hợp này, thực tế là chúng ta đang mặc định follow theo định kiến sẵn có của xã hội, tự cam chịu với zero lý do, zero câu hỏi, chấp nhận một cách không sử dụng tư duy phản biện để ít ra cũng đặt câu hỏi là, tại sao phải thế? Trong bất kỳ trường hợp nào trên đây, nỗi sợ hãi đều xuất phát hoặc là từ việc chưa thông suốt qui luật của tự nhiên và vũ trụ, hoặc là từ việc tự trói mình trong những định kiến, thành kiến của xã hội, tự tước bỏ tự do của bản thân, tự làm quan toà phán xét bản thân. Hầu như tất mọi nỗi sợ hãi trên đời này cũng đều hao hao giống nhau như thế cả. Cho nên, chỉ cần ta tự tìm ra bản chất của nỗi sợ hãi là gì, từ đâu mà đến, thì ta có thể tự cởi trói và trả tự do cho bản thân. Ai làm được vậy thì quá xịn sò. Ai loay hoay hơn thì tìm người giúp đỡ, trao cho vài dấu chỉ để rồi cũng phải tự mình vùng lên và giành lấy tự do. Chuyện này không giao được cho ai. Cuộc đời của mình mà. Nỗi sợ hãi của mình mà. Người khác có thể giúp, nhưng không ai vượt qua giùm bạn. Vậy nhé. Ai đang sợ, còn sợ, hay vẫn sợ gì thì dành thời gian quay lại với chính mình, đi đến tận cùng căn nguyên của nỗi sợ, gỡ bỏ nút thắt đó là xong. Làm được điều này là bạn đang mở ra cho bản thân con đường thênh thang phía trước, khi mọi giới hạn bị xoá bỏ, khi sự tự tin mang bạn về những chân trời rực rỡ mà bạn hằng ước mong trong những giấc mơ hoang….

  • Sự dịch chuyển từ đại lý truyền thống sang nhượng quyền

    Trong năm 2023 và tiếp tục sang năm 2024, nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang phát triển hệ thống đại lý truyền thống dần dịch chuyển sang xậy dựng hệ thống nhượng quyền. Lý do vì sao và hiện trạng thế nào, mời các bạn theo dõi video sau đây.

  • Honesty is the best policy in franchising

    Integrity or honesty is the basic foundation to build trust, which in turn is the foundation for success in any franchise relationship.

  • MỘT NĂM GO GLOBAL

    Bài viết cho Báo Xuân Doanh Nhân Sài Gòn Cuối năm 2022, khi quyết định đầu tư vào 3 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là Phúc Tea, Care With Love và Phở’S, tôi chia sẻ với đội ngũ sáng lập rằng, một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn doanh nghiệp đầu tư là khả năng có thể xuất khẩu mô hình và thương hiệu, hay từ chuyên ngành còn gọi là nhượng quyền thương hiệu quốc tế. Gia tăng giá trị kinh tế qua xuất khẩu mô hình & thương hiệu Trong việc phát triển chuỗi giá trị của một doanh nghiệp, hành trình luôn bắt đầu bằng sản xuất và thương mại nguyên vật liệu thô, sau đó câng cấp lên sản phẩm tươi sống, sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sau đó là giải pháp, dịch vụ và cuối cùng và cũng mang về giá trị cao nhất, là thương mại hoá sở hữu trí tuệ, cụ thể là mô hình kinh doanh và thương hiệu. Với hành trình này, một doanh nghiệp nếu có tham vọng xuất khẩu, dù khởi điểm bắt đầu từ đâu trong chuỗi giá trị, đều nên có tầm nhìn xây dựng chiến lược gia tăng giá trị lên mức cao nhất để xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu trong thời đại kinh tế tri thức không thể chỉ dừng lại ở xuất khẩu nguyên vật liệu thô, hàng hoá, sản phẩm theo dạng bán thành phẩm hoặc thành phẩm nữa. Việt Nam cần một hình thức xuất khẩu mới, xuất khẩu trí tuệ Việt Nam. Sở hữu trí tuệ (SHTT) có thể là bí mật công thức sản phẩm, mô hình kinh doanh tự thiết kế, mô hình quản trị hiệu quả tự phát triển, nền tảng công nghệ tự xây dựng, vv. Dù là gì, thì đó là những sản phẩm tri thức, vô hình do trí tuệ Việt Nam tạo ra. Như vậy, khi xuất khẩu SHTT, ta thu phí khi đối tác sử dụng thương hiệu và những tri thức mà ta đã sáng tạo ra, song song đó có thể bán toàn bộ nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cần thiết để triển khai mô hình theo kênh phân phối này với giá trị cao hơn gấp 30-70 lần so với xuất khẩu bình thường. Đối với những nền kinh tế đã phát triển, đích đến của họ luôn luôn là như thế, xuất khẩu giá trị cao, xuất khẩu mô hình và thương hiệu. Doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu mô hình và thương hiệu hay không? Quay trở lại với câu chuyện của ba doanh nghiệp trên, khởi điểm đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Phúc Tea sở hữu khoảng 100 chi nhánh trà sữa sau 6 năm hoạt động. Care With Love khi bắt đầu chỉ sở hữu 3 chi nhánh cung cấp dịch vụ mẹ & bé sau 11 năm hoạt động. Phở’S lúc đó còn kinh doanh với tên gọi Phở Sâm Ngọc Linh với đâu đó 5-6 chi nhánh sau khoảng 10 năm hoạt động. Khi lập kế hoạch năm 2023 cùng đội ngũ sáng lập và đề nghị đặt mục tiêu xuất khẩu mô hình và thương hiệu trong năm 2023, tất cả các doanh nghiệp đều rất hoang mang. Với một doanh nghiệp Việt Nam nhỏ và siêu nhỏ, còn thiếu đủ thứ và hãy còn đang loay hoay với việc phát triển tại thị trường Việt Nam, có hay không một giấc mơ xuất khẩu, nói chi đến việc xuất khẩu sở hữu trí tuệ? Có hay không, là câu hỏi mở, và có lẽ chỉ có thể trả lời bằng tư duy quốc tế, sự quyết tâm và khả năng đóng gói mô hình, chuyên nghiệp hoá nền tảng quản trị và hỗ trợ đối tác, cũng như khả năng bán hàng đẳng cấp quốc tế, vì thứ bạn đang bán là tri thức, là vô hình, từ một quốc gia đang phát triển và thương hiệu quốc gia hầu như chưa có. Bao nhiêu đó việc có thể làm trong vòng 1 năm và xuất khẩu hay không, với nguồn lực doanh nghiệp nhỏ & siêu nhỏ? Đây là thử thách chỉ có đội ngũ sáng lập khi đã cam kết 100% mới có thể hoàn thành. Kết quả là, sau một năm đồng hành và cố gắng, số lượng chi nhánh của Phúc Tea tại thị trường Việt Nam tăng gần 50%, đạt 145 chi nhánh, và ký kết 1 hợp đồng xuất khẩu mô hình & thương hiệu độc quyền cấp quốc gia sang thị trường 100 triệu dân, Philippines. Đối tác Philippines là phó chủ tịch của một tập đoàn bán lẻ lớn, và tỏ ra rất wow về sản phẩm mang đậm màu sắc bản địa Việt Nam cũng như nền tảng hỗ trợ chuyên nghiệp của Phúc Tea, và cam kết mở 100 chi nhánh tại Philippines trong vòng 5 năm tới. Với Care With Love, dịch vụ chăm sóc mẹ & bé thì, đối tác là một tập đoàn chuyên về logistics (vận chuyển & kho bãi) có nhánh đầu tư về y tế, bệnh viện. Đối tác rất ngạc nhiên khi nhìn thấy sự chuyên nghiệp và mới mẻ trong dịch vụ chăm sóc y tế này, với nguồn gốc nguyên vật liệu và sản phẩm dược liệu thuần hữu cơ và thuần Việt. Sau 1 năm tăng tốc, Care With Love từ 3 hiện đã có 14 chi nhánh, tăng hơn 450% số lượng chi nhánh và đã ký hợp đồng xuất khẩu mô hình và thương hiệu độc quyền với đối tác Philippines. Phở’S, với nguồn gốc phở sâm ngọc linh, vốn kinh doanh một cách rất truyền thống và gia đình, tên gọi không thể đi quốc tế, phải xây dựng lại toàn bộ bộ nhận diện sản phẩm, mô hình chi nhánh, thử nghiệm hiệu quả mô hình rồi mới có thể đóng gói mô hình để xuất khẩu. Khác so với hai thương hiệu trên, thị trường chính của Phở’S là quốc tế. Bao nhiêu đó việc cần làm trong một năm là quá gấp, nhưng Phở’S cũng đã ký xong hợp đồng nhượng quyền cụm chi nhánh tại thị trường Philippines với 2 đối tác khác nhau vào cuối năm 2023. Điều gì làm nên sự kỳ diệu cho thương hiệu Việt tại thị trường quốc tế? Đối với đối tác và người tiêu dùng tại thị trường quốc tế, có 3 điều khiến họ cảm thấy bị thu hút, tin tưởng và mong muốn được đồng hành cùng thương hiệu Việt Nam. Một là tính bản địa rất cao. Tất cả các thương hiệu đều sử dụng toàn bộ nguyên vật liệu thuần Việt, với công thức chế biến 100% là sở hữu trí tuệ của người Việt, với mô hình kinh doanh và dịch vụ 100% do người Việt thiết kế và xây dựng. Quan trọng là, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không thua kém bất kỳ thương hiệu nào khác trong cùng lĩnh vực tại thị trường khu vực. Người tiêu dùng quốc tế hiện nay rất yêu thích tính bản địa. Với họ, càng bản địa càng quốc tế. Họ không thích sự tỏ ra hay cố gắng giả tạo của một thương hiệu học đòi làm quốc tế nhưng bản chất hoàn toàn ngược lại. Hai là, với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thường thì tiêu chuẩn quản trị và vận hành theo hiểu biết mặc định của thị trường quốc tế là không cao, hoặc không đạt, rất dễ bị xem thường. Do đó, chỉ cần có thể trình bày cho đối tác nhìn thấy nền tảng tri thức quốc tế, nền tảng quản trị và hỗ trợ bài bản, chuyên nghiệp, sẽ mang lại độ tin tưởng rất cao, hỗ trợ lớn cho quá trình đàm phán. Nếu người Việt có thể tự tin giao tiếp, trình bày, đàm phán chuyên nghiệp và linh hoạt nữa thì, không sợ gì không thuyết phục được đối tác quốc tế cộng tác với doanh nghiệp Việt. Cuối cùng, là vấn đề kỹ năng bán hàng quốc tế. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải có GQ (global quotien) – trí thông minh quốc tế, hay nói đơn giản là hiểu biết về văn hoá xã hội, chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý của chính đất nước mình, của các quốc gia khác, khu vực và quốc tế để có thể xây dựng quan hệ với đối tác một cách chủ động, có hiểu biết, tránh được các vấn đề nhạy cảm có thể ảnh hưởng xấu đến việc hợp tác. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cá nhân và khả năng ngôn ngữ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tìm hiểu và đàm phán. Việc đối tác có cảm thấy thoải mái, tin cậy và mong muốn làm việc lâu dài với doanh nghiệp Việt hay không phần lớn nằm ở khả năng giao tiếp thông thạo, thẳng thắn, chính trực và có hiểu biết của người đàm phán và đội ngũ quốc tế của doanh nghiệp. Một năm, với quá nhiều việc cần làm cùng một lúc để có thể nâng tầm doanh nghiệp Việt từ nhỏ sang chuyên nghiệp để có thể xuất khẩu với giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị, điều đó không hề dễ, nhất là với hiện trạng của đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không phải bây giờ thì là lúc nào? Nếu không phải bắt đầu từ những doanh nhân Việt Nam  có khát vọng chinh phục thị trường thế giới thì là ai? Nếu không thử nghiệm để có những bước chập chững và thành công đầu tiên, làm sao có thể biến chuyện nhỏ, việc riêng của vài doanh nghiệp thành chiến lược chung, gia tăng giá trị xuất khẩu cho doanh nghiệp của thành phố hay đất nước?

  • TOP 5 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024

    Tiếp theo 2 bài “8 xu hướng kỹ năng quan trọng năm 2024” và “Top 10 business skills - kỹ năng kinh doanh quan trọng nhất năm 2024”, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Top 5 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất của năm theo báo cáo của Coursera nhé. 2024 sẽ vẫn là năm chịu nhiều rủi ro và gián đoạn từ kinh tế vĩ mô, từ sự phát triển nhanh của các công nghệ mới. Hoàn cảnh đó bắt buộc tổ chức nào cũng phải làm tốt việc lèo lái đội ngũ của mình qua bất định và thay đổi. Cũng vì vậy, các kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo giúp lèo lái con thuyền qua cơn giông bão cần có khả năng quản trị nhân sự, kỹ năng đàm phán, khả năng tạo ảnh hưởng, và khả năng xây dựng quan hệ với đội ngũ nhân sự. Trải qua Covid, rồi suy thoái kinh tế, với quá nhiều thay đổi từ cấu trúc, nền tảng đến cách làm việc, nhân sự đương nhiên ngày càng trở nên mệt mỏi với mọi thay đổi. Nếu năm 2016, mức độ sẵn sàng hợp tác của nhân sự đối với sự thay đổi của tổ chức là 74% thì đến năm 2022, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 38%. Do đó, lãnh đạo trong thời đoạn khó khăn này cần có phẩm chất khéo léo, đồng cảm, và có khả năng giữ cho các mục tiêu của tổ chức và cá nhân xếp hàng thẳng tắp với nhau. Trong một nghiên cứu mới đây từ 650 lãnh đạo HR và L&D, 52% đánh giá các kỹ năng kinh doanh và 46% đánh giá các kỹ năng “người” là quan trọng nhất trong kế hoạch huấn luyện và phát triển của tổ chức họ năm 2024. Các kỹ năng này cụ thể bao gồm: quản trị dự án, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thích nghi với thay đổi, và khả năng linh hoạt. Đây chính là những kỹ năng sẽ giúp tổ chức vượt qua được những thử thách mới và giữ chân được nhân tài trong thị trường lao động không ổn định như hiện nay. Theo báo cáo 2024 thì top 5 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất mà bất kỳ lãnh đạo này cũng cần có là: Top 1: People Management - Khả năng quản trị nhân sự Đây là khả năng xây dựng đội ngũ, tối ưu hoá nhân tài nhằm cải thiện kết quả kinh doanh Top 2: Negotiation - Kỹ năng đàm phán Khả năng đạt được các thoả thuận chấp nhận được bằng cách sử dụng các công cụ như lắng nghe chủ động và trao đổi lợi ích Top 3: Influencing - Khả năng tạo ảnh hưởng Khả năng làm cho người khác hiểu góc nhìn và quan điểm của mình bằng cách xây dựng niềm tin và chia sẻ lợi ích Top 4: Employee Relations - Khả năng xây dựng quan hệ với đội ngũ nhân sự Khả năng tạo và giữ quan hệ tích cực với nhân sự nhằm nâng cao tinh thần và mức độ tương tác của nhân sự Top 5: People Development - Khả năng phát triển con người Khả năng nâng cao giá trị của đội ngũ nhân sự bằng cách huấn luyện, đánh giá, liên tục feedback và xây dựng các chương trình khuyến khích, thưởng, xây dựng phúc lợi cho nhân viên.

bottom of page