top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 1687 mặt hàng cho ""

  • Tại sao nhượng quyền dịch vụ sẽ là ngành hot trong năm 2024?

    Nhượng quyển dịch vụ ngày càng trend và trong khủng hoảng kinh tế lại trở thành ngành hot. Tại sao?

  • KHI BỊ SẾP KÊU LÊN KÊU XUỐNG…

    Có khi nào bạn bị lâm vô tình cảnh làm xong công việc, báo cáo cấp trên, xong bị sửa lên sửa xuống, đi tới đi lui và bị la hoài mà vẫn sửa chưa xong không? Có khi nào bạn tự hỏi mình tại sao lại như vậy không? Và làm sao để đừng phải bị rơi vào trạng thái đó lần nữa hoặc nhiều lần nữa? Bạn để ý đi, khi bạn làm xong việc và báo cáo, sếp sẽ luôn đặt câu hỏi tại sao thế này tại sao thế nọ và chỉ ra những điểm bạn có thể làm chưa đúng hoặc chưa chính xác, yêu cầu bạn chỉnh sửa. Vấn đề là, người không có tư duy logic thì về sẽ sửa đúng những chỗ sếp nói mà thôi rồi nhanh chóng đi nộp bài lại. Người không có tư duy logic không hiểu rằng, khi thay đổi hoặc hiệu chỉnh một thông số, một yếu tố trong dự án hay công việc thì, sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thông số hoặc yếu tố khác. Như vậy, khi chỉnh sửa xong 1 chỗ, điều bạn cần phải làm là rà lại xem chỗ mình vừa chỉnh sửa đó nó ảnh hưởng thế nào đến những mắc xích còn lại trong công việc. Phần lớn là, sẽ ảnh hưởng rất lớn và vì vậy cũng cần phải chỉnh sửa tiếp những thông số hay yếu tố liên quan. Nhưng…, và đời luôn có chữ nhưng…. 80% người không đề tâm vào công việc, thiếu tư duy logic, chẳng cần suy nghĩ, cứ sửa xong một chỗ lại vội vàng chạy đi nộp bài cho rồi, cho xong, và đương nhiên là bị la và yêu cầu sửa tiếp. Nếu cứ đúng cái tâm thế đó mà làm thì sẽ cứ bị la lên la xuống như thế cho đến khi xong chuyện. Người như vậy không thể tiến xa, không thể trở nên xuất sắc vì tư duy của họ chỉ là công nhân dây chuyền, chỉ đâu làm đó đúng một việc mà không thể tư duy toàn diện để tự mình suy nghĩ và hoàn thiện tổng thể công việc hay dự án. Do đó, nếu muốn phát triển và trở nên xuất sắc hơn, không còn bị dí chạy lên chạy xuống nữa thì, bạn cần thay đổi cách tiếp cận. Tốt nhất và bền vững nhất là học và rèn luyện tư duy phản biện (logic). Khoá học này tôi đã soạn miễn phí trên blog cho mọi người. Link: https://www.nguyenphivan.com/challenge-page/b5da9564-b35d-4609-8f44-7e461e80df7f Hai là, để chữa cháy cho tình huống, bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi sau để hướng dẫn cách tư duy đúng cho hoàn cảnh này. Chỗ sếp yêu cầu mình sửa là tại sao, sai chỗ nào, lý do dẫn đến cái sai đó? Để sửa chỗ này cho đúng thì cần phải sửa những nơi nào trước đó đang là input - thông số hay thông tin đầu vào? Nếu sửa chỗ này rồi thì nó ảnh hưởng gì đến những mắc xích tiếp theo lấy chỗ này làm input đầu vào? Vậy thì những chỗ đó cần sửa tương ứng như thế nào? Có phần thuyết mình, trình bày nào về công việc hay dự án bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này và vì vậy cần thay đổi tương ứng hay không? Rà lại tổng thể công việc / dự án sau khi hiệu chỉnh còn có chỗ nào không hợp lý hay không? Làm gì cũng vậy, dù việc lớn hay việc nhỏ, cũng cần phải bỏ tâm vào đó, suy nghĩ logic, triển khai chi tiết, cụ thể, chính xác chứ không thể cứ nhanh nhanh cho qua, lơ mơ cho có, vội vàng cho xong được. Nếu đã mang tâm thế đó đi làm thì khó có thể trở thành người xuất sắc. Đã vậy, thì đừng bao giờ hỏi tại sao mình không được tăng lương, không được cất nhắc, không được đưa cho cơ hội lớn hơn. Một chuyện sửa lên sửa xuống chưa xong thì ai dám đưa cho cơ hội khác? Cho nên, có khi hôm nay bạn nên dành thời gian một mình cho bản thân, suy nghĩ lại quá trình vừa qua xem mình có rơi vào trạng thái này một hoặc nhiều lần không. Nếu có, bạn nên xem lại cách tiếp cận của mình, thay đồi và thử nghiệm những cách trên đây, rồi dần dần biến nó thành thói quen khi làm việc để không còn bị kêu lên kêu xuống nữa. Đó gọi là phát triển bản thân chứ làm gì?

  • Vốn ít nên đầu tư nhượng quyền gì cho hợp lý?

    Trong năm 2024 khi kinh tế còn suy thoái và khó khăn thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ vô cùng sợ rủi ro. Do đó, các mô hình nhượng quyền vốn thấp, hoàn vốn nhanh sẽ trở nên cực kỳ hot. Vậy, tìm mô hình như thế nào để tham gia đầu tư?

  • Nhìn lại bài học sở hữu trí tuệ từ drama Phở Thìn

    Lùm xùm tranh chấp Phở Thìn là một case khá kinh điển trong kinh doanh nhượng quyền. Nhượng quyền cuối cùng là nhượng cái gì? Bạn có thể nhượng không nếu không có "quyền"? Nhưng quyền là quyền gì? Mời các bạn theo dõi trong video này nhé.

  • Người hướng nội có tham gia nhượng quyền được không?

    Câu hỏi hơn 20 năm đi làm nhượng quyền chưa bao giờ gặp nhưng cực kỳ thú vị. Mời các bạn theo dõi nhé:

  • Làm sao để trở thành nhà đầu tư mua nhượng quyền thông minh?

    Mời các bạn nghe chia sẻ về các vấn đề cần lưu ý khi đầu tư mua nhượng quyền để có thể kinh doanh thành công

  • 4 NGÀNH NHƯỢNG QUYỀN HOT TREND 2024

    2024 sẽ là sự lên ngôi của những ngành nào trong nhượng quyền?

  • LÀM NHƯ CHƠI 

    Bạn nghe câu nói này chưa? There is nothing so useless as doing efficiently that which should not be done at all — Peter F. Drucker Không có gì vô ích bằng làm hiệu quả những việc không cần làm Có bao giờ bạn chợt nhận ra là mình làm quá nhiều, đầu tắt mặt tối, muốn kiệt sức, không thấy mặt trời luôn nhưng hình như ngoảnh lại thì chẳng thấy có tác động hay hiệu quả gì mấy? Này là câu hỏi rất riêng tư, vì nếu trả lời thật tình có khi rất mất mặt, nên thôi bạn chỉ cần trả lời cho bản thân là đủ. Và thật ra bạn không phải một mình. Đa số chúng ta bị lâm vào tình trạng này khi bị cuốn vào vòng xoáy của một đống việc rất urgent - gấp, cũng chưa kịp hiểu đầu cua tai nheo là đã phải lao vào làm để còn tích một cái là đã làm xong. Mình ngập ngụa trong mớ việc làm hoài không hết, chưa xong việc này việc khác đã đuổi sau lưng, chưa xong mớ việc này mớ khác đã sồng sộc xếp hàng xô đầy. Cứ như thế, ta xà quần, loay hoay trong vòng xoáy bất tận đó của những việc lúc nào cũng rất gấp và chẳng bao giờ dừng lại. Cho đến khi ta chịu hết nổi và gục ngã…. Đó là lúc có lẽ ta nên tự hỏi mình, như vậy là đúng hay là có gì đó sai sai? Bạn nghe câu này rồi, “Work smart. Don’t work hard”. Có lẽ bạn thấy nó chí lý nhưng cuối cùng work smart là như thế nào khi deadline nó dí tận lưng và mình không có vũ khí gì để chống đỡ. Cuối cùng, sếp và đồng đội vẫn cứ la làng chờ deadline của mình. Cuối cùng, làm không xong có thể bị quở trách. Vậy thì thời gian đâu mà nghĩ ngợi chuyện work smart? Thiệt ra thì cũng không khó lắm. Chỉ cần mình bỏ ra vài tiếng đồng hồ định hình lại hoàn cảnh, hiện trạng công việc, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên chút là xong. Bước này không làm thì không có cách nào thoát ra được hết. Cho nên, dù đang bận cách mấy cũng nhớ tìm thời gian mà làm để giải phóng bản thân khỏi những tháng ngày quay mòng mòng trong mớ công việc vô định, nhất là bắt đầu từ năm mới. Vậy thì mình bắt đầu thế nào đây? Hiểu về mục tiêu Đầu tiên hết, hỏi thiệt nha, có bao nhiêu việc nằm trong danh sách mà bạn chả hiểu tại sao mình phải làm? Chuyện này bạn cần thành thật với bản thân. Tôi hỏi câu này với tất cả mọi người khi ai đó chia sẻ hay báo cáo về việc mình đang làm. Câu hỏi đầu tiên luôn là, tại sao bạn làm việc này? Làm để làm gì? Làm việc này đóng góp cho mục tiêu gì? Kết quả việc bạn làm mang lại tác động hay hiệu quả cụ thể gì cho mục tiêu đó. It’s not what you do. It’s why you do it that counts. Chưa bao giờ vấn đề là làm gì. Vấn đề luôn là tại sao mình cần làm việc đó. Nếu mình chỉ đâm đầu vào làm mà chẳng hiểu tại sao thì mình cũng giống như con robot bị lập trình, làm làm một cách vô tri không hiểu tại sao, rồi cứ như vậy làm công nhân chuyền suốt đời, bận rộn loanh quanh suốt đời mà cuối cùng chẳng mang lại chút tác động nào. Đó có phải là điều ta muốn? Nếu không, thì bạn cần tập thói quen đặt câu hỏi như trên cho bất kỳ việc gì. Đây là cách bạn lọc việc quan trọng hay không quan trọng theo đúng mục tiêu của nó và trách nhiệm cũng như khả năng đóng góp của mình. Nếu người đưa việc cũng không hiểu tại sao giao việc thì việc đó hoàn toàn không quan trọng. Sắp xếp thứ tự ưu tiên Fore sure, trong mớ công việc hiện tại đang nằm trong danh sách của mình, có những việc quan trọng thật, đâu đó 20% thôi nhưng mang lại 80% kết quả. Bạn nghĩ cho thiệt kỹ đi, đó là những việc gì? Nếu đã qua bộ lọc mục tiêu như đã chia sẻ ở trên thì dễ biết lắm, vì việc quan trọng bao giờ cũng có mục tiêu rõ ràng, kết quả mong muốn rõ ràng, có briefing về tầm quan trọng của nó rõ ràng. Cho nên, việc gì quan trọng và gấp thì ưu tiên 1. Việc gì quan trọng nhưng không gấp thì ưu tiên 2. Việc gì không quan trọng nhưng gấp thì ưu tiên 3. Còn việc gì không quan trọng cũng không gấp thì dẹp đi chớ làm để làm gì? Nhiều khi nhìn vào list công việc của một ai đó, hỏi vài câu xong tôi hay nói, chỉ có 20% trong số công việc nằm trong list này là cần làm. Còn lại, không làm cũng chẳng ảnh hưởng chi đến hoà bình thế giới. Nếu hiểu được như vậy thì, bạn có bận rộn gì đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách sắp xếp mà thôi. Giờ bạn bình tĩnh, dành thời gian ngồi xuống sắp xếp lại đi, để cho mình rảnh rang còn đi chơi chứ làm hoài ba chuyện chẳng mang lại tác động để làm gì. Câu “Không có gì vô ích bằng làm hiệu quả những việc không cần làm” nó như là một con dao, đọc xong nghe đau nhói. Bạn nên viết lại câu này và để trước mặt trên bàn làm việc của mình để nhắc nhở bản thân hàng ngày. Thời gian của chúng ta đều giới hạn, chỉ nên sử dụng để làm việc có ích thôi, đừng vung vãi nó một cách vô tội vạ. Hiểu rõ vai trò của mình khi làm việc nhóm Tuy là khi tham gia dự án, bạn chỉ là một thành viên và nắm giữ một vài task trong đó thôi. Nhưng làm việc nhóm thì bạn không hoàn thành cả dự án sẽ bị ùn tắc. Do đó, không tham gia thì thôi, tham gia thì phải hiểu rất rõ vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong dòng chảy dự án. Hiểu thì bạn sẽ biết rõ mình cần ưu tiên những công việc nào có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của người tiếp theo. Bạn trễ cái, bạn làm tào lao cái là cả team xong phim. Cho nên, luôn cần dành thời gian giải quyết các công việc có liên quan đến tập thể một cách nghiêm túc. Việc chỉ liên quan đến cá nhân mình thì mình còn sắp xếp làm giờ này giờ khác được. Việc chung nó trễ là nó trễ hết cả dây, phá vỡ hết lịch của mọi người. Vậy thì, trong những thứ quan trọng cần làm thì chuyện gì liên quan tập thể quan trọng hơn, chuyện liên quan chỉ cá nhân ưu tiên sau. Vậy thì mọi thứ sẽ suông sẻ và dễ xử hơn nhiều. Đừng chờ nước tới chân mới nhảy Có rất nhiều bạn có thói quen làm việc không có lead time - hiểu về khái niệm thời gian có trước để hoàn thành một công việc. Có khi bạn có cả tháng để chuẩn bị và hoàn thành, nhưng bạn xà quần đủ chuyện, không theo dõi lead time, để tới còn 1-2 ngày mới lao vào làm thì lúc đó đã trễ rồi. Chất lượng công việc tương ứng với thời gian được giao phó, nghĩa là biết cần 1 tháng mới có thể làm tốt một việc. Vậy mà bạn để cho thời gian nó trôi qua cho đến gần ngày deadline rồi mới cuống cuồng lên. Việc cần 1 tháng mà làm trong 2 ngày thì nó có chất lượng không? Đó tự bạn trả lời đi, không cần phải hỏi ai. Hay cái là người ta biết vậy, trải nghiệm vật vã vậy, nhưng cứ vậy mà làm hoài không thay đổi mới ghê. Vậy mà đòi thảnh thơi, thong dong, làm như chơi đồ. Ở đâu ra? Vậy đi ha. Vài ba động tác là cuộc đời xà quần của bạn sẽ trở lại thong dong ngay thôi. Làm hay không là tuỳ bạn, vì việc này cần kỹ năng và kỷ luật. Cuộc đời mình ra sao là do mình quyết định. Bạn ưa cuống cuồng thì cả đời cứ cuống cuồng không sao cả. Lựa chọn là của mình thôi.

  • Nhượng quyền - ngành bùng nổ trong khủng hoảng kinh tế

    Tại sao nhượng quyền lại là ngành được dự đoán sẽ bùng nổ trong khủng hoảng kinh tế? Cùng lắng nghe 3 lý do trong video này nhé:

  • ĐỂ CHO TÂM TRÍ ĐƯỢC NGHỈ NGƠI

    Càng ngày, lượng thông tin mà một người phải tiếp nhận từ cả vạn hướng, từ online đến offline càng khiến người ta nổ não. Đó cũng là lý giải cho việc con người ngày càng mệt mỏi, kiệt sức, mất phương hướng, mắc đủ các chứng bệnh rối loạn, trầm cảm, vv. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Thế giới bên ngoài nó xâm phạm tâm trí của mình như thế là chuyện của nó. Còn mình có OK cho nó xâm phạm hay không lại là chuyện của mình. Nếu cứ hồn nhiên mở cửa ra cho rác thải vào nhà thì đương nhiên nhà mình sẽ thành bãi rác. Còn nếu mình biết cách đóng cửa, gắn bộ lọc vào, thải bớt hoặc delete ngay những kênh toxic thì mới bảo vệ được cho tâm trí nó được nghỉ ngơi, tái tạo. Nghe mơ hồ vậy nhưng cũng có vài cách cụ thể mà bạn có thể thử nghiệm xem có hợp với mình không nhé. Bớt bà tám & drama đi Một trong những loại thông tin vô tội vạ, không có chút lợi ích nào mà khiến ai cũng xoắn não là tám chuyện nhà người ta, những chuyện nói cho đã cái miệng thôi chớ không liên quan gì tới cuộc đời mình. Ủa, sao nói mình bận rộn lắm mà, nhiều việc phải suy nghĩ và triển khai lắm mà lại có thời gian đi tám nhỉ? Tám thôi còn đỡ. Nhiều người còn thích buôn drama, chuyện nhỏ xé to, chuyện không thành chân lý, chuyện không đáng thành thảm hoạ vũ trụ. OK bạn có thể nghĩ đó là kênh giải trí. Nhưng nếu giải trí thì phải để cho não nó nghỉ ngơi chứ. Còn nếu cứ phải quận vào đó suy tư, mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi đủ thứ thì chi cho mệt vậy? Nhà bao việc rồi. Có cần phải rước thêm phiền phức vào thân, rồi than sao mình khổ quá mệt quá không? Tránh xa xa mấy chỗ đó ra là tiết kiệm được bao thời gian và tâm sức. Bỏ qua những thứ không thể kiểm soát Này nói hoài nè. Đời mình có 3 vòng tròn: vòng tròn của những việc có thể kiểm soát, vòng tròn những việc mình không thể kiểm soát nhưng có thể ảnh hưởng, và vòng tròn của những việc mình hoàn toàn không thể kiểm soát, ví dụ như chuyện của chính phủ và thế giới, chuyện thời tiết và thiên tai, vv. Thời gian và tâm sức của con người thì có hạn. Cho nên ưu tiên nó phải chạy theo thứ gì quan trọng nhất đối với mình, nghĩa là những thứ mình có thể kiểm soát trước, ví dụ như học trường nào, làm nghề gì, làm ở đâu, sở thích theo đuổi là chi, học thêm kỹ năng gì, vv. Nếu lo bao nhiêu đó chuyện mà còn sức thì mới cắt chút thời gian ra để làm thêm chuyện không kiểm soát được nhưng có thể ảnh hưởng. Còn lại, thôi thì bỏ qua chứ đừng dại gì lao vào cho phí sức mà chẳng lợi ích gì. Thành ra, bạn tự hỏi mình đi, bạn có ưu tiên những việc cần làm chưa? Là gì? Có bao giờ mình đang tốn quá nhiều thời gian vào những thứ không thể kiểm soát được mà cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân? Có khi là đang nhiều lắm đó. Lo mà gỡ bớt ra cho đỡ mệt. Dẹp chuyện so sánh bản thân với người khác Này là bệnh mãn tính của nhiều người nè, lúc nào cũng đi so sao người ta thế nọ thế kia còn mình thì thế kia thế nọ. Trời ơi, làm ơn đi, đường người nào người đó đi, đèn nhà nào nhà đó sáng. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho đến ngày hôm nay đều hoàn toàn khác biệt, gia cảnh khác, môi trường khác, giáo dục khác, trải nghiệm khác, network khác, vv. Tất cả đều khác hết thì so sánh ở chỗ nào? Hơn nữa, mỗi người đều có giấc mơ khác nhau, điểm đến khác nhau, định nghĩa về hạnh phúc khác nhau, giá trị cốt lõi khác nhau. Cũng vì vậy, hành trình của chúng ta hoàn toàn khác nhau. Có chăng, là ta học hỏi từ trải nghiệm của người khác để dành tham khảo thôi, chớ không ai bắt chước y khuôn kinh nghiệm và trải nghiệm của bất kỳ ai khác được. So sánh chi cho mệt, rồi đâm ra buồn bã, bất đắc chí này nọ khi thấy người ta hơn mình. Mà bạn nghĩ lại đi, bạn đang hơn bao nhiêu người khác? Nhìn lên thì cũng phải nhìn xuống chớ. Làm gì có ai được hết hay mất hết bao giờ. Đừng dấn thân vào chuyện gì cảm thấy bất an Ôi cái này thì tôi nhiều trải nghiệm nè. Nhiều khi tính mình lạc quan, luôn nhìn thấy những điều hay, tích cực mà bỏ qua red flags - những dấu hiệu cờ đỏ báo nguy hiểm. 10/10 lần cảm thấy có gì đó không ổn, dù không biết là gì, nhưng vẫn cứ lao vào là 10 lần như một đều dính chưởng. Tiếng Anh gọi là intuition - trực giác. Thật ra trực giác nó giống như là hệ thống thông thái tự động mà mình xây được từ những kinh nghiệm và trải nghiệm trước đây, được phân tích và cảnh báo khi có những ngọn cờ đỏ xuất hiện vậy. Cho nên, sau nhiều lần vấp ngã thì, giờ tôi chẳng bao giờ đụng vào bất kỳ chuyện gì khi cảm thấy bất an, thấy có gì đó không ổn lắm. Một bước sa chân là nó dấy lên bao nhiêu là vấn đề mà sau này phải giải quyết rất mệt mỏi. Cho nên, để ý chút và tránh luôn thì đỡ rối và đỡ mất tâm sức, thời gian. Dành thời gian một mình để off-load Con người ai cũng xông pha ra ngoài kia dữ quá, nào là sự nghiệp, kinh doanh, xã hội, cộng đồng, gia đình, vv. Cho nên có khi mình xà quần riết mà không có thời gian cho bản thân để relax, detox, hít thở và không nghĩ gì để tái tạo năng lượng. Đừng sợ một mình. Một mình là thời gian tốt nhất để offload - xả hết ba thứ gánh nặng mình mang vác hàng ngày ra, trở về với bản thân và tìm đến sự bình yên. Khi và chỉ khi mình ổn thì thế giới ngoài kia mới ổn. Bằng không, nếu cứ xà quần mãi thế thì trước sau gì mình cũng gục ngã mà thôi. Thôi, cho tâm trí nghỉ ngơi chút, dành chút thời gian riêng tư cho bản thân mình nhé. Tránh xa những kẻ hút cạn năng lượng của bạn Đời này có nhiều người kỳ lắm, gặp xong là ngã lăn ra thở oxy luôn vì họ hút cạn năng lượng của mình. Bạn để ý đi. Ai cũng có những người như vậy quanh mình. Gặp họ toàn là tham phiền, nói chuyện tiêu cực, chán nản, khó khăn, không thấy đường ra luôn. Hỏi sao gặp xong không mất năng lượng? Biết vậy thì tránh ra cho rồi chớ còn ùa vô đó làm gì. Công mình tái tạo năng lượng, giữ cho bản thân tích cực đồ. Xong chỉ có va vào một ai đó mà mất hết thì uổng quá uổng, phiền quá phiền. Tránh cho đỡ mất công. Và cũng đừng có biện mình này nọ nha. Tôi biết bạn sắp biện minh đây mà. Tránh là tránh, cho đến khi bạn đủ sức để xử lý những kiểu năng lượng như thế mà không ảnh hưởng đến bản thân. Để cho tâm trí nghỉ ngơi đi, ha. Này là vài trò nhà quê để tự mình giúp mình đỡ rối, đỡ mệt, đỡ lu xu bu thôi. Ai thích thì thử, không thì cứ xà quần cũng chẳng sao. Đời này là của bạn mà. Chỉ có bạn là người quyết định mình muốn sống thế nào. Có điều, lựa chọn sao thì cứ theo đó mà sống, đừng than phiền là được.

  • THÓI QUEN XUẤT SẮC

    Bạn nghe câu nói này chưa? We are what we repeatedly do. Excellence, then, is not an act, but a habit. — Aristotle Ta chính là hành động mà ta lặp đi lặp lại. Sự xuất sắc, vì vậy, không phải là một sự việc, mà là một thói quen. Câu này nghe xong là giật mình nhất đúng không? Giờ bạn nhìn lại mình đi, và suy nghĩ xem mình có đang làm một số hành động lặp đi lặp lại hàng ngày không? Nếu có thì đó là những hành động gì? Nếu bạn làm việc gì đó tốt hàng ngày thì nó thành thói quen tốt, ví dụ đọc sách, nghe podcast để phát triển bản thân, tập thể dục, làm việc xã hội giúp đỡ người khác, làm xuất sắc nhất những việc nhỏ nhất được giao, vv. Nhưng nếu bạn làm toàn những việc không đâu vào đâu, ví dụ ngủ nướng hàng ngày, lười biếng hàng ngày, nghĩ ngợi lung tung hàng ngày, làm việc qua loa, cho xong hàng ngày, nghiện lướt mạng hàng ngày, vv, thì những việc đó cũng biến thành thói quen. Khi chúng biến thành thói quen, thì chúng cũng biến thành bạn. Bạn sẽ trở thành người chuyên ngủ nướng, chuyên lười biếng, chuyên overthink - nghĩ ngợi lung tung, chuyên làm việc qua loa, thành kẻ nghiện mạng xã hội, vv. We are what we repeatedly do - Ta chính là hành động mà ta lặp đi lặp lại mỗi ngày là như thế. Nói như vậy, thì ta cũng có thể trở nên xuất sắc nếu ta biến sự xuất sắc thành thói quen, nếu ta biến sự xuất sắc thành việc ta làm lặp đi lặp lại hàng ngày. Xuất sắc, vì vậy, không có gì quá khó để đạt được cả. Chỉ cần mình tập trung biến nó thành thói quen thôi. Nhưng làm sao để biến sự xuất sắc thành thói quen? Tư duy toàn diện về việc cần làm Trong cuộc đời làm việc của mình, tôi nhìn thấy nhiều nhất là những người đi làm chỉ biết cắm đầu làm, nghĩa là kêu sao làm vậy, không biết cách hoặc lười tư duy về việc cần làm. Khi bản thân còn không biết tại sao mình làm chuyện mình đang làm, làm để đạt được mục đích gì, đóng góp thế nào cho tập thể, tổ chức thì mình như một con robot được lập trình trước, làm việc một cách vô tri. Đã vậy, dù bạn có làm tốt việc được giao theo yêu cầu, bạn cũng không bao giờ xuất sắc, vì bạn có nghĩ thêm được gì, làm thêm được gì vượt quá mong đợi đâu mà xuất sắc. Cho nên, việc đầu tiên bạn cần làm khi nhận việc là tư duy về công việc trước. “Nếu có 6 giờ đồng hồ để đốn 1 cái cây thì tôi sẽ dành 4 giờ để mài rìu”, Abraham Lincoln đã từng nói. Chỉ có robot mới lập trình và lao vào làm thôi. Còn người thì phải biết suy nghĩ, mỗi việc đều cần phải suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau: Tại sao cần làm việc này? Làm để đạt được mục tiêu gì? Để đạt được mục tiêu đó có bao nhiêu cách làm? Có cách nào đạt được tốt hơn so với mục tiêu đề ra không? Ai có thể giúp mình thực hiện việc này tốt nhất? Kế hoạch hành động theo thứ tự ưu tiên và thời gian ưu tiên là gì? Nếu trong mọi việc cần làm, bạn đều học cách tư duy như vậy trước khi làm thì bạn sẽ dần trở nên xuất sắc hơn do bạn dụng não nhiều hơn. Vậy thôi! Biến việc này thành thói quen thì chẳng bao lâu nữa bạn sẽ luôn biết tư duy đúng về mọi thứ. Không có chuyện gì khó Đa số khi được giao việc sẽ nghĩ việc này khó lắm trước, hoặc nghĩ ra toàn những thử thách, khó khăn. Đó là thói quen muốn an toàn và không muốn thay đổi của con người. Người xuất sắc thì thói quen ngược lại. Họ trước hết là hứng thú với việc được giao, sau đó là sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để dấn thân tìm ra giải pháp. Phương pháp mà tôi sử dụng nhiều nhất là Tư duy thiết kế. Nếu chưa biết gì về phương pháp này thì bạn nên đọc bài này: https://www.nguyenphivan.com/post/c%C3%B9ng-m%E1%BB%99t-vi%E1%BB%87c-th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i-bao-nhi%C3%AAu-l%E1%BA%A7n-th%C3%AC-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c Khi chưa làm gì đã nghĩ việc này khó thì 50% là bạn không thể làm tốt việc được giao. Còn nếu bạn hứng thú vì việc có vẻ thử thách thì 50% là bạn đã thành công, vì người xuất sắc bao giờ cũng thích thú với những vấn đề khó và phức tạp. Họ thích thú vì họ có phương pháp và vì họ là người của sáng tạo, luôn đi tìm và thử nghiệm những thứ mới, chưa ai làm, chưa có tiền lệ. Còn nếu bạn chỉ ngồi đó chờ người ta làm trước, thành công trước cho có tiền lệ thì bạn là người đi ngược lại với hành trình sáng tạo, đi tìm cái cũ để lặp lại. Điều đó không có gì là không tốt nhưng nó chỉ đưa bạn đến với sự an toàn chứ chẳng bao giờ là sự xuất sắc. Cho nên, có khi mình nên thay đổi tâm thế với tất cả những việc mình sẽ nhận trong năm nay, đón nhận và hứng thú với thử thách thách với thái độ “không có gì là khó”. Không có chuyện gì nhỏ Người trẻ hay bị thái độ vầy: em muốn làm chuyện lớn, đừng đưa em chuyện nhỏ. Sorry nha. Chuyện nhỏ làm còn không xong thì ai dám giao cho bạn chuyện lớn? Tính tôi hay quan sát người làm việc cùng, và thường giao cho việc nhỏ một cách cố ý để xem bạn xử lý thế nào. Tôi tin rằng, người xuất sắc là người làm mọi thứ đều xuất sắc, không phân biệt chuyện nhỏ hay chuyện lớn. Tôi luôn xử lý mọi việc trong cuộc sống và sự nghiệp với tâm thế như vậy, luôn nghiêm túc và tận tâm với mọi việc mình làm. Đừng nghĩ chuyện nhỏ thì không cần xuất sắc. Việc bạn lặp đi lặp lại sự không xuất sắc hàng ngày chính là thói quen không xuất sắc. Còn một khi xuất sắc đã trở thành thói quen thì, việc gì bạn làm cũng sẽ xuất sắc cả, không quan tâm là việc nhỏ hay việc lớn. Do đó, tôi khuyên các bạn trẻ nên lưu ý và rèn luyện tâm thế này. Đây chính là cách tốt nhất để xuất sắc trở thành thói quen. Một khi nó đã trở thành thói quen thì việc gì bạn làm cũng xuất sắc, và vì vậy bạn là người xuất sắc. Đừng đao to búa lớn gì hết. Cứ bắt đầu từ chuyện nhỏ nhất mà rèn. Xưa giờ, ai cũng nghĩ xuất sắc là dành cho người có IQ cao, có điều kiện tốt, bẩm sinh tư chất hơn người. OK, cũng có người sinh ra đã thông minh thiệt, nhưng cũng đừng lấy đó để biện minh cho sự không xuất sắc của bản thân. Xuất sắc là một thói quen. Đã là thói quen thì rèn luyện được nếu bạn thật sự mong muốn. Do you? Bạn có mong muốn đó hay không?

  • Lãnh đạo bản thân còn chưa xong thì lãnh đạo ai?

    Một trong những vấn đề đau đầu nhất về nhân sự của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mà tôi thận thấy là khả năng lãnh đạo của dàn middle managers - quản lý cấp trung. Thường thì, chân dung của 1 quản lý cấp trung là một nhân sự xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như sales, marketing, vận hành chẳng hạn, và nhờ hoàn thành tốt công việc và KPI cá nhân mà được promote lên nấc tiếp theo và trở thành quản lý. Nhưng giữa việc làm xong và làm tốt công việc của cá nhân với việc quản lý một hay nhiều người khác là hai việc hoàn toàn khác nhau. Từ nhân viên solo muốn lên làm quản lý thì có rất nhiều kỹ năng và khả năng mà ai cũng cần học và rèn luyện để có thể thuận lợi và thành công trong công việc của mình. Tuy nhiên, thực tế là, ít có công ty vừa và nhỏ nào để ý đến việc chuẩn bị nền tảng cho họ. Và cũng rất ít người biết hoặc chịu tự mình tìm tòi học hỏi thêm trước khi nhận nhiệm vụ mới. Do đó, đa phần khi lên chức, các quản lý cấp trung cực kỳ áp lực vì không biết phải lãnh đạo thế nào, và phải đối diện với nhiều vấn đề gập ghềnh từ nhân sự trong team trong thời gian đầu nhậm chức. Có thể bạn bán hàng đạt chỉ tiêu. Có thể bạn triển khai phần công việc nào đó được giao tốt hơn mong đợi. Nhưng đó cuối cùng cũng chỉ là công việc bạn được cấp trên giao cho 1 cá nhân. Khi không còn người giao việc nữa mà ngược lại tự mình phải đi giao việc thì bạn có làm được không? Ngày xưa một mình tự lo, nhanh chậm gì tự điều chỉnh, được không gì tự tìm cách. Giờ, thành công là của một team. Nếu có ai đó chậm hoặc thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến cả team, bạn sẽ làm gì? Nếu giao việc xuống cho team thì giao việc gì cho ai, với quỹ thời gian là bao lâu, và bạn sẽ theo dõi và quản trị tasks đã giao cho họ thế nào? Nếu có rủi ro bị fail do vài thành viên trong team fail trách nhiệm của mình thì bạn có plan B hay chưa? Bỗng một ngày, từ solo lên thành quản lý, bạn phải học cách quản trị quỹ thời gian chặt chẽ hơn vì giờ đây có quá nhiều việc phải làm, nhiều người phải cộng tác, nhiều KPI mới phải hoàn thành. Bỗng một ngày, làm một mình không sao, làm với nhiều người nhiều cá tính, nhiều vấn đề emo quá, cảm xúc của chính bạn cứ gập ghềnh từ ngày này sang ngày khác thì bạn phải làm sao? Bỗng một ngày, nếu không quản trị dự án tốt, việc giao không đúng người, timeline không đúng tiến độ, bản thân hiểu nhưng briefing chưa tốt nên mọi thứ cứ rời rạc, không đâu vào đâu, dự án chưa làm tới đâu đã tan rã thì bạn phải làm sao? Bỗng một ngày, có quá nhiều thay đổi và bạn choáng váng vì mình chưa chuẩn bị tốt cho những tình huống mới. Ai không nhận ra và upgrade bản thân đúng cách thì, sẽ cứ mãi loay hoay trong cái chức vị được ấn lên vai nhưng hoàn toàn không có khả năng xoay sở. Vậy thì, ai trong hoàn cảnh này thì ít ra cần học và rèn luyện thêm những kỹ năng, khả năng gì? Đây là 10 kỹ năng, khả năng cơ bản nhất mà tôi đề nghị bạn cần học và rèn luyện ngay nếu muốn hoặc khi được lên chức: Tư duy phản biện Quản trị quỹ thời gian Quản trị dự án Quản trị cảm xúc Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng tổ chức Kỹ năng briefing Quản trị nhân sự & khả năng truyền cảm hứng, truyền động lực Quản trị tài chính Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch Trong một bài viết, tôi không thể chia sẻ chi tiết về từng kỹ năng được. Do đó, bạn nên tìm học và tìm đọc từ những nguồn sau: Các khoá học miễn phí trên blog Nguyễn Phi Vân. Bạn vào link này tạo tài khoản, nhận thông tin tài khoản qua email rồi sử dụng tài khoản đó để lo-in: https://www.nguyenphivan.com/lnd-center Sách: Tôi, Tương lai & Thế giới, Nym - Tôi của Tương lai, & Mở cửa tương lai Các bài viết trên blog Nguyễn Phi Vân. Chỉ cần search từ khoá + Nguyễn Phi Vân trên Google là bạn sẽ tìm thấy bài liên quan. Ví dụ, nếu muốn tìm bài viết về quản trị quỹ thời gian thì có từ khoá time management, quản trị quỹ thời gian, prioritization, kỹ năng sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên chẳng hạn. Tài liệu và nguồn thì không thiếu. Quan trọng là bạn có biết mình đang thiếu hay không, có quyết tâm muốn phát triển bản thân để trở thành quản lý giỏi hay không, và cuối cùng là có cam kết học mỗi ngày hay không mà thôi. Việc upgrade bản thân là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Không ai trên đời này làm giúp cho bạn được. và nếu bạn không tự làm, thì bạn sẽ trở thành người sếp tệ nhất hành tinh. Vậy thôi!

bottom of page