top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Thành công vs. Bình an

    “Con muốn hỏi cô là cuộc đời này, giữa thành công & bình an thì mình nên chọn cái nào hả cô?” Bạn tâm sự dài lắm, nhưng chủ yếu vẫn là bối rối hông biết sống sao. Thành công chắc là phải ganh đua, hơn thua với người đời thì sao mà bình an. Còn rẽ qua khúc quanh bình an là chắc phải buông bỏ hết, làm sao thành công cho nổi. Vậy, nên bạn trẻ đứng giữa ngã 3 đời, lòng rối bời không biết phải chọn sao. Ủa mà tại sao phải chọn? Ai bắt mình phải chọn? Thành công & bình an chưa bao giờ là hai thế lực đối lập nhau, chưa khi nào là tử thù có mày thì hổng có tao. Sao phải chọn? Nếu lấy bản thân ra làm ví dụ. Tôi bình an vì tôi đang theo đuổi và thực hiện mục đích cuộc đời mình. Tôi nghĩ mình thành công vì tôi hoàn toàn tự do trong tư duy, suy nghĩ, lựa chọn những điều mình theo đuổi, và so far thì hết sức vui vẻ, hạnh phúc với những gì mình đang thực hiện. Điều đó không có nghĩa là hàng ngày tôi không đối diện với những challenge - thử thách từ thể loại khủng long quánh nhau vật vã tới vi mô ngơ ngác như thoáng mây chiều chợt nhớ chốn quê xưa Có điều, đường đi nào mà chẳng giẫm lộn mấy cọng gai. Khác nhau là, tâm bình an thì mỉm cười ngồi xuống gỡ gai ra. Không bình an thì mắc kẹt ở đó chửi bới la làng gọi tên đứa này thằng nọ. Tôi bình an vì khi đưa ra bất kỳ quyết định gì trong đời đều biết rõ mình làm vì mục tiêu trong trẻo nhất, vì giá trị và mục đích sống của bản thân. Vậy, là bình an. Còn ai nói gì, nghĩ gì, hiểu lầm gì, nghi ngờ ganh ghét gì kệ người ta. Ai rảnh người đó bỏ chuyện nhà lo chuyện người. Tội họ! Cho nên người trẻ ạ, tới đây thì bạn nên quay về đặt lại những câu hỏi cơ bản như sau: 1. Thành công với bạn nghĩa là gì? Phải hỏi mình câu này vì thành công với mỗi người là một khái niệm rất khác nhau, trừ phi bạn lười hay không chịu suy nghĩ nên lấy thước đo chung của xã hội mà áp lên mình. Nếu có, thì đừng complain sau này tại sao người đời ác dữ, ép bạn phải gồng mình làm theo thứ bạn hổng tin vào. Mình lười thì mình tự chịu thôi. Trách ai giờ? 2. Với định nghĩa đó, tôi đã gọi là thành công chưa? Nếu chưa, thì là tại sao? Do tôi làm chưa tới, thiếu lửa, thiếu quyết liệt, hay là thiếu kiến thức kỹ năng? Nhớ đừng dựa vào ai hay đổ thừa ai. Người muốn làm rồi thì tự họ sẽ nghĩ ra ba vạn năm ngàn cách. Còn không muốn làm thì có đưa sẵn đồ ăn vào miệng, vẫn cau mày sao chưa chỉ cách nhai. 3. Nếu thành công rồi liệu tôi có bình an? Nếu bạn nghĩ mình thành công nhưng vẫn chẳng bình an, có lẽ có gì đó sai sai trên hành trình lựa chọn và ra quyết định. Có khi nào bạn đang làm những thứ mà mình hổng muốn? Có khi nào việc bạn đang làm không liên quan gì tới giá trị mà bạn hướng về? Có khi nào bạn biết thứ mình làm có thể hại người nhưng nhắm mắt làm ngơ? Có khi nào thành công mà bạn nhắc tới chỉ là lớp vỏ bọc giả tạo để đời leave you alone - để bạn yên mà trốn vào tủ áo? Rồi, giờ bạn nghĩ gì, tìm ra câu trả lời hay chưa thì cứ tự mình tiếp tục phản tư nha. Có điều, thành công hay bình an không phải là 2 lựa chọn một mất một còn như bạn nghĩ.

  • Tư duy làm chủ & khả năng quyết đoán

    Taking ownership - Tư duy làm chủ là gì? Việc gì là của bạn? Việc gì là của người khác? Việc gì tránh được thì tránh hết cho đỡ phải làm? Việc gì là việc chung không phải việc của tôi? Người đã luyện võ né, võ tránh thì việc gì cũng đều không phải là của họ. Họ không nhận ownership - chịu trách nhiệm bất cứ việc gì. Họ Né tên Đẹp, rồi loanh quanh chỉ trỏ, còm đủ thứ, bàn đủ thứ ra vẻ busy - bận rộn lắm. Có điều, họ chẳng bao giờ dám đứng ra nhận lãnh một việc gì. Trong đời đi làm, tôi sợ nhất là mấy đứa luyện võ này, ngán đến mức não cúp điện tức thì mỗi khi họ lên tiếng. Đơn giản lắm. Không làm thì đừng nói. Không cày bừa thì đừng vẽ trâu. Không dám nhận thì đừng có màu mè. Sợ trách nhiệm, sợ cực thân thì đi trốn đi. Đừng đứng xớ rớ ý kiến ý cò, vênh mồm gây chú ý. Không làm thì tránh ra, nha! Làm gì cũng vậy, dù là làm thuê, làm chủ, làm freelance, hay làm tình nguyện viên, một trong những phẩm chất luôn được trân quý nhất là take ownership - nhận lãnh và hết mình vì nhiệm vụ. Khi nghĩ nhiệm vụ đó, sứ mệnh đó là của mình, người ta sẽ bỏ hết tâm vào để tư duy, lên kế hoạch, triển khai, theo dõi một cách tổng thể, chi tiết, đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Chỉ là chủ động nhận lãnh trách nhiệm, nghe đơn giản nhưng lại là phẩm chất hết sức hiếm hoi trong thời đại trending việc nhẹ lương cao, múa may năm nhát ba đường để kiếm chút mặt mày. Nhưng cũng vì vậy, người có phẩm chất take ownership là người luôn thành công, biến thành hàng hiếm, hàng được săn lùng, được tôn trọng và đãi ngộ. Lãnh đạo và người thành công là thế. Người ta lo thân dạt ra còn mình lo chung nên vẫn cứ xông vào. Cho nên, làm chủ không nhất thiết phải là mở một cái cửa hàng, một doanh nghiệp hay một công việc kinh doanh gì. Làm chủ, là khả năng nhận lãnh trách nhiệm, chịu trách nhiệm về sự thành công, và tận tâm tận lực để làm cho việc đó thành công trong bất cứ công việc gì mà bạn đã chọn dấn thân hay lãnh đạo. Decisiveness - Khả năng quyết đoán Người thành công khác người không thành công ở chỗ họ luôn tự chịu trách nhiệm, dù quyết định họ đưa ra có đúng hay sai. Họ sẽ vận dụng nhiều kỹ năng và khả năng để đảm bảo quyết định chính xác nhất có thể, mức độ thành công cao nhất có thể. Tuy nhiên, không ai trên đời có khả năng luôn luôn đúng, luôn luôn chính xác và luôn luôn 100% thành công. Đời này làm gì có con người hoàn hảo và thần thánh như thế chứ. Cho nên, thật ra sự khác nhau chỉ nằm ở một là sự can đảm đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, hai là ở khả năng vận dụng tất cả năng lực phân tích, phán đoán và lập luận logic của bản thân để đưa ra quyết định. Nói gì thì nói, cuối cùng vẫn phải đưa ra quyết định. Người thành công luôn quyết đoán. Người không thành công do dự, chần chừ, sợ hãi, tránh né, chạy trốn. Làm sao để nâng cao khả năng quyết đoán? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không dám đưa ra quyết định. Nguyên nhân của mỗi người có thể khác nhau, từ khách quan đến chủ quan. Do đó, bạn cần dành thời gian tìm hiểu bản thân, tìm ra "nút thắt" khiến bạn không dám đưa ra quyết định và gỡ nút thắt đó cho mình. Nhớ là chúng ta không có công thức chung để chữa bệnh "không dám đưa ra quyết định". Mỗi người cần phải tự tìm hiểu, tự phát hiện và tự chữa bệnh cho mình. Sau đây là một vài điểm tựa để bạn đi tìm và gở nút thắt định mệnh đó để thành công: 1. Vượt qua nỗi sợ hãi: Có rất nhiều thứ trong đời khiến bạn sợ hãi không dám đưa ra quyết định hay lựa chọn. Sợ hãi có thể đến từ đâu và làm sao để bạn vượt qua được những nỗi sợ hãi này? - Sợ sai: con người ai cũng sợ sai, vì khi làm sai dễ bị chỉ trích, bị mang ra ném đá, vv. Nỗi sợ sai này có khi bắt nguồn từ chính trải nghiệm quá khứ của bạn từ nhỏ khi làm gì cũng bị người lớn la. Hồi nhỏ, ta đâu có hiểu là người khác lo âu đến sự an toàn của ta. Não chỉ hiểu rằng mỗi khi tôi đụng vào cái gì, hay làm gì thì người khác giận dữ, rồi não tự phân tích có thể sự giận dữ này là vì tôi kém cỏi, vì tôi không đủ khả năng. Khi trải nghiệm này được lặp đi lặp lại, ta đâm ra sợ đủ thứ. Làm gì cũng sợ, nói gì cũng sợ, môi trường nào cũng sợ. Dần dần giọng nói bên trong não cứ thế nhắc nhở là “Mình không có khả năng”. Rồi gặp môi trường nào mới, làm công việc gì mới, gặp ai mới, vv bạn cũng đều tự hù mình, tự sợ hãi, và tự bỏ chạy. Nếu bạn đang trong tình trạng khó khăn vậy, hãy tập cho mình trở về thời ấu thơ không biết sợ, nhận biết những sự việc, sự kiện, trải nghiệm đã khiến bạn phải mang nút thắt sợ hãi này vào người, gỡ nó ra, và tự cổ vũ mình bằng cách nói với bản thân mỗi ngày “I can – Tôi làm được”. Ngôn ngữ có sức mạnh vô hình tác động đến não và giúp bạn loại bỏ dần sự sợ hãi đã thu nhặt được trên hành trình trở thành người lớn. - Sợ mất mặt: Mất mặt, nghĩa là chúng ta có một cái mặt được xây dựng dựa trên những tiêu chí đúng yêu cầu của xã hội. Làm cô giáo là phải như này. Làm người thành công là phải như kia. Làm tấm gương sáng là phải như nọ…. Xã hội đặt ra rất nhiều nguyên tắc mày mặt, và đưa ra qui luật, là ai không làm đúng nguyên tắc thì sẽ bị người khác phỉ báng, mất mặt. Và tất cả chúng ta từ khi sinh ra, đã được nhồi nhét vào đầu cách đối phó với cuộc đời này bằng mày mặt. Cơ mà chỉ là mặt giả. Còn mặt thật thì phải giấu đi, chỉ một mình ta biết. Mặt giả, là hình ảnh ta phải xây dựng và giữ gìn ở bên ngoài, để được khen là hay quá, thành công quá, truyền cảm hứng quá. Còn mặt thật, là thứ ta mong mỏi được trở về, nhưng nhiều khi sợ hãi không dám, vì sợ nó không đủ đẹp, không đủ sáng, không đúng kỳ vọng của xã hội, không được sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng…. Khi ta hiểu về cái mặt giả mà xã hội áp vào, hiểu về tác động của thế giới bên ngoài lên mày mặt của chính ta, ta sẽ nhận thức được là, không việc gì phải mặt mày mày mặt cả. Người thành công họ không đeo mặt nạ. Họ học cách gỡ mặt nạ xuống, trở về với chính mình, là mình một cách bình an, tự nhiên, khi hiểu rằng mỗi chúng ta là một bản thể độc đáo của vũ trụ, và chỉ khi là mình, ta mới khác biệt, mới độc đáo, mới thành công. Thành công không đến với những người đang cố gắng trở thành ai đó khác. - Sợ thất bại: Chẳng ai muốn thất bại, nhưng ngay cả người giỏi nhất, hoành tráng nhất cũng đã từng thất bại. Sự thật là như thế. Arianna Huffington trước khi cho ra đời tờ Huffington Post đã từng bị 36 toà soạn từ chối bản thảo cuốn sách thứ 2 của bà. Trước khi xây dựng trung tâm giải trí Disneyland, Walt Disney bị nhà đầu tư đánh giá là thiếu sáng tạo, bị từ chối 302 lần trước khi được ngân hàng cho vay. Colonel Sanders, sáng lập viên của KFC, bị từ chối 1009 lần trước khi tìm được người chịu mua lại công thức gà rán của mình. Công ty đầu tiên của Bill Gates là một công ty chẳng làm ra sản phẩm gì hay ho, nên hoàn toàn thất bại. Ủa, vậy nghĩa là người thất bại càng nhiều thì càng thành công phải không? Nếu vậy thì có gì đâu phải sợ? Mình cứ xông ra đúng kiểu design thinking - tư duy thiết kế, cứ chọn ý tưởng, làm mẫu thử, thừ nghiệm, thất bại thì lại tiếp tục hiệu chỉnh hay chọn ý tưởng khác. Không có cái gọi là thất bại. Khi dấn thân hành động thì tất cả chỉ là bài học để một lúc nào đó sẽ thành công. Còn thất bại là gì? Là khi ta không làm gì hết nên chắc chắn 100% là ta sẽ không làm thành công việc gì trong đời cả. - Sợ khác người: Con người là động vật bầy đàn, nên đã quen bị lùa vào làm những con cừu y chang nhau cho nó an toàn. Khác biệt khi nghĩ khác, làm khác, quyết định khác, lựa chọn khác, vv sẽ khiến cho cả đám đông còn lại soi mói, bình luận, phê phán, chỉ trích, ném đá, có khi còn đánh hội đồng nữa. Cho nên, ai yếu bóng vía chút sẽ rất sợ khác người. Có điều, người thành công là ai? Họ là những kẻ "khác biệt" không giống ai. Họ là những kẻ outliers - bị đám đông đẩy ra bên lề vì đã không là họ. Họ là những kẻ xuất chúng vì họ nghĩ khác, làm khác, hành động khác, quyết định khác. Không ai trốn vào đám đông, không dám có chính kiến, không dám trình bày ý tưởng táo bạo hay làm việc chưa bao giờ có tiền lệ, việc có khi không nhận được sự tin tưởng, ủng hộ mà thành công cả. Bạn chỉ có 2 lựa chọn thôi, một là bỏ cuộc không dám khác người và sẽ chẳng bao giờ thành công, hai là dũng cảm trở thành outliers - những kẻ không nằm trong đám đông, dũng cảm quyết định và dấn thân để trở nên thành công. 2. Xây dựng khả năng tự tin: Tự tin là khi ta dựa dẫm vào chính khả năng, năng lực của bản thân để đưa ra lựa chọn và quyết định. Người thành công ai cũng tự tin, và tự tin cần một quá trình xây dựng. Bạn có thể học và rèn luyện khả năng tự tin trong khoá học Self-management - Quản trị bản thân. Khi tự tin, bạn sẽ đương nhiên trở thành người quyết đoán, không phải vì bạn chắc chắn sẽ đúng, mà vì bạn có nền tảng, có năng lực, có trải nghiệm và chấp nhận rủi ro. 3. Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, rõ ràng thay vì chung chung Đây là bệnh nặng tại Việt Nam, bệnh chung chung. Khi ta chung chung thì mọi thứ đều không rõ ràng, nói vậy nhưng làm sao không biết, bàn ra bàn vô sợ đủ thứ nhưng cụ thể là làm gì không rõ. Không rõ, không biết, không chi tiết dẫn đến cảm giác không chắc chắn, thấy quá khó, quá sức, quá phức tạp, vượt ra ngoài tầm với, vv. Cho nên, cách tốt nhất để tiêu diệt hay giảm thiểu những nỗi sợ hãi vô định này là cụ thể hoá việc mình đang nói ra thành kế hoạch hành động. Chỉ khi nhìn vào kế hoạch hành động mình mới biết là cần phải làm gì để đạt được thứ mình muốn, việc gì có thể thực hiện dựa trên nguồn lực sẵn có, việc gì cần phải vận động thêm nguồn lực để có thể hoàn thành, việc gì có thể quá sức cần hỗ trợ và nguồn lực hỗ trợ có thể đến từ đâu. Nói chung là, việc gì cũng giải quyết được hết, nhưng quan trọng là ta cần phải biết cụ thể là giải quyết việc gì. Khi đã cụ thể và chi tiết rồi thì những nỗi sợ hãi chung chung mơ hồ sẽ tự nhiên biến mất. 4. Hiểu và chấp nhận tỷ lệ rủi ro thay vì ép cho mọi thứ phải hoàn hảo Muốn thành công, không được ẩu, nghĩa là sơ sơ sài sài chưa hiểu hết hiểu rõ, chưa có checklist kết hoạch hành động cụ thể đã xông vào làm. làm kiểu đó không có kết quả mà lại còn hoang phí nguồn lực. Nhưng muốn thành công cũng phải biết cân đo và chấp nhận rủi ro. Làm gì có thứ gì trên đời này mà hoàn thiện hết. Làm gì có kế hoạch nào mà hoàn hảo hết. Làm gì có ý tưởng gì là 100% thắng khi vừa mới ra đời. Tất cả đều có rủi ro. Vấn đề là mình cần phải hiểu có thể chấp nhận rủi ro đến mức nào, khoanh vùng cho thử nghiệm và sai trong phạm vi nào, và kịch bản xử lý rủi ro nhìn ra làm sao. Vậy thôi. Người thành công take risks - luôn làm bạn với rủi ro vì họ biết rằng chủ nghĩa hoàn hảo là thứ sẽ không bao giờ giúp họ thành công, đặc biệt là trong thời thế bất định như hiện nay khi chưa ai biết tương lai sẽ ra sao, khi giải pháp mới không có tiền lệ và phụ thuộc vào sự dũng cảm tiên phong, đi đầu, tái định nghĩa những ngành nghề truyền thống. Người thành công cần có tư duy linh hoạt, có khả năng thích nghi nhanh và thay đổi theo hoàn cảnh. Họ không bao giờ chờ cho mọi thứ trở nên perfect - hoàn hảo vì họ biết rằng chờ đến đó thì mình đã đi sau người ta mấy vạn năm ánh sáng mất rồi. Để hiểu thêm về Agile Mindset - Tư duy linh hoạt, bạn nên đăng ký học khoá này trên blog. Để hiểu thêm về Adaptability - khả năng thích nghi, bạn nên đăng ký học khoá Kỹ năng hội nhập thành công vào tương lai nghề nghiệp. 5. Đưa ra quyết định tập thể Thế kỷ 21 là thế kỷ của collaboration - cộng tác. Bất kỳ chương trình, dự án, startup nào cũng phải bắt đầu từ những mảnh ghép chuyên môn và góc nhìn, quan điểm đa chiều. Những đội ngũ có mảnh ghép đa chiều và mang tính nền tảng quan trọng cho sự thành công sẽ trở thành A-team - đội ngũ lý tưởng để triển khai ý tưởng. Chính vì vậy, không ai phải đưa ra quyết định cô độc cả. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng design thinking - tư duy thiết kế để cùng brainstorm và giải quyết vấn đề với team. Có như vậy thì tính khả thi và cam kết triển khai mới cao và đảm bảo thành công. Người thành công luôn biết thế mạnh và điểm yếu của bản thân, luôn tìm thế mạnh của người khác để bù đắp vào điểm yếu của chính mình. Họ là những người có tư duy cộng tác, luôn đón nhận sự cộng tác, và là những team player - thành viên làm việc nhóm xuất sắc. Trên đời có 2 loại người không thành công, là người ai nói gì cũng nghe mà không có chính kiến và người không biết cách lắng nghe ai hết. Hãy ứng dụng công cụ design-thinking - tư duy thiết kế vào làm việc nhóm trong mọi hoàn cảnh, bạn sẽ có những quyết định tập thể thật tuyệt vời. Để học về design thinking - tư duy thiết kế, bạn nên đăng ký tham gia khoá học Critical Thinking - Tư duy phản biện nhé. Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Tâm thế hướng đến thành công

    Làm gì cũng vậy, đều bắt đầu từ tư duy và tâm thế. Khi bạn đã không muốn, không khao khát, không sẵn sàng chiến đấu và biết cách tư duy chiến đấu thì có ai nói gì, chỉ bảo gì, đưa công cụ dụng cụ gì cũng thua. Ngược lại, người đã có tâm thế thành công rồi thì dù có đưa họ vào thế nan giải nhất họ cũng sẽ tìm ra giải pháp. Người thành công là người như thế. Vì tâm thế hướng đến thành công nên họ sẽ tập trung, sẽ linh hoạt, sẽ thích nghi, sẽ open với bất kỳ thứ gì dù mới lạ đến đâu nếu đó có thể là yếu tố hỗ trợ cho sự thành công là đích đến. Tâm thế hướng đến thành công là khả năng giữ vững mục tiêu, nhưng linh hoạt thay đổi phương pháp tiếp cận, thay đổi chiến lược ngay khi cần để đạt được mục tiêu đề ra. Người có tâm thế hướng đến thành công họ ra sao? - Có tâm thế và kỹ năng học cả đời, luôn đang học một cái gì đó mới hoặc/và đang cải tiến một cái gì đó cũ. - Không ngừng đẩy mọi thứ về tiêu chuẩn xuất sắc, không bao giờ hài lòng với hiện trạng. - Luôn lắng nghe phản hồi từ tất cả các đối tác liên quan trong một chương trình hay dự án. - Chào đón và chấp nhận mọi thử thách một cách thản nhiên - Dám khám phá và ứng dụng cái mới có liên quan đến sự thành công của bất kỳ việc gì họ đang làm. - Biết cách cân bằng và tính toán rủi ro khi thử nghiệm cái mới - Luôn vượt ra khỏi vùng an toàn - Không ngừng đổi mới sáng tạo Người có tâm thế hướng đến thành công luôn thành công, vì họ không bao giờ bỏ cuộc, và sẽ luôn tìm ra 1001 cách khác để thành công. Do đó, họ thường trở thành lãnh đạo, là người xây dựng và phát huy văn hoá hướng đến thành công và đòi hỏi tất cả đội ngũ của mình phải luôn vượt ra khỏi mọi ranh giới hiện có, phá vỡ mọi sự ổn định sẵn có để đạt được mục tiêu đề ra. They never stop - họ không bao giờ ngừng nghỉ trên hành trình vươn đến thành công của mình. Người có tâm thế hướng đến thành công luôn tự tạo động lực cho bản thân, và vì có động lực nên họ không bao giờ bị khó khăn hay thử thách làm cho nản chí. Động lực đến từ đâu? Động lực có thể đến từ các yếu tố bên ngoài (extrinsic) hoặc đến từ bên trong (intrinsic). Khi động lực đến từ bên ngoài, nghĩa là bạn đang làm để nhận được một phần thưởng nào đó như tiền bạc, tước vị, danh vọng, tài sản, hay bất kỳ một phần thưởng mang tính vật chất nào khác. Thường thì con người sẽ vì những phần thưởng này mà làm việc cật lực để thành công. Điều đó không có gì là đáng trách vì ai chẳng muốn sở hữu vật chất tiền bạc cho cuộc sống sung túc của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi thành công vẫn cảm thấy trống rỗng, thấy cuộc đời vô nghĩa, thấy nó là một sự đánh đổi không đáng giá cho sức khoẻ, quan hệ, hay hạnh phúc trong đời. Vì vậy, nếu bạn đang có động lực đến từ bên ngoài để thành công, đừng quên tìm hiểu thêm về intrinsic motivation - động lực đến từ bên trong để cân bằng cuộc sống. Intrinsic motivation là là cảm giác hài lòng, thoả mãn của cá nhân khi bạn đạt được thành công. Sự hài lòng này có thể đến từ việc bạn thực hiện được mục đích nào đó của cuộc sống (ví dụ gi cho nhiều người khoẻ mạnh hơn), hay hiện thực hoá một giá trị cốt lõi nào đó của cá nhân (ví dụ như truyền năng lực tích cực cho người khác).... Khi động cơ đến từ bên trong, con người sẽ kiên cường hơn, cân bằng hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Người có động cơ đến từ bên trong bắt đầu từ mong muốn làm điều tốt cho mọi người, và vì vậy khi thành công họ sẽ thành công vang dội hơn, bền vững hơn, và luôn trở thành người thành công hạnh phúc hơn. Do đó, nếu chưa có động cơ bên trong này, bạn nên dừng lại và tìm kiếm nó. Khi có động cơ đến từ bên trong, bạn sẽ đương nhiên dũng cảm, đương nhiên bền bỉ kiên cường, đương nhiên không dừng lại trước bất kỳ khó khăn gì chứ không đi vay mượn sự truyền động lực hay năng lượng từ người khác. Những câu hỏi đơn giản bạn cần luôn hỏi mình để xây dựng tâm thế hướng đến thành công: 1. Động cơ của tôi là gì? 2. Mục tiêu tôi đã đặt ra là gì? 3. Tôi đang làm gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra? 4. Tôi có thể làm gì để làm cho việc tôi đang làm tốt hơn? Những việc bạn có thể làm để rèn luyện tâm thế hướng đến thành công: - Dành thời gian cho bản thân. Khi bạn thoải mái, không bị stress, và tập trung vào bản thân mình, bạn sẽ suy nghĩ rõ ràng và đưa ra phán đoán tốt hơn. - Rèn luyện cách tập trung nhanh, cao độ, và khả năng có thể tập trung ở bất kỳ nơi nào, trong hoàn cảnh nào. - Luôn có mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho tất cả những việc mình làm - Khi xây dựng chiến lược hay bức tranh tổng thể cần có các bước thực hiện và milestones - chặn đường cụ thể để dễ dàng triển khai và hoàn thành. - Tính toán và hiểu rõ các rủi ro có thể xảy ra để có phương án quản trị - Đặt ra các mục tiêu chốt chặn nhỏ trên hành trình vươn đến mục tiêu lớn. - Luôn tính toán các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu. Nguồn lực có thể là tài chính, con người, công nghệ, kỹ năng.... - Chuẩn bị tâm thế và năng lực vững vàng cho bản thân - Luôn ăn mừng và tự thưởng cho bản thân và đội ngũ khi đạt được các mục tiêu đề ra dù nhỏ hay lớn. - Không ngừng theo dõi tiến trình thực hiện để có can thiệp hay thay đổi khi cần thiết, giúp công việc, dự án luôn theo đúng hành trình đặt ra để thành công. Bạn có thể nghe lại bào học tại đây:

  • Lòng can đảm & sự kiên cường

    Không ai bỏ cuộc mà thành công. Không ai sợ quá bỏ chạy mà thành công. Càng không có người không dũng cảm nghĩ khác, làm khác mà thành công. Nếu đã học khoá Public speaking - Kỹ năng nói chuyện trước công chúng, bạn sẽ đọc được cậu chuyện Warren Buffet đã sợ nói trước công chúng cỡ nào và đã phải làm gì để vượt qua. Cuối cùng, ông chỉ phát biểu là, đây là kỹ năng giúp bạn tăng thêm 50% giá trị và ông sẵn sàng trả lương theo giá trị đó cho người có kỹ năng. Còn tôi, ngày xưa là đứa nhút nhát trong lớp. Nếu hỏi tôi có sợ nói chuyện trước công chúng không thì phải trả lời là sợ chết khiếp chứ không phải sợ thường. Rồi sao? Tôi phải từng bước từng bước học và rèn luyện vì biết rằng không làm được chuyện này thì sao mà thành công. Giờ, tôi đã đứng trên hàng ngàn sân khấu lớn của quốc tế trước những khán giả cao cấp và khó tính nhất. Đâu phải tôi giỏi giang gì, chỉ là dũng cảm đối diện, học tập và rèn luyện một cách bền bỉ đó thôi. Lòng can đảm và sự kiên cường: Là khả năng bền bỉ, kiên cường bám trụ và dấn thân dù hành trình có gập ghềnh đến mấy. Khởi điểm có thể có người hơn thua nhau một chút về kỹ năng, kiến thức, nguồn lực, công nghệ gì đó, nhưng người còn lại sau cùng trên hành trình mới là người chiến thắng, thành công. Cho nên, đừng đầu voi đuôi chuột, đừng bề ngoài hoành tráng mà quên đi nội lực bên trong. Trong gian nan, quan trọng hay hơn thua nhau là ở level bền bỉ. Người dũng cảm, kiên cường làm gì? Người can đảm dấn thân và kiên cường theo đuổi mục tiêu là người không bao giờ bỏ cuộc dù có thất bại bao nhiêu lần. Đâu là những cách tiếp cận khiến họ không bao giờ nản chí? 1. Rèn luyện liên tục: Không có ai trên đời mà tự nhiên giỏi hay thành công mà không bỏ thời gian mài dũa, rèn luyện, tìm hiều, nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức và kỹ năng của mình để đạt được đỉnh cao nghề nghiệp cả. Muốn thông thạo, làm tốt, làm có hiệu quả thôi đã là một quá trình, nói chi đến chuyện trở thành master - sự phụ trong một lĩnh vực nào đó. Người thành công bỏ hết tâm sức của mình vào rèn luyện, thử nghiệm, nhận phản hồi, hiệu chỉnh và tìm cách làm cho nó tốt hơn mỗi ngày, liên tục, không ngừng nghỉ. Nhờ vậy mà họ mới thành công. 2. Có mục đích dài hạn: Không ai bỏ hết tâm sức vào rèn luyện một thứ mà không có mục đích rõ ràng cả. Vì có mục đích nên có động lực. Vì có động lực nên con người mới bền bỉ rèn luyện để thành công mà không bao giờ mảy may nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Thua keo này bày keo khác. Người thành công không để cho bất kỳ vấn đề gì ngăn cản mình đạt đến mục đích sau cùng. 3. Lạc quan và hy vọng: Người thành công nhìn đâu cũng thấy cơ hội. Với họ, dấn thân đã là cơ hội. Thất bại không có trong tự điển. Thất bại chỉ là cơ hội để tìm ra cách giải quyết tốt hơn. Do đó, người thành công luôn có tư duy tích cực, luôn lạc quan và tin vào tương lai. 4. Quản trị quỹ thời gian: Vì phải dành thời gian để dấn thân, rèn luyện, thử nghiệm, thực hiện, sáng tạo đổi mới liên tục nên người thành công là người quản trị quỹ thời gian cực tốt, sắp xếp tổ chức khoa học, và cực kỳ tập trung. Ai cũng có 24 tiếng đồng hồ nhưng 24 tiếng đồng hồ của họ được tối ưu hoá đến đỉnh điểm. Họ không bao giờ phí thời gian vào những thứ không liên quan, không mang lại lợi ích gì hay chỉ phí thời gian vô ích. 5. Tương tác và xây dựng quan hệ tích cực với mọi người xung quanh: Người thành công thường là người đầy năng lượng, nhiệt huyết, đam mê. Họ phát triển bản thân, phát triển người khác, và luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho đội ngũ. Chính những quan hệ tích cực này giúp họ vượt qua được những giai đoạn phải đối diện với khó khăn. 6. Tự tin: Dũng cảm nghĩa là dám khác biệt, mà muốn làm điều khác biệt rất cần sự tự tin vào chính bản lĩnh và năng lực của bản thân. Hơn nữa, muốn thành công ai chẳng thất bại vài chục lần. Nếu không dựa dẫm vào mình, tin vào khả năng quay trở lại và lợi hại hơn xưa của mình thì làm sao chạm đến thành công? 7. Có phần bướng bỉnh: Trước giờ có ai ngoan ngoãn theo kiểu bảo sao nghe vậy mà thành công không? Nếu có, cũng chỉ là thành công giả tạo, hay vay mượn thành công người khác. Người có chủ quyền và tự do là người biết mình muốn gì, biết trái tim mình ca hát khi nào và mục đích cuộc đời mình nhìn nó ra sao. Vì vậy, họ không biết sợ, không lùi bước trước gian nan, không cam chịu bất kỳ hoàn cảnh nào. Ai can họ vẫn bước đi. Ai cản họ vẫn tiến lên. Ai không tin họ vẫn cúi đầu làm tiếp. Cứ thế họ đi đến tận cùng dù có bao nhiêu trở lực. Cho nên, bướng bỉnh gây chuyện thì không tốt chứ bướng bỉnh làm cho ra việc lại là đức tính thành công. 8. Là chính mình: Khi ta là chính mình, bản thể rất original - nguyên bản không có chút giả tạo hay vay mượn nào, con người trở nên thăng hoa và hạnh phúc nhất. Ở đó, tất cả mọi tiềm năng tự nhiên mở ra, tất cả mọi khả năng phát triển cấp số nhân, tất cả năng lượng luôn tràn đầy và tích cực. Nhờ vậy mà người ta không sợ hãi, lo lắng, buồn phiền vì bất kỳ điều gì. Vì vậy mà người ta dũng cảm hơn, bền bỉ hơn, kiên cường hơn bao giờ hết. 9. Tư duy mở: Người có tư duy đóng là người luôn lo lắng cho sự an toàn, lo âu cho những rủi ro, sợ hãi khi có thay đổi. Chính vì vậy, khi gặp chuyện, họ không phản ứng nhanh, linh hoạt, hay nghĩ ra được nhiều cách ứng biến vì bản thân họ đã bị đóng khung. Ngược lại, người có tư duy mới luôn tiếp nhận cái mới, thử nghiệm cái mới, nghĩ khác, làm khác, tư duy khác nên họ không bao giờ bị làm khó dù ở trong hoàn cảnh ra sao. Họ nhìn thấy cơ hội, nhìn về tương lai, và kiên trì theo đuổi mục tiêu dù có phải thay đổi gì, thay đổi ra sao, thay đổi bao nhiêu lần đi chăng nữa. Với họ, thay đổi là hào hứng, là thú vị, là một bước gần hơn về phía của thành công. Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Khả năng ứng phó với sự bất định

    Khả năng ứng phó với sự bất định là một trong những khả năng nằm trong bộ kỹ năng EI @ work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm mà tôi đã biên soạn trên blog. Bạn nên đăng ký tham gia khoá học này để tăng thêm vaccine nội lực. Ở cái thế này, khi ta bị đẩy ra giữa vòng xoáy chuyển động của toàn cầu hoá, của cách mạng 4.0, rồi thêm corona tự động lên ngôi, còn thứ gì trong đời mà nó không thay đổi nữa không? Hay thay đổi là hằng số duy nhất còn rớt lại? Và sự bất định, giờ đã là điều cố định duy nhất trong hành trình hiện tại, tương lai. Não người từ thời ăn lông ở lỗ đã được cấu tạo để dò tìm sự bất định, hiểu đó là nguy hiểm, rồi bi kịch hoá vấn đề, giả định điều xấu nhất có thể xảy ra, khiến ta sợ hãi quá độ, rồi đẩy ta phản ứng một cách quá khích. Vậy đó. Cho nên đương nhiên làm người ai cũng sợ hãi sự bất định. Và thường thì, bạn sẽ phản ứng quá đáng với những nỗi sợ hãi đó, vì não bạn nó muốn vậy, nó muốn giữ bạn an toàn. Vấn đề là, nothing is as bad as it seems - thật ra thì chẳng có gì tệ quá sức như bạn nghĩ. Cho nên, xuất phát điểm của tất cả chúng ta là giống nhau, đều sợ hãi sự bất định. Người thắng cuộc, vượt qua được nỗi sợ hãi này, sống chung với lũ một cách an nhiên, là người thắng cuộc. Đơn giản vậy thôi đó, đặc biệt là trong giai đoạn Covid khó khăn này. Khả năng ứng phó với sự bất định là gì? Là khả năng chấp nhận, ứng biến nhanh chóng với mọi sự thay đổi một cách dễ dàng, đảm bảo vận hành hiệu quả và đạt mục tiêu, kết quả đặt ra cho dù có thay đổi gì hay thay đổi thế nào. Sau đây là 3 cách bạn có thể ứng dụng để luôn giữ cho bản thân bình thản và ứng phó được với sự bất định. 1. Chấp nhận sự bất định, tập trung vào những gì bản thân có thể kiểm soát và ảnh hưởng Trong lý thuyết Circle of Influence - vòng tròn ảnh hưởng của Stephen Covey, ông có nhắc đến 3 vòng tròn trong đời ta là: - Circle of control: vòng tròn những điều ta có thể 100% kiểm soát được, ví dụ ta có thể quyết định dậy sớm mỗi ngày và dành 30 phút để học một cái gì đó mới. - Circle of influcence: vòng tròn những điều ta không thể kiểm soát 100% nhưng có thể ảnh hưởng được, ví dụ ta có thể tổ chức event gây quỹ cho người bị ảnh hưởng bởi Covid. Nhưng việc này cần một số người khác tham gia, nên ta chỉ có thể ảnh hưởng 1 phần. - Circle of concern: vòng tròn của những điều ta quan tâm nhưng không làm gì được, vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, ví dụ như tình hình lây lan hay biến chủng của vi rút. Sự bất định nằm ở vòng tròn số 3. Có rất nhiều thứ trong đời dù có biết có nói gì về nó thì cũng vô phương có thể ảnh hưởng nó. Covid là một ví dụ điển hình. There's nothing you can do about it - bạn không làm gì được. Thế thôi. Không làm gì được thì mình chấp nhận nó, tìm hiểu nó nhưng đừng phí thời gian công sức vào nó. Ta chỉ cần tập trung vào 2 vòng tròn đầu tiên, những điều ta có thể kiểm soát và ảnh hưởng. Khi bạn tập trung thế này, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ ngày càng lớn lên. Còn nếu bạn lơ là, chỉ lo tập trung vào những điều quan tâm rồi bất lực ngồi đó kể lể la làng, thì vòng tròn ảnh hưởng của bạn sẽ ngày càng nhỏ lại và có thể mất luôn. Vậy, thì coi như bạn không tồn tại. Cho nên, chấp nhận có những thứ mình không ảnh hưởng được, và thay vào đó tập trung vào những gì bản thân có thể kiểm soát hay ảnh hưởng được. 2. Phát triển tư duy mở Người có tư duy đóng (fixed mindset) tin rằng họ là họ, vậy đó, đã đóng khung, chịu không chịu thì thôi, không thể thay đổi được. Điều này làm cho họ rất khó khăn khi phải đối mặt với thử thách hay đối diện với những điều có vẻ như là to lớn quá, bản thân họ không giải quyết nổi, làm cho họ cảm thấy mất hy vọng hay bất lực. Ngược lại, người có tư duy mở và cầu tiến (growth mindset) tin rằng chỉ cần mình cố gắng, thay đổi là có thể tiến bộ hơn. Với thái độ này, dù IQ có thấp hơn, họ vẫn trở nên thành công hơn so với kẻ bảo thủ. Người cầu tiến, họ vui vẻ chấp nhận thử thách, xem thử thách như cơ hội để họ học hỏi được những cái hay cái mới. Khi gặp khó khăn hay thất bại, thái độ của người có tư duy mở là “Ồ cách này không xong. Vậy mình thử cách khác.” Đối với họ, thất bại chỉ là thông tin cần xử lý. Khi vui vẻ chấp nhận thử thách mới của sự bất định, bạn luôn tiến về phía trước và luôn tìm thấy nhiều cơ hội mới để khám phá và phát triển bản thân mình. 3. Tìm cơ trong nguy Người thất bại chỉ nhìn thấy nguy. Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội. Không phải họ không nhìn thấy nguy hiểm, rủi ro. Họ thấy hết, và tin tưởng vào bản thân mình để kiểm soát, khống chế, giải quyết vấn đề. Nhưng họ dành nhiều năng lượng và hào hứng tập trung hơn vào những cơ hội sinh ra từ thử thách. Cho nên, khi đứng trước sự bất định, bạn có thể bình tĩnh ngồi xuống viết ra những rủi ro có thể, cách giải quyết rủi ro, và quan trọng hơn hết là nhận dạng những cơ hội mới và tập trung nắm bắt những cơ hội mới. Với cách tư duy này, bạn sẽ luôn tích cực và chuyển động về phía trước. Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Dynamo

    Hồi xưa đi làm thuê, chưa một ngày nghĩ mình làm thuê. Tâm thế là mình sở hữu công việc đó, và luôn chủ động nghĩ ra một vạn thứ mới để làm hay hơn, tốt hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn. Chả cần ai khen ngợi, nhìn nhận, thưởng tiền thưởng bạc gì. Thích là làm. Đam mê là làm. Chinh phục bản thân là chính. Nhưng cũng nhờ vậy mà được ông chủ tịch tập đoàn coi trọng lắm. Và đường công danh, do vậy cũng lên ào ào. Trong vòng 5 năm, lên chức 3 lần. Khi nhậm chức Giám đốc phát triển thị trường quốc tế, nắm cả thế giới trong tay, mới hiểu nguyên lý cực kỳ đơn giản, một doanh nghiệp muốn phát triển nhanh và bền vững, cần những người làm công với tâm thế của người làm chủ. Hôm coach cho các doanh nghiệp Việt Nam, các bạn hỏi sao đánh giá được ai là người sẽ cùng mình tiến về phía trước. Dễ lắm. Đứa nào không ngừng suy nghĩ, không ngừng sáng tạo, đưa ra hết phát kiến này đến phát kiến khác, và triển khai ào ào, giúp ta tiến mỗi ngày gần hơn đến tầm nhìn của mình, chính là họ đó. Những người này, họ chả bao giờ đòi lương đòi thưởng, tính toán nhỏ nhoi. Họ lao vào, xông ra, đẩy mọi thứ về phía trước, chỉ vì họ là người của tương lai. Khi nhận diện ra họ, hãy trọng dụng họ, hãy đãi ngộ họ, cân nhắc họ dù họ chưa một lần đòi hỏi. Doanh nghiệp, cần những nhân tố dynamo - máy phát điện như thế để chạy đường dài. Mấy đứa ngồi im chờ đưa việc, giỏi múa môn né việc, phàn nàn nhiều làm chả bao nhiêu, chỉ chăm chăm lo chuyện bạc tiền, thì có gì đâu mà sợ mất? Mất, chả ảnh hưởng hòa bình thế giới. Mất, đỡ phiền. Mất, nghĩa là ta có cơ hội tìm người thay thế tốt hơn. Đời này, chả có ai là không thay thế được. Đừng quan trọng hóa vấn đề! Nên, chỉ mấy bạn đi làm nè, nếu muốn phát triển nhanh, hãy xây cho mình tâm thế và tư duy của người làm chủ. Và dặn mấy doanh nghiệp SME nè, nên chậm lại, quan sát, và sắm cho mình vài cái dynamo để chạy đường dài.

  • Inferiority Complex - Mặc cảm thấp kém

    Sau trận bóng tuyết lịch sử, tờ Fox Sport Asia dưa tin như sau: “Forget defeat, Vietnam’s real prize is erasing ASEAN’s inferiority complex – Quên thất bại, thành tích của Việt Nam đã xoá bỏ bệnh mặc cảm thấp kém của dân Đông Nam Á.” Nghĩa là người phương Tây nghĩ rằng dân châu Á bị bệnh feriority complex – mặc cảm thấp kém. Mà có lần tôi gặp một vị giáo sư người Áo, ông cũng nói ông đang chữa bệnh này cho một người CEO tại Việt Nam. Đây cũng là lời giải thích cho sự tôn sùng vô điều kiện của người Việt Nam đối với ai mắt xanh mũi lõ. Trong tiềm thức của chúng ta, họ văn mình hơn, họ tiến bộ hơn, họ giỏi hơn và thế là ta tự cảm thấy mình thấp kém hơn. Dĩ nhiên, người sống trong môi trường xã hội và giáo dục văn minh hơn sẽ văn minh hơn. Nhưng điều đó đâu có làm cho ta thấp kém. Sau khi đã bôn ba làm việc khắp nơi trên thế giới, tôi thấy ai cũng có tiềm năng ngang nhau. Ăn thua là ta có biết phát huy tiềm năng đó hay không. Có lần, nhận được inbox của một bạn trẻ than chán quá, vì thấy bản thân không giỏi thứ gì, mất phương hướng, chẳng biết phải làm sao với cuộc đời mình nữa. Bạn hỏi tôi giờ có cách nào giúp bạn hay không. Bạn bị bệnh inferiority complex đó. Triệu chứng của người bị inferiority complex như sau nhé. 1. Being ultra sensitive – Quá nhạy cảm: người ta vừa nói gì đó loáng thoáng có đụng tới mình là nổi cơn lên và phản ứng quá đáng. Đó là cái bệnh sợ người khác nói xấu, chê bai. Trời, ai nói gì kệ người ta. Không lẽ đi theo rình nghe xem 7 tỷ người trên thế giới có ai nói xấu gì mình. 2. Always comparing yourself to another person’s no. 1 winning quality – luôn so sánh mình với điểm mạnh nhất của ai đó: người ta giỏi nhất khoản gì là tài của người ta. Mỗi người có một tài khác nhau chớ. So chi kiểu đó nên cảm thấy mình luôn chẳng bằng ai? 3. Submissive behavior – Luôn ngoan ngoãn: vì thấy mình thấp kém nên nói sao cũng dạ, nói sao cũng nghe, và chẳng có chính kiến. Kiểu này thì nhiều lắm, và chẳng phải cách giáo dục hiện tại của Việt Nam mình là để tạo ra những con người chỉ biết nghe, gật đầu dạ thế này? 4. Perfectionism – Tính hoàn hảo: làm gì cũng quá stress vì mọi chi tiết nhỏ để mọi thứ phải thật hoàn hảo, để không ai chê được mình một chút gì. Thực tế là có ai để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu. Ai mà đi soi chuyện nhỏ xíu có khi chẳng nên là đối tượng giao lưu của mình. 5. Procrastination and Inaction – Kéo lê và không hành động: đây là biểu hiện mà tôi thấy nhiều nhất. Sợ! Sợ làm không được, không đúng, thất bại, sợ người ta chê cười nên cứ kéo lê ra chẳng chịu làm, chẳng hành động gì. Cứ vậy mà mong muốn rồi ngồi đó mà nhìn người khác làm, rồi cảm thấy mình thật vô dụng, chẳng bằng ai. Mà bản thân thì như củ khoai không hề nhúc nhích. 6. Social media triggers feelings of guilt, jealousy or shame – Lướt mạng xã hội chỉ để cảm thấy chuyện của người khác làm cho bản thân cảm thấy có lỗi, ghen ghét, hay xấu hổ: mấy loại tình cảm nhỏ nhen này thì tôi thấy nhiều lắm, nhưng thông cảm vì người ta vậy chỉ vì bệnh inferiority complex mà thôi. Cho nên, ai đang thế thì giật mình tỉnh giấc đi, lo thay đổi cho bản thân chứ đừng ngồi đó lo chuyện người khác nữa. 7. You’re secretly very judgemental of other people – Len lén quýnh giá người khác: Ôi loại này thì nhiều lắm nhé. Suối ngày rảnh quá đi rình để đánh giá người ta. Có khi biểu hiện có khi không, nhưng soi kỹ và chẳng hề mở lòng ra để dung nạp ai xung quanh mình cả. Quýnh giá gì? Mình làm thế vì bản thân bị mặc cảm thấp kém. Thôi bỏ đi nhe. Lo cho mình trước đi. Ai sao kệ người ta. Quýnh giá thì được lợi ích gì? Sự thật về bạn: The truth about you is this – Sự thật về bạn là đây: You are not “inferior” – Bạn chẳng thấp kém hơn ai You are not “superior” – Bạn chẳng nổi trội hơn ai You are simply “you” – Bạn đơn giản chỉ là mình thôi nhé.

  • Qua loa

    Chẳng biết vì cuộc sống dễ dàng hơn, hay do lười suy nghĩ, tôi thấy nhiều bạn trẻ Việt Nam mà tôi từng tiếp xúc có tính hài lòng với sự qua loa. Làm việc mà sơ sơ vậy cũng được rồi, hay làm cho có là được rồi, khỏi mất công suy nghĩ, sợ tốn thêm thời gian hay công sức. Họ cứ lơ ngơ nổi lều phều trên bề mặt, chẳng đầu tư nghiên cứu, suy nghĩ, phản biện, phản tư. Cứ tâm thế đó họ vật vờ trôi nổi, và chẳng làm gì ra trò, và cả đời cũng chỉ phất phơ như thế. Vậy thì đòi hỏi gì người khác phải quan tâm bạn? Vậy thì yêu cầu gì người khác phải giúp đỡ bạn? Vậy thì sao đòi hỏi người ta phải dâng cho bạn cơ hội thăng tiến hay cơ hội kinh doanh? Nếu đang là kẻ qua loa như thế, bạn biết không người thuê bạn đang bực mình lắm đấy. Còn người có tầm thì chẳng ai chọn bạn làm mentee, nhân viên, hay cộng sự cho bất kỳ dự án nào. Bạn cứ là lục bình trôi nổi trong đời, cứ thảnh thơi cuốn theo dòng chảy cuộc sống, nhưng đừng bao giờ mong có ai nghĩ tới mình khi cần cộng tác. Còn nếu không muốn chảy lêu phêu như thế, có lẽ nên nghĩ cách để hết qua loa trong năm nay. Chia sẻ vài cách cho các bạn đây: 1. Pack your schedule – Bắt đầu mỗi ngày với lịch làm việc kín: nếu chưa bao giờ ngồi xuống đầu ngày để sắp xếp lịch làm việc trong ngày, năm 2018 là năm bạn cần bắt đầu thói quen này đấy. Không sắp xếp thì chẳng bao giờ làm được hay làm xong. Không có lịch thì chẳng biết phải làm gì. Nếu thấy lịch của mình còn trống quá, bắt đầu fill in the blank – điền vào chỗ trống đi nhé. Hãy làm việc, tham gia vào nhiều hoạt động hơn nữa, xung phong nhận nhiều trách nhiệm hơn nữa để giúp bản thân luôn suy nghĩ, hành động, học hỏi trong ngày. 2. Do things no one else is willing to do – Làm việc người khác không thích làm: người có tố chất lãnh đạo là người luôn nhận lãnh trách nhiệm về mình. Người xuất sắc là người luôn làm những việc mà người thường không thích. Bởi vậy, khi đi tìm người giỏi, tôi luôn tạo hoàn cảnh mà câu hỏi là ai sẽ xung phong đứng ra nhận lãnh trách nhiệm này. Đa số người thường sẽ tránh né. Người có tố chất sẽ không ngại việc nhỏ, việc có vẻ boring – chán ngắt, việc nhiều trách nhiệm mà né tránh. Việc người khác né, họ nhận. Và tôi luôn trân trọng, phát triển, cộng tác với những người biết nhận làm những việc mà người khác né. Họ mới là người nên được cho thêm cơ hội, vì tâm thế họ đã sẵn sàng. 3. Learn more than anyone else – học nhiều hơn người khác: người giỏi học hỏi mỗi ngày, mọi nơi, về nhiều phương diện. Vì họ biết cách sắp xếp thời gian để dành riêng thời gian học cho bản thân mỗi ngày, nên họ tiến xa hơn người khác. Đừng nói em không có thời gian. Câu này tôi nghe nhiều rồi. Bạn nghĩ tôi có thời gian không với lượng công việc, công tác cộng đồng, cam kết viết lách của mình? Vậy mà ngày nào tôi cũng có thời gian để học. 4. Read between 2-4 books per month – Đọc từ 2 đến 4 quyển sách mỗi tháng: có người cả năm chả đọc 1 quyển sách. Trung bình thì các bạn đọc 2-4 quyển sách mỗi năm. Người giỏi đọc nhiều hơn, đa dạng hơn, nên họ tiến nhanh hơn người thường từ 6-12 lần. Bạn cứ qua loa đi không sao. Cứ để người ta qua mặt và phát triển, và thành công, nhưng đừng trách nhé. 5. Never surrender on the things you truly want – Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn thực sự muốn làm: người qua loa bỏ cuộc nhanh lắm. Họ cứ negative kiểu không được đâu, khó lắm, trời ơi vầy thì thua rồi…. Họ sợ tốn sức suy nghĩ giải pháp, và họ cho rằng thế giới này khan hiếm giải pháp lắm. Nói nghe nè, điều bạn muốn chỉ có bạn mới làm. Chẳng ai rảnh và dại gì mà đi giúp bạn vì bạn không làm được. Người ta chỉ đưa bàn tay ra nâng đỡ khi ta cố gắng hết sức, khi ta quyết chí không bỏ cuộc, khi ta tìm cách vượt qua mọi khó khăn trở ngại để thành công. Khi qua loa, đừng trách người đời hờ hững. Don’t settle for mediocrity – Đừng cứ qua loa cho xong chuyện. Nếu muốn có một năm mới hay , đầy hứng khởi và thành công, cứ phải thay đổi cái tính qua loa của bản thân mình trước đã.

  • Người vững vàng

    Thành công đòi hỏi một quá trình, và hành trình đi đến thành công đòi hỏi sự vững vàng. Ai mà không gặp khó khăn. Ai mà chẳng bao giờ chùng bước. Đâu đó trong cuộc sống luôn chực chờ những “bất công”, đôi khi có vẻ như chúng được sinh ra chỉ để đánh gục một người – ta. Vì vậy, để đi hết được hành trình với điểm đến thành công, ta phải luôn tự cổ vũ mình, ta phải vững vàng để có thể cười vào khó khăn, để có thể tự mình đứng lên sau thất bại, để không nản lòng khi đường có vẻ còn xa. Sau đây là những điều mà người muốn thành công tránh KHÔNG làm, để vững vàng bước về phía trước. 1. Waste time feeling sorry for themselves – Phí thời gian tiếc nuối chuyện đã qua: đã là cuộc sống thì sẽ có khi bạn cảm thấy bị đối xử cuộc không công bằng, nhưng người vững vàng chẳng bao giờ vì chuyện đó mà ủ rũ, chán nản. Họ chịu trách nhiệm về hành động và kết quả của bản thân. Họ nhanh chóng vượt qua và cảm ơn hoàn cảnh vì đã dạy mình bài học. Họ cười và tự hỏi “Xong một chuyện. Tiếp theo là gì?” 2. Give away their power – Từ bỏ quyền lực của bản thân: không có ai trên đời này có quyền làm cho bạn cảm thấy thấp kém hay tồi tệ. Họ làm như thế vì chính ta đang trao quyền cho họ đấy thôi. Người vững vàng làm chủ mọi hành động và cảm xúc của mình. Họ biết rõ thế mạnh của bản thân và biết cách ứng đối trong mọi trường hợp. 3. Shy away from change – Sợ thay đổi: người vững vàng luôn chào đón sự thay đổi. Họ chẳng sợ những điều còn chưa biết sẽ ra sao của tương lai. Ngược lại, họ sợ bị rơi vào tình trạng quá thoải mái, quá hài lòng với hiện tại. Họ biết rằng sự thay đổi là môi trường tốt để thể hiện hết tiềm năng của họ. 4. Waste energy on thing they can’t control – Phí thời gian vào những việc mà bản thân không thể làm chủ được: người vững vàng ít khi phàn nàn về bất cứ điều gì, ví dụ như thời tiết, về kẹt xe, hay về người khác. Tất cả những điều này đối với họ nằm ngoài tầm kiểm soát. Thứ họ có thể kiểm soát được là hành động và thái độ của chính bản thân mình. Và họ luôn giữ được thái độ tích cực đó. 5. Worry about pleasing others – Lo lắng chuyện phải làm hài lòng người khác: cuộc sống của mình, không lẽ cả đời cứ phải lo làm hài lòng người khác? Người vững vàng luôn tử tế, công bằng, đôi khi làm người khác hài lòng nhưng ngược lại cũng chẳng sợ phải nói lên sự thật. Họ hiểu rằng nói lên tiếng nói của mình có thể làm người khác chẳng hài lòng, nhưng họ vẫn làm theo cách tiếp cận hòa bình của riêng mình. 6. Dwell on the past – Kẹt trong quá khứ: chấp nhận quá khứ và học hỏi từ quá khứ là điều người vững vàng làm. Họ chẳng bao giờ chán nản vì thất bại của quá khứ, nhưng cũng không kiêu ngạo vì một chút thành công. Người vững vàng tập trung năng lượng vào hành động trong hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. 7. Make the same mistakes over and over – Mắc cùng một sai lầm nhiều lần: kiến thức không phải là điều bạn vừa mới được dạy. Kiến thức đòi hỏi bạn phải dành thời gian cho bản thân để suy ngẫm về điều mình mới học, cho chính mình, cho chính hoàn cảnh của mình. Quá trình tự suy ngẫm này rất quan trọng đối với mỗi người. Nhờ nó mà chúng ta hiểu tại sao mình làm sai, cần phải làm gì để sửa sai, và chẳng bao giờ mắc phải một sai lầm lần thứ 2 chứ đừng nói nhiều lần. 8. Resent other people’s success – Ghen tị với thành công của người khác: người vững vàng không khó chịu khi nhìn thấy người khác thành công. Họ học từ sự thành công của người khác và tập trung năng lượng vào việc xây dựng thành công cho bản thân mình. 9. Fear alone time – Sợ một mình: người vững vàng hiểu và trân trọng thời gian cho riêng mình. Họ chẳng bao giờ sợ phải cảm thấy cô đơn. Họ sử dụng thời gian riêng tư để suy ngẫm, lên kế hoạch, chuẩn bị cho những gì cần thực hiện. Họ vui vẻ cùng mọi người, nhưng họ cũng vui vẻ khi chỉ riêng mình một cõi. 10. Expect immediate results – Muốn có kết quả nhanh: làm gì cũng vậy, người vững vàng luôn tính chuyện lâu dài. Họ biết sử dụng năng lượng hợp lý cho một hành trình dài. Họ chia hành trình thành những chặng nhỏ và ăn mừng khi đạt được những thành công nhỏ trên từng chặng. Họ biết rằng làm gì cũng cần phải có thời gian, và người còn đứng vững sau cùng mới là người chiến thắng.

  • Day Zero - Ngày số 0

    Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân là đây. Bạn đã hiểu thế nào là thành công, đã hiểu cách nào để vươn đến thành công và biết rằng thành công cần rất nhiều sự dấn thân và rèn luyện. Vậy thì đâu còn thời gian nữa, chỉ có thể bắt đầu từ ngay hôm nay, ngay khi kết thúc bài học này và gọi nó là ngày số 0. Đó là ngày bạn bắt đầu hành trình vạn dặm, là ngày bạn khởi đầu một chặng đường mới xây dựng nội lực để thành công. Đừng quên, bộ 5 phẩm chất giúp bạn xây dựng nội lực vững mạnh bao gồm: 1. Tư duy làm chủ và khả năng quyết đoán: Là thái độ tự chịu trách nhiệm, luôn theo dõi và đưa ra quyết định, hành động kịp thời để công việc tiến triển theo hướng đạt được kết quả sau cùng như đã đặt ra trong bất kỳ việc gì đã chọn làm. 2. Tâm thế hướng đến thành công: Là khả năng giữ vững mục tiêu, nhưng linh hoạt thay đổi phương pháp tiếp cận, thay đổi chiến lược ngay khi cần để đạt được mục tiêu đề ra. 3. Lòng can đảm và sự kiên cường: Là khả năng bền bỉ, kiên cường bám trụ và dấn thân dù hành trình rất gập ghềnh. 4. Khả năng ứng phó với sự bất định: Là khả năng chấp nhận, ứng biến nhanh chóng với mọi sự thay đổi một cách dễ dàng, đảm bảo vận hành hiệu quả và đạt mục tiêu, kết quả đặt ra cho dù có thay đổi gì hay thay đổi thế nào. 5. Tâm thế và khả năng phát triển bản thân: Là khả năng phản tư về thành quả của bản thân, lắng nghe phản hồi từ người khác, giữ cho tư duy mở và tâm thế học cả đời để tiếp tục học, rèn luyện, phát triển bản thân trong mọi hoàn cảnh. Cũng đừng quên, thành công là một quá trình, một hành trình dũng cảm, kiên cường không lùi bước, là hành trình luôn tái tạo và học hỏi cả đời. Đừng vội vã, đừng chần chờ. Khi ta kiên tâm chuẩn bị, dấn thân, bền bỉ đi về phía mục tiêu, ai rồi cũng sẽ thành công theo định nghĩa thành công của bạn. Những khoá học phát triển bản thân khác miễn phí trên blog sẽ hỗ trợ giúp bạn vươn đến thành công: Self-management - Quản trị bản thân Critical Thinking - Bộ kỹ năng tư duy phản biện Agile Mindset - Tư duy linh hoạt EI @work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm Public Speaking - Kỹ năng nói chuyện trước công chúng Kỹ năng hội nhập thành công vào tương lai nghề nghiệp DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số

  • Goals Achievement - Xây dựng nội lực để thành công

    Ai cũng muốn thành công, cũng muốn thăng tiến và chạm đỉnh sự nghiệp, nhưng thành công là gì và bạn cần chuẩn bị gì để vươn đến thành công? Khoá học này dành cho tất cả những ai mong muốn thành công vì trong khoá học này, bạn sẽ được trao bí kíp xây dựng nội lực để thành công. Thành công không đến từ bên ngoài, càng không đến từ sự vay mượn mà đến từ chính sự trưởng thành trên hành trình dũng cảm và kiên cường của bạn. Bộ 5 phẩm chất giúp bạn xây dựng nội lực vững mạnh để thành công bao gồm: 1. Tư duy làm chủ và khả năng quyết đoán 2. Tâm thế hướng đến thành công 3. Lòng can đảm và sự kiên cường 4. Khả năng ứng phó với sự bất định 5. Tâm thế và khả năng phát triển bản thân

  • Tư duy thành công

    Nếu để ý, bạn sẽ thấy người thành công đưa việc gì người ta cũng làm tốt, dù thích hay không thích, dù có kinh nghiệm hay không. Nếu cần phải làm, người ta sẽ sử dụng tư duy phản biện, khả năng đặt vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề, công cụ tư duy kiểu tư duy thiết kế để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Tư duy xong, họ sẽ có action plan - kế hoạch hành động, và sử dụng kỹ năng tổ chức để sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm nguồn lực, hiệu quả cao. Và không làm thì thôi. Đã làm, dù chỉ là rửa chén, giặt đồ, lau sàn, vv, họ cũng làm tốt hơn người khác. Nếu thế, tại sao họ không đi mà lau sàn hàng ngày đi, bạn hỏi. Chẳng qua là vì người ta biết sử dụng thời gian. Cũng là một tiếng đồng hồ, giá trị họ tạo ra có thể gấp một vạn lần so với chuyện lau sàn. Vậy thì ai lại đi lau sàn? Phân công lao động hợp lý là thế. Không phân biệt chuyện nặng chuyện nhẹ, chuyện nhỏ chuyện to, mà là phân công lao động theo giá trị tạo ra. Vậy thôi! Tuy nhiên, khi lau sàn có giá trị thiền định để tập trung suy nghĩ vào một thứ, một điểm, hoặc để đầu óc trả về trạng thái không, không nghĩ gì, thì nó lại vô giá, và có khi, họ sẽ chọn những việc linh tinh như lau sàn, quét vườn, làm mộc, trồng rau, vv. Không làm thì thôi, dù chuyện lớn hay chuyện nhỏ, cách họ tư duy cực kỳ linh hoạt. Zoom in để nhìn rõ chi tiết. Zoom out để nhìn thấy toàn cảnh. Zoom back in - Zoom in trở lại để xem có rủi ro ở đoạn nào không, và nếu có thì chuẩn bị plan B khi rủi ro xảy ra thế nào. Vì hiểu rất rõ nơi cần đến, kết quả cần đạt được. Họ không bị kẹt vào những chuyện vặt vãnh không đáng, những cuộc chiến vô nghĩa, hay những chi tiết không liên quan đến việc đạt được mục tiêu. Và cũng nhờ vậy, họ không bao giờ phí thời gian cho những chuyện không đâu, những cuộc đối thoại vô nghĩa, hay những pha complain - phàn nàn chuyện của trời và chuyện của người. Họ chỉ tập trung vào chuyện của mình, và làm tốt nhất những gì cần làm, đang làm, trong hiện tại. Người thành công, dành rất nhiều thời gian để tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy, về một vấn đề. Họ không lao xao, chưa nghĩ đủ đã lo chạy đi hỏi. Chưa chủ động tìm ra giải pháp đã đi nhờ ai khác ý kiến, tư vấn. Chưa hiểu vấn đề đã vội bàn tứ tung về nguồn lực, giải pháp. Chưa thử nghiệm, chưa bắt tay vào làm đã vẽ toàn những cảnh trên mây. Họ nương tựa vào bản thân, chịu trách nhiệm với bản thân, không đổ thừa hay dựa dẫm vào ai khác. Họ dấn thân đi tìm lời giải. Fail - thất bại, họ tìm cách khác. Thành công, họ hiệu chỉnh, tối ưu, liên tục sáng tạo để đẩy mọi thứ đang làm về phía xuất sắc nhất. Đó, là cam kết rất cá nhân của những con người xuất sắc. Vậy, thì ta học gì, dạy gì để bản thân và người khác thành công? Nếu hiểu cách họ vận hành như trên, chắc chắn chúng ta không thể dạy lời giải, kết quả, thành tích. Một cá nhân để xuất sắc đơn giản hoá chỉ cần 3 thứ: tâm thế tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, khả năng học, nghiên cứu, tư duy giải quyết vấn đề, và phẩm chất kiên định, dấn thân, phục sự bằng trái tim và khối óc. Cuối cùng, bạn thấy không, tất cả chỉ là quay về tập trung phát triển bản thân, đầu óc để tư duy, trái tim để phụng sự, và đôi bàn tay để tự mình hành động. Có gì khác đâu? Có gì cần đi tìm ở ngoài kia đâu? Khi ta chưa xây dựng đủ nội lực, thì có cơ hội cũng không nhìn thấy, thấy cơ hội cũng không nắm bắt được, và dù có nắm bắt được cũng làm cho nó toang. Vậy thì phí thời gian kiếm tìm cào cấu để làm gì? Lo cho cái thân của mình kìa. Đó mới là điều vĩ đại nhất trong cuộc đời này mà ai thành công cũng từng phải trải qua. Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

bottom of page