top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 1687 mặt hàng cho ""

  • TOP 10 KỸ NĂNG KINH DOANH QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024

    Sau bài “8 xu hướng kỹ năng quan trọng năm 2024”, hôm nay chúng ta sẽ zoom in vào mảng business - kinh doanh để tìm hiểu xem theo báo cáo kỹ năng cần thiết dành cho nhân sự và tổ chức 2024 của Coursera thì đâu là những kỹ năng cần thiết nhất. Có 3 xu hướng nổi bật trong năm 2024 với mảng kỹ năng kinh doanh là nhu cầu ngày càng tăng của các kỹ năng tiếp thị số do tốc độ thay đổi hành vi của người tiêu dùng chuyển đổi mạnh mẽ sang online. Các kỹ năng tiếp thị số chiếm gần như 50% trong top 10 các kỹ năng kinh doanh đang phát triển nhanh nhất, trong đó bao gồm kỹ năng ứng dụng các kênh thương mại điện tử, khả năng xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp thị, kỹ năng SEO, cũng là 3 kỹ năng chiếm đầu bảng trong top 10. Nhu cầu về kỹ năng tiếp thị số phản ánh sự phát triển của ngành tiếp thị và quảng cáo trên toàn thế giới, với dự đoán ngành sẽ tăng trưởng từ 531 tỷ USD năm 2022 lên 1.5 nghìn tỷ đô đến năm 2030 với sự xuất hiện của các công nghệ tiếp thị mới. Bên cạnh đó, hành vi người dùng cũng ngày càng thay đổi, với 76% chuyển sang mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này đòi hỏi những ai đang làm trong ngành marketing cần phải học hỏi những kỹ năng mới để có thể thích nghi với sự dịch chuyển này. Đối với các tổ chức, điều này cho thấy sự cần thiết phải cấu trúc lại nhân sự với các kỹ năng tiếp thị số mới nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh. Bên cạnh kỹ năng tiếp thị số, xu hướng quan trọng thứ 2 trong năm 2024 đối với mảnh kinh doanh là CX - trải nghiệm khách hàng. Trong đó, 2 kỹ năng nổi bật là Customer Success - khả năng nhận dạng cơ hội và chủ động giải quyết vấn đề cho khách hàng và Customer Relationship Management - Khả năng quản trị quan hệ khách hàng. Trong tình hình kinh tế suy thoái và khó khăn, việc giữ chân và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu trở nên cực kỳ quan trọng, bằng cách tạo ra thêm giá trị cho khách hàng. Mong muốn của khách hàng ngày càng thay đổi và nâng cao, với nghiên cứu 49% khách hàng từ bỏ một thương hiệu chỉ vì một trải nghiệm không tốt. Theo McKinsey, tại các công ty phát triển nhanh và mạnh, 80% giá trị là được tạo ra từ các khách hàng hiện hữu. Do đó, việc tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc chính là chìa khoá giúp doanh nghiệp khai thác được tiềm năng này. Xu hướng thứ 3 liên quan đến kỹ năng kiểm toán, nhằm đảm bảo tổ chức, doanh nghiệp triển khai đúng các khung pháp lý liên quan, đặc biệt quan trọng là liên quan đến khung pháp lý dành cho công nghệ thông tin, quản trị dữ liệu, an toàn dữ liệu, & ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp). Do ứng dụng của AI đưa vào doanh nghiệp, các vấn đề về quản trị và an ninh dữ liệu bắt đầu trở nên hết sức được lưu ý. Theo thống kê, chỉ có khoảng 37% các lãnh đạo về nhân sự, pháp lý, và lãnh đạo cao cấp có hướng dẫn đội ngũ hiểu và thực thi theo đúng yêu cầu khi sử dụng các công cụ AI. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cộng với sự cập nhật pháp lý mới liên tục nhằm quản lý công nghệ mới sẽ tạo ra nhiều khoảng cách lớn giữa yêu cầu pháp lý và hiểu biết chính xác và cập nhật về khung pháp lý. Do đó, doanh nghiệp và tổ chức sẽ rất cần người có khả năng audit để đảm bảo tính tuân thủ cho doanh nghiệp. Sau khi đã nắm được 3 xu hướng chính của mảng kỹ năng kinh doanh, sau đây là top 10 các kỹ năng được xếp hạng trong năm 2024, giúp cá nhân và doanh nghiệp xây dựng bản đồ phát triển kỹ năng kinh doanh hiệu quả: Top 1: E-commerce Đây là khả năng bán hàng qua các kênh và nền tảng số, bao gồm cả nền tảng của tổ chức, nền tảng của các bên thứ 3, và trên các nền tảng mạng xã hội Top 2: Media Strategy & Planning - Khả năng lên chiến lược & kế hoạch truyền thông Đây là khả năng đưa ra mục tiêu, chiến lược & kế hoạch nhằm đưa được nội dung đến đúng đối tượng cần nhắm đến Top 3: Search Engine Optimization - SEO Khả năng tối ưu hoá nội dung website để luôn dẫn đầu trên các nền tảng tìm kiếm online Top 4: Customer Success - Khả năng hỗ trợ để khách hàng thành công Khả năng nhận dạng cơ hội và chủ động giải quyết vấn đề cho khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sẽ luôn đạt được điều họ mong muốn Top 5: Power BI - Nghiên cứu dữ liệu kinh doanh Khả năng sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để thấu hiểu khách hàng, phục vụ cho việc tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn Top 6: Audit - Kỹ năng kiểm toán Khả năng đánh giá và cải tiến các hiệu quả các qui trình quản trị rủi ro, kiểm soát, quản trị tài chính & pháp lý Top 7: Marketing Management - Quản trị marketing Khả năng xúc tiến và quảng bá kinh doanh bằng cách sử dụng các chiến lược và công cụ khác nhau Top 8: Customer Relationship Management - Quản trị quan hệ khách hàng Khả năng tương tác với khách hàng nhằm giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng với tổ chức và thương hiệu Top 9: Advertising - Quảng cáo Khả năng sử dụng các công cụ quảng cáo nhằm đưa thông tin đến và ảnh hưởng khách hàng mục tiêu Top 10: People Management - Quản trị nhân sự Khả năng xây dựng đội ngũ và tối ưu hoá nguồn nhân lực nhằm cải tiến kết quả kinh doanh Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu top các kỹ năng liên quan đến leadership - khả năng lãnh đạo nhé.

  • 8 XU HƯỚNG KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NĂM 2024

    Theo báo cáo Kỹ năng cần thiết dành cho nhân sự và tổ chức năm 2024 của Coursera, đây là 8 xu hướng chính, quan trọng của năm 2024: Xu hướng 1: Ưu tiên hàng đầu là kỹ năng lãnh đạo nhằm hỗ trợ đội ngũ thích nghi với những chuyển đổi của tổ chức Với quá nhiều thay đổi trong môi trường vĩ mô như kinh tế suy thoái, tất cả các tổ chức đều phải scale down - cấu trúc lại tổ chức để vận hành tinh gọn, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của AI vào môi trường làm việc, vv, tất cả các công ty, tổ chức đều phải trải qua nhiều thay đổi, thay đổi lớn và toàn diện, thay đổi từ cách quản trị nội bộ đến cách tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh. Những thay đổi này luôn tạo ra những làn sóng bất định, gây hoang mang, bất an trong đội ngũ nhân sự. Vì vậy, lãnh đạo trong thời đoạn này đòi hỏi phải có khả năng quản trị sự thay đổi, dẫn dắt đội ngũ nhận thức, học hỏi, thích nghi và theo kịp với thay đổi để có thể tồn tại và phát triển cùng tổ chức. Xu hướng 2: Kỹ năng liên quan đến ứng dụng AI vào công việc Nếu diễn đàn kinh tế thế giới đã xuất bản báo cáo dự đoán AI & robot sẽ tham gia đóng góp vào thị trường lao động lên đến 53% đến năm 2025 thì 2023 là khởi điểm bùng nổ của AI ứng dụng trong môi trường công việc và sẽ không dừng lại. Do đó, tất cả nhân sự cần phải học kỹ năng ứng dụng AI trong công việc để có thể cập nhật với cách làm mới, cộng tác được với AI trong bất kỳ nghề nghiệp nào mình đang làm việc và mong muốn phát triển. Xu hướng 3: Kỹ năng an ninh mạng và bảo mật thông tin vẫn tiếp tục là những kỹ năng hot trong năm 2024 50% các kỹ năng về tech hàng đầu mà thị trường luôn tìm kiếm liên quan đến an ninh mạng, và an ninh hệ thống nằm trong top 10 các kỹ năng đang phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo thống kê, hiện có khoảng 3.4 triệu job cần kỹ năng này chưa tìm được nhân sự. Do đó, đây sẽ vẫn là kỹ năng mà thị trường công việc tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2024. Xu hướng 4: Các kỹ năng có nhu cầu phát triển nhanh nhất là các kỹ năng liên quan đến kinh doanh (business skills) 7/10 những kỹ năng nằm trong top 10 các kỹ năng cần thiết nhất, được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2024 là các kỹ năng thuộc nhóm business. Trong đó, tiếp thị số (digital marketing) và trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) là 2 kỹ năng nằm trong nhóm kỹ năng được săn đón hàng đầu. Khi hành vi và mong muốn của khách hàng thay đổi, và với sự trở lại trong một hình hài khác của ngành marketing và quảng cáo, trong ngữ cảnh kinh tế khó khăn hiện tại, đây sẽ là những kỹ năng cần thiết nhất cho sự chuyển đổi và phát triển của tổ chức. Xu hướng 5: Kỹ năng hiểu và trình bày dữ liệu trở thành những kỹ năng phát triển nhanh nhất Năm 2023, trình bày dữ liệu nằm trong top các kỹ năng phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất nằm ở mong muốn của lãnh đạo về việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu nhưng nhân sự lại gần như không có khả năng đọc, phân tích, làm việc với và trình bày dữ liệu một cách logic. Do đó, đến 2024, đây sẽ vẫn là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất mà các tổ chức cần bổ sung cho đội ngũ nhân sự của mình. Xu hướng 6: Kỹ năng phát triển web và kỹ năng  CNTT vẫn nằm trong loại kỹ năng có nhu cầu cao Trong các kỹ năng quan trọng về tech thì kỹ năng xây dựng mô hình web và điện toán đám mây vẫn đang là những kỹ năng cần thiết và quan trọng. Do đó, đối với người đang tìm việc hay ngay cả những ai đang theo ngành CNTT cũng nên cập nhật bản thân với những kỹ năng mới nhất để biến nó trở thành lợi thế trong công việc. Xu hướng 7: Kỹ năng theo dõi và triển khai đúng luật Kỹ năng audit (kiểm toán) để chắc chắn rằng tổ chức đang thực hiện theo đúng các yêu cầu về pháp lý trở thành kỹ năng quan trọng trong thời thế mà có quá nhiều vấn đề pháp lý mới cập nhật theo sự phát triển của thời đại, ví dụ như các vấn để về bảo mật thông tin, bản quyền, ứng dụng AI một cách có hiểu biết và đạo đức, vv. Điều này đòi hỏi nhân sự phải có khả năng cập nhật các yếu tố pháp lý nhanh nhất, chính xác nhất và đưa ra được các biện pháp, qui trình để bảo vệ tổ chức khỏi các vấn đề vi phạm. Xu hướng 8: Học và cập nhật kỹ năng qua khoá học chuyên ngành Sự phát triển quá nhanh quá nguy hiểm của khoa học kỹ thuật, công nghệ và với quá nhiều sự bất định xảy ra trên thế giới, cách duy nhất để tái huấn luyện và cập nhật kỹ năng cho nhân sự là qua các khoá học ngắn, chuyên ngành, online trên các nền tảng. Nhà tuyển dụng cũng sẽ chú ý hơn đến các ứng viên có chứng chỉ chuyên ngành cập nhật chứ không quá quan tâm đến bằng cấp đại học nhiều như trước nữa. Trong những bài tiếp theo, tôi sẽ lần lượt đi sâu vào từng nhóm kỹ năng và chia sẻ chi tiết từng kỹ năng nhé.

  • DẤU CHÂN DU MỤC

    Tất bật mười hai tháng trời Rồi cũng năm cùng tháng tận Cánh đào rơi Mai rồi cũng chuyển sắc vàng Ai thẩn thơ nửa chiều tàn Nhớ ngày đông năm cũ Ai giả vờ vùi chăn ngủ Mong còn giữ lại chút hương qua Nếu có tháng mười ba Có phải đời sẽ dài thêm chút nữa Hay Tết sẽ rộn ràng mở cửa Cho ngày xuân bớt hư hao Nếu con người sống có trước sau Phải chăng ta không cần kết thúc Ao nhà dù có đục Phải chăng người không tìm cớ ra đi Nếu thời chưa kịp thịnh đã suy Phải chăng con sâu mãi cuộn mình trong kén Nếu chẳng hiểu vì sao ta lỗi hẹn Phải chăng xuân cũng vô sắc vô tri Năm lướt qua Có người đến người đi Gốc mai già Trở mình buông tiếng thở Tiếc chi Vài ba cuộc mong chờ đã lỡ Chuyến tàu đêm Rồi chở sáng về ngày Đau một lần Chấp chới mấy đêm say Buông một gánh Ngõ lòng xông xênh nắng Nếu cuộc đời Đã có Nô en trắng Xuân Đâu chỉ là dưa hấu đỏ bánh chưng xanh Đời Đâu chỉ là những tháng ngày lạc lõng loanh quanh Chân bước tới Canh trà vào xuân mới Lại một ngả rẽ thời gian Xếp lại Mở ra Những bến bờ chờ đợi Sẵn sàng thôi Ôm ánh sáng ta đi Để cuộc đời Không chỉ có chia ly Mà có cả Ngày đoàn viên hạnh phúc Hoa vẫn nở Trên dấu chân người du mục… Nguyễn Phi Vân 27 Tết Giáp Thìn

  • VỀ 

    Ai Rồi sẽ được về nhà Quây quần bên mâm cơm ba ngày Tết Để nghiệm ra Hạnh phúc có khi chỉ là Quét cái sân nhà thấm mệt Sáng tinh mơ lui cui Cắm cây lan cành đào Nghe nồi bánh chưng Lách tách ở ngoài hiên Ai Không còn nơi để trở về Chỉ để đong đưa nằm Nghe tiếng hàn huyên Tiếng mẹ cười Ấm lừng gian bếp cũ Ai Mang hết nhớ mong Nén vào khum rượu Ba ngày xuân Ngồi nhớ Tết quê hương Mong ngày về Dù đường mấy gió sương Mong xuân ấm Dẫu trời đông giá tuyết Ai Bôn ba một đời Đối ẩm cùng nhật nguyệt Chỉ để ngồi đây Nghe tiếng xuân xôn xao Đầu ngõ cuối làng Nghe bình yên về Giữa trời đất thênh thang Nghe thời khắc giao mùa Ngẩn ngơ tìm cung sắc mới Ai Dù ở đâu Thế nào Dù năm qua mấy ưu tư bao diệu vợi Ngày cuối năm Rồi chỉ muốn được về nhà Để được lặng im giữa canh trà Được trải lòng Dẫu ngoài kia Bao sóng gió mấy phong ba Được là chính mình Chốn tuổi thơ không mong cầu không phán xét Được yêu thương Dù nồi cơm có lỡ sượng hay nồi cá khét Được vẩn vơ cười Hay bật khóc chẳng vì sao Được giả vờ lười Dù ngày đã lao xao Được ôm vai mẹ nắm tay cha Thì thầm Con thương lắm Chúng ta Ai rồi cũng có lúc muốn dừng chân Giữa đường đời vạn dặm Đi Rồi có khi Âu chỉ để trở về… Nguyễn Phi Vân 26 Tết Giáp Thìn

  • Làm sao để nhượng quyền ẩm thực bản địa?

    Càng bản địa, càng quốc tế, đó chính là cách mà các hình thức ẩm thực bản địa sẽ lên ngôi qua hình thức nhượng quyền tại thị trường quốc tế.

  • 3 tiêu chuẩn lựa chọn thương hiệu nhượng quyền để đầu tư

    Ai muốn tham gia đầu tư nhượng quyền cũng cần phải có tiêu chí lựa chọn hết. Nếu không, bạn sẽ chọn sai, chọn nhầm và tiêu phí tiền bạc của mình nha. 3 tiêu chí như sau:

  • 3 chìa khoá cốt lõi để nhượng quyền thành công

    Nhượng quyền là phải làm bài bản chớ không thể làm đại làm càn thì sao mà phát triển bền vững được? 3 chìa khoá đây nhé.

  • GenZ kinh doanh nhượng quyền. Tại sao không?

    Bạn trẻ cấp 3 nhắn tin hỏi, em còn học cấp 3 thì học về kinh doanh nhượng quyền làm sao :-)

  • KHI NÀO LÀ ĐỦ?

    Một bạn trẻ gởi vào ib: “Dạ con chào cô Phi Vân, Trên hành trình phát triển, con cảm thấy mình rất may mắn khi có duyên được học hỏi từ những bài học của cô từ những bài viết và podcasts, con cảm ơn cô nhiều vì những điều cô chia sẻ cho mọi người. Con có một câu hỏi mong cô chia sẻ góc nhìn về việc “biết đủ”, làm sao để nhận ra “khi nào là đủ” để bị tránh tình trạng quá tham vọng hoặc tham lam trong mọi việc? Con xin cảm ơn cô và chúc cô hạnh phúc.” “Biết khi nào là đủ” có lẽ là từ khái niệm được nhiều người sử dụng, nhắc đến hay đem ra chêm vào trong những cuộc hội thoại sâu lắng về cuộc đời. Nhưng có lẽ, “đủ”, cũng giống như “hạnh phúc” là một khái niệm có nhiều phiên bản nhất, tuỳ thuộc vào hiểu biết, góc nhìn, quan điểm rất cá nhân. Nếu đã vậy, thì “đủ” nó muôn hình vạn trạng, miễn sao bạn cảm thấy vui vẻ, hài lòng, thong dong là đủ. Còn cái sự vui vẻ thong dong đó đối với mỗi người mặt mũi nó ra sao, chắc mỗi nhà mỗi khác, mỗi hoàn cảnh mỗi khác, mỗi khúc quanh mỗi khác. Có người cho rằng, đủ là thôi mình hài lòng với hiện tại và hiện thực, mình buông bỏ hết, dừng lại và không làm gì nhiều nữa cho nó được thong dong. Đủ với người khác có khi là đủ đầy tình cảm, đủ đầy tài sản, đạt được một mục tiêu lớn đã đặt ra. “Đủ” với nhiều người khác có thể là ôi thôi tôi đã nhận ra bản chất của cuộc sống, số phận của con người, nên thôi không thi thố, tranh đấu, tìm kiếm gì nữa, tuỳ duyên thôi, thuận tự nhiên thôi, cái gì đến sẽ đến nên vui vẻ mà đón nhận. Với tôi thì, lúc nào cũng đủ và không khi nào là đủ. Lúc nào cũng đủ là khi nói về nhu cầu cá nhân. Tính tôi không thích phô trương, không ưa rườm rà hoa lá cành, không tham lam vật chất, sống tối giản và xuề xoà, đơn giản, không mang vác lên người sự xa hoa để chứng tỏ gì với ai. Đã vậy, nên lúc nào tôi cũng thấy đủ. Ăn cơm với rau luộc là đủ. Uống cà phê hàng quán sang trọng hay vỉa hè đều đủ. Tiệc tùng 5 sao hay chia nhau tô mỳ gói cũng đủ. Tặng củ khoai lang hay chai rượu xịn cũng thấy vui và đủ như nhau. “Đủ” nó là tâm thế, là cách ta tự chọn để lead your life - lèo lái cuộc sống hàng ngày. Tâm thế thấy đủ là đủ, vì mình không expect - mong đợi gì hơn cho bản thân. Tuy nhiên, đối với giá trị cốt lõi của mình là gieo hạt, giúp đỡ tha nhân thì tính tôi lại chẳng bao giờ biết đủ. Làm như vậy năm này, năm sau phải cố gắng làm tốt hơn. Làm dự án này như vầy, dự án sau phải tiến bộ hơn, giúp được nhiều người hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn…. Khi trái tim ta nằm ở cộng đồng, ở việc chia sẻ những điều tốt đẹp cho thế gian này thì, nỗ lực không bao giờ là đủ. Còn sức phải làm cho hết sức. Còn khả năng phải tận lực với khả năng. Không cho phép mình mệt mỏi, dừng lại, lười biếng hay biết đủ. Ai gặp cũng nhắn nhủ, chị giữ sìn sức khoẻ, đừng làm việc quá sức. Thật tình, tôi có cố làm gì cho bản thân đâu, vì bản thân tôi đã biết đủ rồi. Nhưng ở ngoài kia còn quá nhiều việc có thể làm để tạo ra giá trị cho đời, làm sao mà nghỉ? Lúc nào cũng đủ và không khi nào đủ là như thế. Quay trở lại với mỗi người, tôi nghĩ mỗi cá nhân cần có góc nhìn cho riêng mình, đừng chỉ học theo ai khác. Thứ gì nó đến từ bên trong mình thì nó trở thành động lực. Thứ gì thuộc về thế giới quan của chính mình thì bản thân sẽ vì nó mà cam kết, dấn thân. Còn thứ gì nó là quan điểm, giá trị vay mượn từ người khác chẳng chóng thì chày nó sẽ phai lạt đi theo năm tháng. Vì vậy, bạn cần tự mình tìm ra định nghĩa về chữ “đủ” cho bản thân. Không có đúng hay sai. Mỗi thời điểm trong hành trình cuộc sống quan niệm có thể khác nhau. Mỗi khúc quanh nghiệt ngã trong đời sự ngộ ra về chữ đủ có khả năng rất khác. Dù là gì, chỉ cần bạn sống là chính mình, tự tin và vui vẻ với chính mình, đầy năng lượng và nhiệt huyết cho những gì mình muốn thực hiện tại thời điểm đó là được. Đừng chấp vào câu từ, lời dạy, cũng đừng chấp vào định nghĩa số đông của xã hội làm gì. Đạo là vô trụ. Mỗi người chúng ta sẽ tìm ra những con đường khác nhau để trở về với điểm khởi đầu. Cho nên, không có gì là áp lực và cao siêu ở đây cả. Cứ từ từ bình tĩnh tìm ra tấm áo mặc vừa với bản thân. Nói vậy, thì lại đang ép bạn phải trở về với chính mình, tự mình phản tư suy nghĩ. Nhưng đó, chẳng phải là cách mà ta tự mình ngộ ra, lớn lên và phát triển đó hay sao? Tri thức chỉ có thể hiển hiện khi ta thật hiểu và ứng dụng được cho chính bản thân mình. Còn lại, tất cả những kiểu lý thuyết ở ngoài kia, đều là đồ vay mượn. Khi nào là đủ? Câu hỏi hay và là câu hỏi dành cho bạn, để bạn phải tự trả lời. Dù câu trả lời là gì mà bạn dành cho chính bản thân mình, ngộ ra cho bản thân thôi, thế là đủ.

  • Giải oan cho nhượng quyền

    Nhượng quyền không liên quan gì tới lừa đảo hết. Tìm hiểu lý do tại sao trong video này nhé.

  • Tin vui năm 2024 cho ngành CNTT

    Dịch vụ công nghệ thông tin là ngành đang phát triển cực hot về nhượng quyền trên thế giới và sẽ bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ năm 2024. Ai đang trong ngành thì nhớ nắm bắt cơ hội nhé.

  • Đừng dại dột vay vốn đi mua nhượng quyền

    Nếu bạn chưa hiểu bảng phân tích tài chính của một mô hình nhượng quyền, đừng vội nghe lời ai đi vay vốn để đầu tư nhượng quyền nhé.

bottom of page