top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Kỹ năng #4: Tâm thế tích cực

    Tích cực là một lựa chọn. Một cánh cửa đóng lại, luôn có nhiều cánh cửa khác sẽ mở ra. Người tích cực tin như thế, nên cơ hội mới luôn gõ cửa nhà họ như thế. Người có tâm thế tích cực nhìn đời thế này: - Ly nửa đầy chứ không nửa cạn - Cơ hội để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong thời khắc khó khăn - Vẫn kiên định đi về phía mục đích sống dù cuộc đời có chém ngang đâm dọc - Tập trung vào những gì có thể làm được - Nhìn thấy sự tốt đẹp trong bản thân và người khác - Tận dụng thế mạnh của bản thân để giải quyết mọi vấn đề và tạo ra kết quả tích cực. Tâm thế tích cực là gì? Đây là khả năng luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất từ con người, hoàn cảnh, sự kiện và nhờ vậy mà luôn kiên định đi về phía mục tiêu đề ra cho dù có trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Người thành công luôn tích cực. Vì tích cực nên họ mới thành công. Lãnh đạo giỏi luôn là người tích cực. Vì tích cực nên họ luôn nhìn thấy cơ hội mới và hào hứng dẫn dắt đội ngũ của mình đạt được những thành tích mới. Ví dụ như trong mùa này, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, khi lương giảm 50%, người tiêu cực sẽ bực bội, giận dữ đâm ra phàn nàn, nói xấu, gây hấn trong nội bộ. Người hướng đến sự tích cực sẽ chấp nhận hoàn cảnh, và suy nghĩ xem nhân cơ hội này để làm gì cho bản thân và tổ chức, rồi xông vào làm, mà quên bén những khó khăn mà chỉ nhìn thấy cơ hội mới. Gặp hoàn cảnh không như ý, người tiêu cực nhìn thấy nguy cơ, thất bại, người tích cực nhìn thấy cơ hội, hướng đi, hành trình mới. Tích cực có thể rèn luyện được không? Tích cực có thể rèn luyện được, bằng cách tập trung vào củng cố những trải nghiệm tích cực mang lại kết quả tích cực. Ví dụ, thay vì nói thẳng thắn có thể gây ra mâu thuẫn thì nên hỏi thẳng thắn mang lại ích lợi gì, và lần gần nhất bạn thẳng thắn thì kết quả tích cực là gì. Bạn cũng có thể rèn luyện tâm thế tích cực bằng cách phản tư trên 3 câu hỏi mỗi ngày: - Mình đã làm tốt việc gì hôm nay? - Mình đã học được điều gì mới? - Mình biết ơn điều gì? Tích cực là lựa chọn, và tích cực cần rèn luyện. Bạn càng dụng công rèn luyện thì càng ngày bạn càng tích cực. Người có EI là người tích cực tự nhiên và vì vậy họ mới thành công. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Kỹ năng #5: Khả năng định hướng kết quả

    Người có EI không bị loay hoay quẩn quanh bởi những thứ linh tinh. Họ rất bình thản, ung dung đi về phía kết quả. Cho dù môi trường thay đổi sao hay hoàn cảnh, điều kiện có thể nào, họ cũng không quên hỏi, làm sao để đạt mục tiêu, kết quả. Và đó chính là sự khác biệt khiến họ thành công. Tôi đã từng có nhiều team đều là những con người có khả năng, có chút thành quả trong đời ngồi lại với nhau và kết quả là disaster – thảm hoạ. Ego quá cao, chỉ biết cãi vã giành phần thắng về mình, không biết cách chung sống và hợp tác với người khác. Họ hội họp rất lâu, khổ sở vật vã với những cơn điên cảm xúc, nhưng cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Tôi gọi đó là trạng thái “ngục tù vô minh”. Chúng ta sinh ra, gặp gỡ, và hợp tác với nhau trong đời, không phải để hành hạ, làm khổ nhau. Nếu biết học cách bỏ qua cái tôi, bỏ qua cảm xúc tiêu cực, vô lý để cùng nhau đạt được kết quả cuối cùng, con người sẽ trở nên cực kỳ hiệu quả, luôn vui vẻ và hạnh phúc dù đang làm gì, ở đâu, với ai. Khả năng định hướng kết quả là gì? Đây là khả năng luôn nỗ lực hoàn thành hoặc vượt qua tiêu chuẩn xuất sắc đã đề ra bằng cách chấp nhận thử thách, rủi ro một cách có tính toán logic, và luôn tìm cách để cải tiến và hoàn thành công việc tốt hơn. Giá trị bản thân vs. Giá trị tổ chức Người có EI chọn mục đích sống và giá trị của bản thân trùng với mục đích và giá trị của tổ chức. Thường thì, khi mục đích cá nhân và tổ chức sống hoà thuận với nhau, bạn không biết mệt mỏi, không ngại gian nan, không xem việc đang làm là công việc nữa mà là hành trình của chính bản thân mình. Cho nên, bạn tự nhiên và đương nhiên luôn hướng về hiệu quả, kết quả và chiến đấu không ngừng nghỉ vì những gì mình đã tin vào. Mục đích sống của bạn là gì, và nó có xếp hàng ngay ngắn với mục đích và giá trị của tổ chức mà bạn đang làm việc? Người có khả năng định hướng kết quả họ làm gì? - Đặt ra mục tiêu thực tế cho bản thân vả đội ngũ - Thực hiện những việc có ý nghĩa vì đi theo mục đích sống của bản thân - An yên trải qua mọi khó khăn - Tin tưởng vào khả năng - Cam kết vượt qua mọi thử thách để đạt được kết quả - Luôn quan tâm đến phản hồi để cải tiến liên tục Nếu bạn đang không chắc chắn về mục đích của bản thân và những gì mình đang theo đuổi, bạn có thể thử hỏi bản thân những câu hỏi này: - Cái gì là cái tôi đang làm vì tôi "có thể"? - Cái gì là cái tôi đang làm vì tôi "nên"? - Cái gì là cái tôi đang làm vì tôi "muốn"? - Cái gì là cái tôi đang làm vì nó là một phần trong mục đích sống của tôi? Dù là trong trường hợp nào, luôn quay về đặt câu hỏi cho bản thân về mục đích và giá trị của mình. Và tìm ra hành trình xếp thẳng hàng với mục đích và giá trị cá nhân đó. Chìa khoá để bạn làm việc như không làm và luôn hướng về kết quả nằm ở đó, không phải ở tước vị hay tiền lương. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Kỹ năng #10: Khả năng quản trị xung đột

    Người có EI bỏ qua tất cả những biểu hiện bề mặt vô tình hay cố ý của những người liên quan, bỏ qua cao trào của những cảm xúc vô tội vạ, của những lời nói và hành động vô minh, tìm ra nguồn gốc của vấn đề, và giải quyết xung đột với ý định tốt nhất cho tất cả mọi người, một cách công bằng, quang minh nhất. Có khi, giải pháp là sự im lặng. Có khi, giải pháp là nói thẳng. Có khi, giải pháp là lắng nghe, thấu cảm và khuyên can. Có khi, giải pháp là loại trừ, vv. Không có một công thức để giải quyết mọi xung đột. Mỗi xung đột bắt nguồn từ nguyên nhân rất khác nhau, bởi những con người có hoàn cảnh rất khác nhau, động cơ rất khác nhau. Đó là lý do vì sao người có EI là người giải quyết xung đột sáng tạo và tận gốc nhất. Khả năng quản trị xung đột là gì? Đây là khả năng vận hành trong hoàn cảnh căng thẳng do áp lực mâu thuẫn cao, bằng cách trình bày được các mâu thuẫn một cách minh bạch nhưng khéo léo, tạo điều kiện cho mọi người hiểu được nhiều góc nhìn, và hướng dẫn để mọi người cùng tìm được nền tảng đồng thuận chung về giải pháp. Người quản trị tốt xung đột tại nơi làm việc là người: - Không tránh né xung đột - Chủ động giải quyết xung đột ngay khi xảy ra - Giao tiếp rõ ràng, minh bạch - Ứng dụng khả năng thấu cảm - Tôn trọng, tích cực, kiên nhẫn trong mọi trường hợp - Biết cách xây dựng và giữ quan hệ chuyên nghiệp Người không có khả năng quản trị xung đột là người: - Giao tiếp kém - Cố ý hay vô tình làm cho tình hình nghiêm trọng và căng thẳng hơn bằng cách châm dầu vào lửa - Tạo ra hoặc biểu hiện cảm xúc tiêu cực Để quản trị xung đột tốt cần vận dụng và kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp Khả năng nhận thức cảm xúc bản thân Khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi bản thân Khả năng thấu cảm Khả năng thích nghi Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo Vài điều bạn nên lưu ý khi quản trị và giải quyết xung đột: - Lắng nghe tích cực & thấu hiểu góc nhìn các bên - Nhanh chóng giải quyết ngay khi vấn đề phát sinh - Quản trị cảm xúc các bên xung đột - Ngăn chặn ngay những hành vi quá khích - Tôn trọng ý kiến khác biệt của tất cả các bên - Đặt ra qui tắc chung mà các bên cần phải tuân thủ để có thể tiếp tục đối thoại và giải quyết - Hài hước khi cần để xoa dịu căng thẳng - Công bằng - Điều hướng các bên cùng trao đổi đưa ra hướng giải quyết chung - Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống, và xin lỗi khi cần - Tách mình ra khỏi vấn đề và mâu thuẫn giữa các bên - Quản trị tốt cảm xúc của bản thân Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Hiểu về cảm xúc

    Muốn có trí thông minh cảm xúc, trước hết phải hiểu về cảm xúc. Cũng như đọc chữ thôi, phải học nhận biết con chữ và có kỹ năng đọc. Đối với cảm xúc, ta cũng cần học nhận biết cảm xúc bằng ngôn ngữ và hiểu cách vận hành của nó. Giờ chia sẻ với các bạn về "Bánh xe cảm xúc – Wheel of emotion" do Robert Plutchik, một giáo sư ngành y tại đại học Albert Enstein vẽ ra. Các bạn nhìn vào bánh xe nhiều màu trên đây. Có 8 màu tượng trưng cho 8 góc độ cảm xúc chính bao gồm: giận dữ, cẩn trọng, vui vẻ, tin tưởng, sợ hãi, ngạc nhiên, buồn, khinh bỉ. Mức độ tăng dần của cảm xúc đi từ ngoài vào trong và biến đổi trạng thái khi chuyển đổi, ví dụ từ buồn có thể tăng lên thành đau khổ. Do đó, nếu chúng ta không nhận biết và xử lý cảm xúc của mình, từ buồn ta có thể trở nên đau khổ khi cảm xúc tăng cường độ. Cảm xúc có đối lập. Đối diện với từng cảm xúc trong vòng tròn là cảm xúc đối lập của nó. Ví dụ đối lập với tin tưởng là khinh bỉ. Những cảm xúc nằm trên nền nhạt là những cảm xúc được sinh ra từ 2 cảm xúc chính kết hợp lại với nhau, ví dụ cẩn trọng + vui vẻ kết hợp lại tạo ra lạc quan, vui vẻ kết hợp với tin tưởng tạo thành yêu thương. Vòng tròn cảm xúc được tạo ra để bạn hiểu và nhận biết, gọi tên được những cảm xúc của mình. Khi đã nhận biết rồi, bạn mới hiểu nó có thể biến đổi tích cực hay tiêu cực thế nào, với cường độ thế nào, và tương tác thế nào. Điều này sẽ giúp bạn luyện được mức độ đầu tiên trong việc luyện EQ – nhận biết cảm xúc. 7 cách rèn luyện nhận thức về cảm xúc: 1. Learn the language of emotion – Học ngôn từ về cảm xúc: Để có thể quản trị cảm xúc, trước hết người ta cần hiểu và diễn tả được cảm xúc. Nếu cứ thấy nghèn nghẹn, đau đớn, trầm uất mà không hiểu cảm xúc là gì thì không thể quản trị được. Do đó, bạn cần phải tăng vốn từ cảm xúc của mình lên, gọi tên được cảm xúc, phân biệt được cảm xúc. Giờ bạn xem cái vòng quay cảm xúc trong hình dưới đây, đọc và học cách gọi tên cảm xúc. 2. Name your emotions – Gọi tên cảm xúc: Bạn bắt đầu tập để ý đến những cảm xúc khác nhau của mình nhé. Tôi luyện bài này thường xuyên để giữ mình luôn bình tĩnh. Cảm xúc là không có đúng hay sai, xấu hay tốt nhé. Con người ai cũng có những cảm xúc khác nhau. Ai cũng bực dọc, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, vv…. Cho nên, khi bạn chạm trán với những cảm xúc này, ấy là chuyện hết sức bình thường. Đừng bao giờ tự cho là cảm xúc của mình tiêu cực quá rồi tìm cách giấu nó vào cái túi vô hình nào đó không dám show ra. Giấu là tệ lắm. Vì cảm xúc là động cơ dẫn dắt chúng ta đến hành động. Dù bạn có giấu thế giới thì cũng chẳng thể giấu mình. Cho nên, bỏ vào trong túi, thiên hạ không thấy, nhưng bạn thì vẫn cứ bị cảm xúc dẫn dắt đến hành động à. Vậy cho nên, tốt nhất là khi cảm xúc xuất hiện, nhận diện nó, gọi tên nó, mang nó ra ánh sáng để nó không ảnh hưởng bạn một cách vô thức. 3. Emotions are data - Cảm xúc là dữ liệu: Muốn cảm xúc không ảnh hưởng khiến ta có những hành động điên rồ hay đáng trách, thì ta xem nó như là thông tin và dữ liệu để xử lý thôi à. Ví dụ, thay vì nói “Tôi đang rất bực mình”, bạn có thể thay đổi nó thành ngôi thứ 3 “Tôi đang trải nghiệm một cảm xúc gọi là bực mình”. Không cần vội vàng nhảy xổ vào phản ứng, thay đổi, sửa chữa, hiệu chỉnh gì hết cả. Nhận biết thông tin đã, rồi mới tìm cách xử lý. Còn xử lý sao thì xem số 4 tiếp theo nhe. 4. Observe your emotion – Quan sát cảm xúc: chuyện này quan trọng đây. Khi thấy mình lên cơn, cứ để cho cảm xúc lên hết cơn. Khoan cố phản ứng gì hết cả. Nguyên tắc là phản ứng hoá học trong cơ thể khi cảm xúc lên cơn là cứ phải hết 6 giây mới tan được. Cho nên, cho mình cơ hội trong 6 giây chỉ quan sát, thở, thở thật sâu. Thường thì ta hay gán ghép chuyện người khác làm vào việc mình bực dọc chẳng hạn “Tôi bực mình vì nó làm thế này, thế kia…” Gán ghép như thế chỉ làm cho cảm xúc bị tăng độ mà thôi. “Tôi đang trải nghiệm sự bực dọc” và thở, thở sâu thôi à. Đó là lý do mà người ta luyện tập meditation – thiền, chứ chẳng phải tôn giáo gì cả. Mediation – thiền đã trở thành môn quản trị cảm xúc, giúp con người khắp nơi trên thế giới học cách trở về với chính mình, nhận diện và quản trị cảm xúc cá nhân thôi. Làm được vậy thì thế giới này hoà bình thôi à. 5. Feel the emotion in your body – Nhận biết ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ thể: Khi cảm xúc xuất hiện, cơ thể bạn chắc chắn phản ứng theo. Để có thể quản trị được cảm xúc, bạn cần phải nhận biết nó ảnh hưởng đến cơ thể mình thế nào, và học cách nhận biết các phản ứng lập đi lập lại của cá nhân khi cảm xúc tương tự xuất hiện. Ví dụ, khi giận thì không thở được, lồng ngực như bị kẹt xe ấy. Thường thì có 6 cảm xúc thường gặp nhất và ảnh hưởng cơ thể giống nhau cho mọi người. Đây là các cảm xúc anger – tức giận, fear – sợ hãi, disgust – kinh tởm, happiness – hạnh phúc, sadness – buồn bã, surprise – ngạc nhiên. 6. Avoid common traps – Tránh bẫy cảm xúc thường gặp: đây là điều hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn nè, khi bạn học được cách không để cho cảm xúc dẫn dắt hành động nữa. Có 2 cái bẫy mà ai cũng hay mắc phải khi cảm xúc xuất hiện. Bẫy thứ nhất là đổ thừa cho người khác. Con người ai cũng dễ bị lâm vào tình cảnh là chứng tỏ mình giỏi hơn, nên có chuyện gì xảy ra thì đổ ngay cho người khác. Bạn trở nên có EQ khi bạn không phản ứng ngay lập tức bằng cách đổ thừa nữa mà dừng lại, không phản ứng gì vội, hay đưa ra kết luận tiêu cực nào về chuyện mới xảy ra. Bẫy thứ 2 là bạn dễ bị chuyện bên ngoài làm cho nổi cơn, có khi là không cần thiết. Nhiều khi, chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng bạn nổi cơn, nổi cơn, đổ thừa, đổ thừa, lát sau cảm xúc nó cứ được cho ăn đồ tiêu cực mà thổi phồng lên, rồi chuyện nhỏ biến thành chuyện vĩ đại hồi nào không biết. Thay vì vậy, bạn chỉ cần nói “À, chuyện này lạ ta”, hay “Nó bị sao vậy ta?”, hay “Chắc bạn này đang stress dữ nè”. 7. Reminding yourself, “Emotions are data” – Luôn nhắc nhở mình, "cảm xúc là dữ liệu": cái này như là câu mantra – thần chú của bạn mỗi ngày “Cảm xúc là dữ liệu”. Mà đã là dữ liệu thì chỉ cần phân tích và xử lý chứ không cần phản ứng gì hết. Cứ từ từ bình tĩnh thôi. Chậm lại. Hít thở. Nhớ là, cảm xúc dẫn dắt hành động, nên muốn thay đổi hành động thì chỉ cần hiểu và quản trị cảm xúc cho tốt. Cuối cùng, những gì chúng ta làm nãy giờ là know yourself – hiểu mình. Không hiểu mình thì đâu có thay đổi được mình. Thế giới thay đổi khi ta thay đổi chính mình thôi bạn. Đừng ngồi đó mong người khác thay đổi. Chuyện viễn tưởng đó. Thôi lo mà luyện tập mỗi ngày nhe. Từng chút từng chút một, kiên nhẫn, tiến bộ từng ngày, and don't forget to have fun – và đừng quên phải thật vui khi luyện tập! Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Lời kết

    Đến đây, các bạn đã tiếp cận với các thông tin và bài học về EI. EI bao gồm 4 bộ và 12 kỹ năng tương ứng: - 4 mảnh ghép quan trọng tạo nên EI bao gồm nhận thức bản thân, quản trị bản thân, nhận thức xã hội và quản trị quan hệ. - 12 kỹ năng tương ứng với 4 bộ này bao gồm: 1. Khả năng nhận biết cảm xúc bản thân 2. Khả năng tự kiểm soát cảm xúc 3. Khả năng thích nghi 4. Tâm thế tích cực 5. Khả năng định hướng kết quả 6. Khả năng thấu cảm 7. Khả năng nhận thức cấu trúc vận hành tổ chức 8. Khả năng tạo ảnh hưởng 9. Khả năng cố vấn, định hướng cho người khác 10. Khả năng quản trị xung đột 11. Khả năng làm việc đội nhóm 12. Khả năng lãnh đạo truyền cảm hứng - Ứng dụng rèn luyện EI tại công sở Tôi sẽ tiếp tục cập nhật những bài rèn luyện EI mới vào khoá học này khi có. Bạn nên ghi nhớ rèn luyện EI là việc cần làm hàng ngày, liên tục, không có điểm kết thúc. EI sẽ giúp bạn hội nhập tổ chức tốt hơn, làm việc và cộng tác dễ dàng hơn, thành công nhanh hơn, và trở thành lãnh đạo truyền cảm hứng. Chúc các bạn thành công! Các khoá học miễn phí khác mà bạn nên học để chuẩn bị cho tương lai tốt hơn: Agile Mindset - Tư duy linh hoạt DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số Bản đồ thành công cho tương lai bất định

  • Khả năng #12: Khả năng lãnh đạo truyền cảm hứng

    Người có EI cao thường trở thành lãnh đạo, vì họ bỏ qua những sự vụ, tình cảm, xung đột nhỏ nhặt, linh tinh và hướng mọi người đến những chân trời nhân văn, tích cực, thành đạt và hạnh phúc hơn, cho họ, cho mọi người và cho xã hội. Năng lượng tích cực của họ, bằng cách này hay cách khác, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mọi người xung quanh, làm cho mọi thứ dường như dễ thở hơn, tươi sáng hơn, làm cho cuộc đời đáng sống hơn và mọi vấn đề ghê gớm trở nên không đáng kể. Bạn nhận biết người có EI bằng cách đó. Ở gần họ, mọi thứ đều bỗng nhiên trở nên rất OK. Bên cạnh họ, bạn nhận ra mọi sự đen tối, nhỏ hẹp của chính bản thân mình. Bạn mong muốn và cố gắng trở thành người tốt hơn, tích cực hơn, có ích hơn. Lãnh đạo truyền cảm hứng là người có sức ảnh hưởng đến người xung quanh như thế. Bạn có phải là lãnh đạo truyền cảm hứng? Nếu chưa, có lẽ cần nhìn lại bản thân vì mình đang còn thiếu EI. 7 phẩm chất của lãnh đạo truyền cảm hứng: - Luôn cam kết theo giá trị cốt lõi: lãnh đạo truyền cảm hứng là người nhận thức về bản thân rất tốt, hiểu rõ mục đích sống, giá trị cốt lõi của mình, và thực hiện tất cả mọi thứ trong đời đều dựa trên mục đích và giá trị đó. Họ không bao giờ cho phép bản thân thoả hiệp để đổi chác lấy bất kỳ điều gì dù rất có lợi trong đời. Điều này đôi khi gây ra khó khăn cho họ trên hành trình lãnh đạo nhưng họ đề cao giá trị đạo đức của bản thân và không bao giờ đầu hàng. Họ đại diện cho giá trị mà họ đã lựa chọn và bảo vệ giá trị đó bằng mọi giá. Câu hỏi phản tư: Bạn đại diện cho điều gì? Cho giá trị gì? Và bạn đã bao giờ thoả hiệp với giá trị của mình chưa? - Đầu tư phát triển bản thân: vì biết bản thân luôn giới hạn và luôn cần học hỏi thêm, phát triển hơn, lãnh đạo truyền cảm hứng là những người cực kỳ đầu tư vào việc phát triển bản thân. Họ xem đó như là việc cần làm mỗi ngày, xem nó như một việc không thể bỏ qua, và luôn dành thời gian cho việc đó dù bản thân có bận rộn đến cỡ nào. Họ luôn đang học một cái gì đó mới một cách chủ động, học bằng nhiều cách, nhiều kênh, kết hợp nhiều môn khác nhau để tạo kết nối và góc nhìn mới, tư duy mới. Câu hỏi phản tư: Bạn có đang học chủ động và có đang theo đuổi một khoá học hay môn học nào đó? Bạn có sắp xếp thời gian để học mỗi ngày? - Là chính mình: lãnh đạo truyền cảm hứng là những người hiểu rõ bản thân mình là độc bản và tất cả mọi người đều đặc biệt như thế cả. Cho nên, họ không việc gì phải cố gắng làm người khác mà hết sức tự nhiên, thoải mái là chính mình. Chính vì vậy, họ rất minh bạch và dễ chia sẻ về trải nghiệm thành công thất bại, được mất của cá nhân. Điều đó giúp họ trở nên cực kỳ dễ gần, dễ chia sẻ, dễ kết nối với mọi người. Và vì họ là chính mình, họ tạo sự thoải mái cho mọi người được là chính họ. Câu hỏi phản tư: Bạn có là chính mình khi đến công sở? Hay bạn đang cố gắng tạo ra hình ảnh về một người nào đó khác tại nơi làm việc? Nếu vậy, tại sao? - Là chuyên gia về giao tiếp: lãnh đạo truyền cảm hứng là người có khả năng giao tiếp, truyền thông bậc thầy. Họ biết cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ hình thể, hành động để tạo dựng cảm xúc, kết nối. Họ giỏi giao tiếp trên mọi kênh, từ đối thoại, viết, diễn thuyết, đàm phán, đến giải quyết mâu thuẫn, xung đột, v.v... Họ thể hiện mọi cung bậc cảm xúc một cách tự nhiên, thoải mái. Họ mang theo bên người một nguồn năng lượng tích cực và ảnh hưởng. Chỉ cần sự xuất hiện của họ thôi là mọi thứ dường như nhẹ nhàng, vui vẻ, dễ dàng hơn. Câu hỏi phản tư: Bạn giao tiếp tốt trong trường hợp nào? Trên kênh nào? Bạn nghĩ mình cần phải phát triển hay cải tiến những cách hay kênh giao tiếp nào? - Khuyến khích đoàn kết nội bộ: lãnh đạo truyền cảm hứng hiểu rằng muốn đạt được thành công cần sự cộng tác của nhiều người, của cả team. Họ cũng hiểu rõ team của mình mạnh yếu ở đâu, cần làm gì để team mạnh hơn, và cần dẫn dắt team như thế nào để tất cả hướng về một mục tiêu chung. Do đó, họ rất tập trung xây dựng tính đoàn kết trong nội bộ, trong team, trong tổ chức để tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của team. Câu hỏi phản tư: Bạn có khuyến khích sự đoàn kết trong team? Có khi nào bạn đã làm gì đó để gây chia rẽ trong team? - Luôn mở cửa và đón nhận tất cả mọi người: lãnh đạo truyền cảm hứng là người bao dung, quan tâm và nghĩ cho người khác. Vì thế, họ đối xử không phân biệt, luôn biết rõ thế mạnh và giới hạn của mỗi người. Họ công bằng trong việc trao cơ hội, minh bạch trong quan hệ, và thưởng phạt công minh. Họ cùng team làm việc, cùng team thành công, ghi nhận đóng góp của từng người, luôn đứng sau khi nói về lợi ích và luôn đứng trước khi chịu trách nhiệm. Câu hỏi phản tư: Bạn hay nghĩ cho mình trước hay nghĩ cho team trước? - Dám chấp nhận rủi ro: lãnh đạo truyền cảm hứng không biết sợ. Họ thích cái mới, thích thử nghiệm, thích thử thách, và luôn xông pha dấn thân vào những dự án mới. Họ chấp nhận rủi ro của sự bất định một cách có tính toán và luôn khuyến khích mọi người cùng dấn thân học hỏi, thử nghiệm liên tục. Chính vì vậy, họ luôn đi đầu, thành công ngoài mong đợi, thực hiện những dự án tiên phong trong lĩnh vực của mình. Câu hỏi phản tư: Bạn là người sống trong vùng an toàn hay chấp nhận rủi ro? 5 điều bạn có thể rèn luyện để trở thành lãnh đạo truyền cảm hứng: Lead by example - Trở thành tấm gương cho người khác: ai có thể truyền cảm hứng cho người khác khi bản thân không phải là ví dụ điển hình. Do đó, nếu bạn muốn người khác làm gì, bạn phải là người đầu tiên làm tốt nhất việc đó. Đừng nói. Hãy hành động. Build positive relationships - Xây dựng quan hệ tích cực với người xung quanh: không có lãnh đạo nào sống một mình trong vỏ ốc. Họ bước ra, kết nối và giao tiếp với mọi người. Họ mang năng lượng tích cực của mình trao cho người khác một cách hào phóng. Họ cam kết làm gì đó để ảnh hưởng tích cực lên người khác mỗi ngày. Cho nên, bạn cần chủ động bước ra và xây dựng quan hệ tích cực đó trong và ngoài tổ chức. Mentor & grow leaders - Cố vấn & phát triển lãnh đạo: lãnh đạo truyền cảm hứng là người kiến tạo nên những lãnh đạo mới. Họ biết cách chọn và phát triển những hạt giống tiếp nối để giúp họ tạo ra ảnh hưởng to lớn và tích cực hơn. Họ cũng hào phóng chia sẻ trải nghiệm của bản thân và dành thời gian để phát triển thế hệ tiếp nối. Bạn có đang làm như thế? Listen to others - Lắng nghe người khác: lãnh đạo truyền cảm hứng lắng nghe rất chủ động và tích cực. Do đó, họ hiểu rõ và đúng vấn đề, làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng và quan tâm. Họ trở thành người mà người khác luôn tin tưởng, đi theo, hành động theo như một tấm gương. Bạn có biết lắng nghe chủ động? Appreciate & be grateful to others - Luôn biết ơn và cám ơn người khác: không có phần thưởng nào to lớn hơn khi được ai đó ghi nhận, cám ơn. Lãnh đạo truyền cảm hứng luôn nhận thức hành động của mọi người xung quanh, luôn ghi nhận, cám ơn và bày tỏ lòng biết ơn của mình một cách chân thành, tự nhiên, công khai, làm cho tất cả mọi người cảm thấy được quan tâm và quý trọng. Bạn có ghi nhận người khác? Bạn có hay cám ơn khi ai đó giúp mình? Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Lời kết

    Đến đây, các bạn đã tiếp cận với các thông tin và bài học về EI. EI bao gồm 4 bộ và 12 kỹ năng tương ứng: - 4 mảnh ghép quan trọng tạo nên EI bao gồm nhận thức bản thân, quản trị bản thân, nhận thức xã hội và quản trị quan hệ. - 12 kỹ năng tương ứng với 4 bộ này bao gồm: 1. Khả năng nhận biết cảm xúc bản thân 2. Khả năng tự kiểm soát cảm xúc 3. Khả năng thích nghi 4. Tâm thế tích cực 5. Khả năng định hướng kết quả 6. Khả năng thấu cảm 7. Khả năng nhận thức cấu trúc vận hành tổ chức 8. Khả năng tạo ảnh hưởng 9. Khả năng cố vấn, định hướng cho người khác 10. Khả năng quản trị xung đột 11. Khả năng làm việc đội nhóm 12. Khả năng lãnh đạo truyền cảm hứng - Ứng dụng rèn luyện EI tại công sở Tôi sẽ tiếp tục cập nhật những bài rèn luyện EI mới vào khoá học này khi có. Bạn nên ghi nhớ rèn luyện EI là việc cần làm hàng ngày, liên tục, không có điểm kết thúc. EI sẽ giúp bạn hội nhập tổ chức tốt hơn, làm việc và cộng tác dễ dàng hơn, thành công nhanh hơn, và trở thành lãnh đạo truyền cảm hứng. Chúc các bạn thành công! Các khoá học miễn phí khác mà bạn nên học để chuẩn bị cho tương lai tốt hơn: Agile Mindset - Tư duy linh hoạt DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số Bản đồ thành công cho tương lai bất định

  • Làm sao để quản trị cảm xúc tốt hơn?

    Chia sẻ với các bạn 7 điều bạn có thể luyện tập và giúp con em mình luyện tập để tăng cường khả năng quản trị cảm xúc nhé. 1. Learn the language of emotion – Học ngôn từ về cảm xúc: Để có thể quản trị cảm xúc, trước hết người ta cần hiểu và diễn tả được cảm xúc. Nếu cứ thấy nghèn nghẹn, đau đớn, trầm uất mà không hiểu cảm xúc là gì thì không thể quản trị được. Do đó, bạn cần phải tăng vốn từ cảm xúc của mình lên, gọi tên được cảm xúc, phân biệt được cảm xúc. Giờ bạn xem cái vòng quay cảm xúc trong hình này nhé, đọc và học cách gọi tên cảm xúc. Tôi để tiếng Anh không dịch, vì nghĩ rằng thôi sẵn đó cũng nên học cả tiếng Anh nữa thì tốt nhất. 2. Name your emotions – Gọi tên cảm xúc: Bạn bắt đầu tập để ý đến những cảm xúc khác nhau của mình nhé. Tôi luyện bài này thường xuyên để giữ mình luôn bình tĩnh. Cảm xúc là không có tiêu cực nhe. Con người ai cũng có những cảm xúc khác nhau. Ai cũng bực dọc, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, vv…. Cho nên, khi bạn chạm trán với những cảm xúc này, ấy là chuyện hết sức bình thường. Đừng bao giờ tự cho là cảm xúc của mình tiêu cực quá rồi tìm cách giấu nó vào cái túi vô hình nào đó không dám show ra. Giấu là tệ lắm. Vì cảm xúc là động cơ dẫn dắt chúng ta đến hành động. Dù bạn có giấu thế giới thì cũng chẳng thể giấu mình. Cho nên, bỏ vào trong túi, thiên hạ không thấy, nhưng bạn thì vẫn cứ bị cảm xúc dẫn dắt đến hành động à. Vậy cho nên, tốt nhất là khi cảm xúc xuất hiện, nhận diện nó, gọi tên nó, mang nó ra ánh sáng để nó không ảnh hưởng bạn một cách vô thức. 3. Cảm xúc là dữ liệu: Muốn cảm xúc không ảnh hưởng khiến ta có những hành động điên rồ hay đáng trách, thì ta xem nó như là thông tin và dữ liệu để xử lý thôi à. Ví dụ, thay vì nói “Tôi đang rất bực mình”, bạn có thể thay đổi nó thành ngôi thứ 3 “Tôi đang trải nghiệm một cảm xúc gọi là bực mình”. Không cần vội vàng nhảy xổ vào phản ứng, thay đổi, sửa chữa, hiệu chỉnh gì hết cả. Nhận biết thông tin đã, rồi mới tìm cách xử lý. Còn xử lý sao thì xem số 4 tiếp theo nhe. 4. Observe your emotion – Quan sát cảm xúc: chuyện này quan trọng đây. Khi thấy mình lên cơn, cứ để cho cảm xúc lên hết cơn. Khoan cố phản ứng gì hết cả. Nguyên tắc là phản ứng hoá học trong cơ thể khi cảm xúc lên cơn là cứ phải hết 6 giây mới tan được. Cho nên, cho mình cơ hội trong 6 giây chỉ quan sát, thở, thở thật sâu, Thường thì ta hay gán ghép chuyện người khác làm vào việc mình bực dọc chẳng hạn “Tôi bực mình vì nó làm thế này, thế kia…” Gán ghép như thế chỉ làm cho cảm xúc bị tăng độ mà thôi. “Tôi đang trải nghiệm sự bực dọc” và thở, thở sâu thôi à. Đó là lý do mà người ta luyện tập meditation – thiền, chứ chẳng phải tôn giáo gì cả. Meditation đã trở thành môn quản trị cảm xúc, giúp con người khắp nơi trên thế giới học cách trở về với chính mình, nhận diện và quản trị cảm xúc cá nhân thôi. Làm được vậy thì thế giới này hoà bình thôi à. 5. Feel the emotion in your body – Nhận biết ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ thể: Khi cảm xúc xuất hiện, cơ thể bạn chắc chắn phản ứng theo. Để có thể quản trị được cảm xúc, bạn cần phải nhận biết nó ảnh hưởng đến cơ thể mình thế nào, và học cách nhận biết các phản ứng lập đi lập lại của cá nhân khi cảm xúc tương tự xuất hiện. Ví dụ, khi giận thì không thở được, lồng ngực như bị kẹt xe ấy. Thường thì có 6 cảm xúc thường gặp nhất và ảnh hưởng cơ thể giống nhau cho mọi người. Đây là các cảm xúc anger – tức giận, fear – sợ hãi, disgust – kinh tởm, happiness – hạnh phúc, sadness – buồn bã, surprise – ngạc nhiên. 6. Avoid common traps – Tránh bẫy cảm xúc thường gặp: đây là điều hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn nè, khi bạn học được cách không để cho cảm xúc dẫn dắt hành động nữa. Có 2 cái bẫy mà ai cũng hay mắc phải khi cảm xúc xuất hiện. Bẫy thứ nhất là đổ thừa cho người khác. Con người ai cũng dễ bị lâm vào tình cảnh là chứng tỏ mình giỏi hơn, nên có chuyện gì xảy ra thì đổ ngay cho người khác. Bạn trở nên có EQ khi bạn không phản ứng ngay lập tức bằng cách đổ thừa nữa mà dừng lại, không phản ứng gì vội, hay đưa ra kết luận tiêu cực nào về chuyện mới xảy ra. Bẫy thứ 2 là bạn dễ bị chuyện bên ngoài làm cho nổi cơn, có khi là không cần thiết. Nhiều khi, chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng bạn nổi cơn, nổi cơn, đổ thừa, đổ thừa, lát sau cảm xúc nó cứ được cho ăn đồ tiêu cực mà thổi phồng lên, rồi chuyện nhỏ biến thành chuyện vĩ đại hồi nào không biết. Thay vì vậy, bạn chỉ cần nói “À, chuyện này lạ ta”, hay “Nó bị sao vậy ta?”, hay “Chắc bạn này đang stress dữ nè”. 7. Reminding yourself, “Emotions are data” – Luôn nhắc nhở mình, cảm xúc là dữ liệu: cái này như là câu mantra – thần chú của bạn mỗi ngày “Cảm xúc là dữ liệu”. Mà đã là dữ liệu thì chỉ cần phân tích và xử lý chứ không cần phản ứng gì hết. Cứ từ từ bình tĩnh thôi. Chậm lại. Hít thở. Nhớ là, cảm xúc dẫn dắt hành động, nên muốn thay đổi hành động thì chỉ cần hiểu và quản trị cảm xúc cho tốt. Cuối cùng, những gì chúng ta làm nãy giờ là, know yourself – hiểu mình. Không hiểu mình thì đâu có thay đổi được mình. Thế giới thay đổi khi ta thay đổi chính mình thôi bạn. Đừng ngồi đó mong người khác thay đổi. Chuyện viễn tưởng đó Thôi lo mà luyện tập mỗi ngày nhe. Từng chút từng chút một, kiên nhẫn, tiến bộ từng ngày, and don't forget to have fun – và đừng quên phải vui khi luyện tập! Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • 3 vòng tròn vàng để quản trị bản thân

    Hôm qua chia sẻ với các bạn trẻ về cách mình quản trị bản thân, nói thật ra không có gì phức tạp và vi diệu hết. Các bạn hỏi mình lấy đâu ra thời gian làm nhiều thế. Các bạn hỏi mình có ngủ không. Xin thưa là ngày nào không đủ 7 tiếng là tấm thân sinh học này không vận hành được. Mình làm nhìn có vẻ nhiều nhưng thật ra chỉ một. Tính mình đơn giản, nên lý thuyết gì cao siêu phức tạp thì chịu, không biết đường áp dụng. Trước giờ, cứ The 3 Golden Circles - 3 vòng tròn vàng mà làm thôi, why - how - what. Why là mục đích cuộc đời mình sinh ra, tồn tại và lên bờ xuống ruộng cho đến hôm nay là để làm gì. Cuối cùng, điều bình thường vĩ đại mình muốn đạt được trước khi bye bye nơi quá cảnh tên gọi trần thế là gì. Khi hiểu về mục đích rồi, mình sẽ tự hỏi làm cách nào để đạt được mục đích đó, cách và kênh tiếp cận là gì, đạt được mục đích qua công việc thế nào, qua hoạt động xã hội & cộng đồng thế nào, qua phát triển bản thân và gia đình thế nào. Sau khi biết how rồi mới phát triển tiếp thành what - việc cần làm. Về sự nghiệp, công việc thì việc gì làm việc gì từ chối, về đóng góp hoạt động cộng đồng xã hội chọn việc gì bỏ việc gì, về cuộc sống cá nhân chọn làm gì không làm gì. Tất cả quyết định và lựa chọn tại mỗi thời điểm trong đời đều xoay quanh một cái trục thống nhất why-how-what, không thích đủ thứ, làm tán loạn. Chính vì có tổ chức xuyên suốt, không tham lam nên tất cả các hoạt động bổ trợ nhau, truyền năng lượng và hiệu ứng cho nhau, giúp bản thân mỗi ngày càng tiến gần hơn đến mục đích đã đặt ra, không bị phân tán nguồn lực, không bị sao lãng, lạc đường, trật đường rây, cuốn theo chiều gió. Khi mọi hoạt động trong đời xoay quanh một cái trục thống nhất, thật ra ta đang xây dựng nền tảng nguồn lực và kết nối sức mạnh, giúp cho tất cả hoạt động ta chạm vào trở nên hết sức dễ dàng, siêu tiết kiệm thời gian và công sức. Một việc người khác cần 8 tiếng để giải quyết có khi bạn chỉ cần 2. Mọi quyết định trong đời trở nên trong veo, nhanh chóng, nhẹ nhàng khi đưa về hệ qui chiếu của chữ why - mục đích. Do đó, nếu bạn chưa làm bài tập vẽ mind map why - how - what cho cuộc đời mình, hôm nay có lẽ là ngày may mắn ấy. Tổ chức lại cuộc đời là chuyện của bản thân ta. Làm rối tung rối nùi cuộc đời thật ra là lỗi của ta. Nhiều lắm mà không có gì cũng là vấn đề của ta. Nếu chính cuộc đời mình còn không tổ chức được, quản trị được, thì bàn chi những việc to lớn ở ngoài kia? Các bạn có thể nghe lại bài học ở đây:

  • Quản trị cảm xúc và hành vi

    Đây là một trong 12 kỹ năng quan trọng của trí thông minh cảm xúc. Bạn nên đăng ký khoá học EI @work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm để phát triển thêm các khả năng và kỹ năng về trí thông minh cảm xúc. Đã là con người, ai cũng đã trải qua những hoàn cảnh mất kiểm soát, nổi cơn kiểu giận mất khôn hay đê vỡ vô phương ngăn lại của cảm xúc. Ông bà ta dạy "giận mất khôn" là thế. Khi đã nổi cơn hay vỡ đê thì con người hoàn toàn phản ứng một cách vô minh. Khi bình tĩnh lại, nhiều khi ta ngỡ ngàng, trời sao mình có thể phản ứng ngu si như thế nhỉ? Nhưng tới đó thì cũng đã muộn rồi. Cho nên, người thành công là người hiểu rất rõ và điều chuyển, điều khiển được cảm xúc và hành vi của mình. Còn người không thành công thì hoàn toàn mất kiểm soát, cứ để mặc cho cảm xúc nó lái kiểu auto pilot. Sau khi nhận biết bản thân ví dụ như đang giận dữ, bực bội, tức tối chẳng hạn, thì kỹ năng đầu tiên trong bộ quản trị bản thân là học cách kềm chế, kiểm soát không cho phép cảm xúc đó đánh lừa hay đẩy ta vào thế vô minh. Để làm việc này, mỗi người nên tự tìm cho mình "chiêu" kiểm soát hiệu quả nhất. Ví dụ đối với tôi ngày xưa, cách hiệu quả nhất là bỏ đi, tìm nơi tạm bợ nào đó một mình để thở sâu và bình tĩnh lại. Nếu hoàn cảnh cho phép thì tìm nơi có thiên nhiên, im ắng, bình yên. Nếu hoàn cảnh không cho phép thì một góc khuất nào đó gần hiện trường. Nếu không có "chiêu" để kiểm soát bản thân, và rèn luyện hàng ngày, con người sẽ cứ vô minh mặc cho cảm xúc dẫn dắt những cơn cảm xúc bất thường của bản thân, tạo ra những màn drama không cần thiết. Sự khác nhau giữa người có và không có EI là ở chỗ đó. Chứ nếu ai cũng mặc cho đê vỡ mỗi ngày thì ai còn sức đâu mà làm việc? Hơn nữa, đâu có lý do gì phải để cho đập tan đê vỡ thế kia. Tất cả đều kiểm soát được mà. Và người thành công là người kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân mình, biết cách điều chuyển và chuyển hoá năng lượng khi cần thiết. Khả năng tự kiểm soát cảm xúc bản thân là gì? Đây là khả năng theo dõi và kiểm soát được cảm xúc và phản ứng cá nhân để giữ cho bản thân luôn làm việc hiệu quả dù phải đối diện với áp lực hay bất kỳ hoàn cảnh khó xử nào trong công việc. Khi kiểm soát được bản thân, bạn sẽ giúp mình: - Tập trung và linh hoạt hơn trong các hoàn cảnh căng thẳng - Tương tác với mâu thuẫn một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn - Vận dụng nhiều tương tác tích cực hơn là tiêu cực - Tạo điều kiện cho người khác đóng góp ý kiến và nỗ lực Nhờ vậy, không những bạn sẽ giữ được cho sức khoẻ cơ thể và tinh thần của mình tốt, mà còn xây dựng được quan hệ bền vững, mạnh mẽ với người xung quanh. Đây là nền tảng cực kỳ quan trọng cho một tập thể, một tổ chức phát triển, giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc, giảm thiểu các mâu thuẫn không lành mạnh, và giúp tăng hiệu quả công việc. Rèn luyện cách nhận biết khi bản thân bị dẫn dắt bởi cảm xúc: Não người chúng ta có 2 phần ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát. Não trước chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thể hiện tính cách, và điều chỉnh hành vi xã hội. Não giữa có một bộ phận gọi là amygdala. Đây là trung tâm nhận dạng và phản ứng với tín hiệu nguy hiểm. Khi bắt được tín hiệu nguy hiểm, trung tâm điều khiển này tự động chuyển sang chế độ auto, tự điều hành tự ra quyết định là ta nên phản ứng thế nào, không cho phép ta can thiệp luôn. Đó cũng là lý do vì sao con người có những phản ứng không kiểm soát được. Khi ta đối diện với một thông tin, trường hợp, sự việc gì đó kiểu trễ deadline, tin tức hay phản hồi ta không muốn nhận chẳng hạn, thì amygdala có thể nhận sai tín hiệu stress thành nguy hiểm, và lập tức gián đoạn mọi sự vận hành thông thường của não trước, cướp quyền kiểm soát. Amygdala vận hành như con AI vậy. Nó dò trong ký ức con người những trải nghiệm mang tính tương tự, rồi kết nối lại, và ép ta phản ứng tương tự với trải nghiệm ký ức. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết là, phản ứng vô kiểm soát đó hoàn toàn không liên quan gì đến sự việc hiện tại mà hoàn toàn dựa vào trải nghiệm quá khứ. Do đó, để có thể nhận dạng những trường hợp tự châm ngòi nổ khiến bạn mất kiểm soát này, bạn cần phải quay về dò lại trong ký ức xa xưa của mình. Có khi, bạn còn không nhớ chuyện cũ, nhưng nó vẫn quẩn quanh đâu đó trong ký ức. Vì vậy, việc học thiền cũng có hiệu quả giúp bạn đi sâu vào ký ức của bản thân, dò tìm ra những sự việc, sự kiện, con người có thể gây ra những ngòi nổ mất kiểm soát này, tháo nút thắt đó ra, để amygdala đừng rà sai nữa. Bạn có thể đặt những câu hỏi như sau với ký ức: - Mô tả ngòi nổ: ngòi nổ này đến từ một con người, một cuộc đối thoại, một sự kiện, một món đồ ngăn cản bạn? Chuyện gì đã xảy ra và ai có liên quan? - Mô tả cảm xúc: lúc đó bạn nghĩ gì? Cảm thấy thế nào? Cảm xúc đó mạnh mẽ cỡ nào? Cường độ lúc đó so với bây giờ ra sao? - Mô tả cảm giác cơ thể: bạn có nắm chặt tay lại? Bao tử thắt lại? Nhiệt độ thay đổi? Cổ họng đóng lại? - Mô tả thời gian: cảm xúc và cảm giác cơ thể lúc đó kéo dài bao lâu? Cái gì khiến bạn bị đẩy từ cường độ 0 đến 100 và quay về 0? - Ký ức: lúc đó bạn đã kể chuyện gì cho bản thân? Bạn có nhớ là mình có suy nghĩ hay không? Khi hiểu về ngòi nổ của bản thân và những cảm xúc hay cảm giác liên quan, bạn sẽ có thể tập can thiệp đúng lúc để kiểm soát bản thân. Đây là một quá trình tìm hiểu, nhận biết, phản tư và và điều chỉnh liên tục mới có thể kiểm soát được những khoảnh khắc mất kiểm soát do amygdala cướp quyền. Một số cách rèn luyện khả năng tự kiểm soát cảm xúc tại công sở: - Tìm cách xả áp lực căng thẳng: luôn theo đuổi một sở thích gì đó riêng ngoài công việc là cách rất tốt để xả stress. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách xả stress hiệu quả. - Giữ bình tĩnh: chấp nhận là bản thân ta không kiểm soát hết được tất cả mọi thứ trong đời. Phản tư và suy nghĩ cách bản thân có thể phản ứng thế nào trong những trường hợp căng thẳng mà không đổ thêm dầu vào lửa. - Suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định: cảm xúc có thể là thứ đẩy tất cả lên thành cao trào. Và khi chuyện đó xảy ra, bạn mất kiểm soát và thường đưa ra quyết định sai. Trong những trường hợp này, học cách lùi lại, thở sâu, delay - hoãn việc đưa ra quyết định ngay để cho phép bản thân trở về với trạng thái bình tĩnh, suy trước tính sau rõ ràng trước khi quyết định. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Khả năng tự tạo động lực & chăm sóc bản thân

    Đây cũng là 1 trong 7 kỹ năng trọng yếu giúp bạn hội nhập vào tương lai bất định. Bạn có thể đăng ký học khoá Kỹ năng hội nhập thành công vào tương lai nghể nghiệp trên blog để phát triển thêm. Khả năng tự tạo động lực và chăm sóc sức khoẻ bản thân là gì? Là khả năng giữ cho bản thân luôn có động lực, luôn tràn đầy năng lượng bằng cách xác định và theo đuổi không ngừng mục đích sống của cá nhân, cũng như biết cách điều tiết lịch làm việc và sinh hoạt một cách hợp lý để tái tạo năng lượng, giữ sức khoẻ để đối diện với môi trường làm việc cường độ cao và sự thay đổi liên tục của tương lai. Khả năng tự tạo động lực Người có khả năng tự tạo động lực dám đưa ra những mục tiêu đầy thử thách cho bản thân, tin tưởng vào năng lực có thể thực hiện thành công những mục tiêu đó, và cam kết nỗ lực hết mức, không dừng lại trước bất kỳ khó khăn nào để thực hiện mục tiêu đưa ra. 4 yếu tố cần thiết để xây dựng khả năng tự tạo động lực: - Tự tin và tin tưởng vào năng lực bản thân: trong một chương trước bạn đã hiểu về tầm quan trọng của khả năng tự tin và cách để rèn luyện sự tự tin. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để giúp bạn xây dựng được khả năng tạo động lực cho bản thân. Bạn có thể sử dụng thêm những cách này để củng cố sự tự tin cho bản thân khi cần: Suy nghĩ về những thành tích, thành công đã đạt được trong đời Xác định thế mạnh của bản thân như nền tảng để tiếp tục xây dựng những cột mốc thành công mới Tìm hiểu sự ghi nhận của người khác về thế mạnh và năng lực của bạn Đặt ra những mục tiêu thực tế, có thể đạt được, nỗ lực hết sức để làm và ăn mừng khi thành công Tìm mentor có thể hướng dẫn cho mình xây dựng hoặc nâng cao được những kỹ năng, khả năng và phẩm chất cần thiết để thành công - Tư duy tích cực: người có tư duy tích cực luôn lạc quan, luôn nhìn thử thách là cơ hội và luôn nhìn tích cực về tương lai. Nhờ tích cực, họ luôn sẵn sàng dấn thân vào những thử thách mới và không nản lòng, thậm chí còn quyết tâm hơn khi gặp khó khăn. Bạn có thể rèn luyện tư duy tích cực bằng những cách này: Quan sát và nhận biết suy nghĩ của bản thân. Viết các suy nghĩ này xuống để biết mình đang suy nghĩ gì, tích cực hay tiêu cực. Khi nhìn thấy suy nghĩ tiêu cực, lập tức khiêu chiến với nó, và thay thế nó bằng suy nghĩ tích cực. Xây dựng bức tranh sống động về kết quả thành công khi bạn đạt được mục tiêu. Ví dụ bạn sẽ cảm thấy thế nào, sẽ ăn mừng ra sao.... Sử dụng vài câu nói để nhắc nhở và khẳng định khả năng thành công của bản thân, ví dụ I can do this - mình có thể làm được. Rèn luyện suy nghĩ tích cực mỗi ngày, cho đến khi bạn tự động và tự nhiên suy nghĩ tích cực về bản thân và thế giới. - Khả năng tập trung cao độ để thực hiện các mục tiêu thử thách: không thể có người lơ là, thiếu tập trung, thiếu quyết tâm mà có động lực được. Chính khả năng tập trung cao độ khi dấn thân thực hiện bất kỳ công việc hay dự án nào là chìa khoá để bạn thành công. Ngoài ra, khi đặt ra mục tiêu, cũng cần lưu ý là mục tiêu phải thực tế và có thể thực hiện được theo khả năng và năng lực của bản thân, giúp bạn tự tin hơn sau khi thành công thực hiện mục tiêu đặt ra. - Môi trường tạo động lực: điều này cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của bạn. Khi môi trường làm việc hay văn hoá tổ chức không tạo động lực, không khuyến khích, cỗ vũ, ghi nhận nỗ lực của nhân sự, điều đó sẽ làm bạn bị ảnh hưởng và thiếu động lực cá nhân. Do đó, nếu cảm thấy mình đang làm việc trong một môi trường một ngày như mọi ngày, không học được gì mới hay làm được gì mới, có khi bạn nên suy nghĩ về sự thay đổi. Môi trường không tạo động lực sẽ khiến bạn ngày càng lúc sâu vào vùng an toàn và đánh mất mọi động lực tiến tới, vươn lên. Khả năng chăm sóc sức khoẻ bản thân: Cho dù bạn có động lực, có tư duy, có kế hoạch và chiến lược gì rất hay và rõ ràng đi chăng nữa, không ai có thể theo đuổi mục đích hay đạt được mục tiêu mình đặt ra nếu thiếu đi sức khoẻ. Sức khoẻ nói chung, bao gồm cả sức khoẻ vật lý, sức khoẻ tinh thần, và sức khoẻ quan hệ xã hội. Cơ thể khoẻ mạnh, tâm trí khỏe mạnh thì bạn mới có đủ năng lượng và tinh thần để theo đuổi những gì đã đặt ra. Chăm sóc sức khoẻ cơ thể: Tập thể dục thường xuyên, dù là môn gì cũng tốt. Cơ thể cần vẫn động, cần được chăm sóc, và rèn luyện. Vì vậy, dù bạn có bận cỡ nào, dù bạn có trăm công ngàn việc đi chăng nữa, phải hiểu là nếu cứ cố làm mà không giữ sức khoẻ, sẽ có ngày bạn ngã gục. Khi đã ngã gục rồi thì dù có bao nhiêu cái check list hay bao nhiêu cái thứ tự ưu tiên cũng vô ích. Bạn đâu còn sức khoẻ đâu mà làm. Có muốn, làm cũng không nổi. Biết bao nhiêu người vì overwork - làm quá sức mà đột quỵ hay ra đi ở tuổi thanh niên rồi. Cho nên, nói gì nói, sức khoẻ vẫn là trên hết. Người thành công là người biết chăm sóc sức khoẻ, ăn uống điều độ, healthy - chọn thức ăn tốt cho sức khoẻ, và tập thể dục thể thao thường xuyên. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là sức khoẻ tâm lý, cảm xúc và quan hệ xã hội của một con người. Người có sức khoẻ tinh thần không những tránh được các bệnh lo âu, rối loạn, trầm cảm, mà còn có thể: tận hưởng cuộc sống phục hồi nhanh chóng sau những trải nghiệm khó khăn cân bằng được cuộc sống, gia đình, sự nghiệp cảm thấy an toàn luôn đạt được phong độ làm việc và thành tích xuất sắc nhất Trong tương lai bất định, nhiều thay đổi, nhiều stress, đòi hỏi phải luôn làm việc với cường độ cao, linh hoạt, khả năng tự chăm sóc sức khoẻ bản thân trở nên cực kỳ quan trọng, vì chỉ có bạn mới có thể làm điều đó tốt nhất. Đó cũng là lý do vì sao khả năng này quan trọng đối với người có thể hội nhập thành công vào tương lai. Những điều bạn có thể làm để chăm sóc sức khoẻ Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khoẻ, đủ dinh dưỡng và thuận tự nhiên Tập thể dục thường xuyên Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện những rủi ro về sức khoẻ Học cách quản trị stress hiệu quả, ví dụ như học yoga, thiền. Tham gia các dự án xã hội, cộng đồng có ý nghĩa, phù hợp với mục đích sống của bản thân Kết nối và quan tâm người thân, người xung quanh Rèn luyện tư duy tích cực Xác định giá trị cốt lõi của bản thân và luôn vận hành theo la bàn giá trị đó Bạn có thể nghe lại bài học ở đây:

  • Khả năng tự tin

    Đây cũng là 1 trong 7 kỹ năng trọng yếu trong Kỹ năng hội nhập thành công vào tương lai nghề nghiệp mà bạn có thể đăng ký học trên blog. Trên đời này, có những thứ rất hiển nhiên, ví dụ như sự tự tin. Bạn còn không tin vào mình, ai sẽ tin vào bạn? Chưa làm, đã thể hiện thái độ không chắc, không tin là mình làm được, không tin là team có thể làm được, bối rối hoang mang vì không biết phải đối diện với vấn đề thế nào, sợ hãi vì sợ thất bại, v.v. Khi tự tin, bạn sẽ luôn tạo ra hiệu quả công việc tốt hơn và thành công hơn. Khi thiếu sự tự tin, vô hình chung bạn làm cho người khác không ủng hộ mình, và có khi vì thế mà thất bại. Thái độ tự tin là gì? Là tâm thế tin tưởng vào năng lực, kỹ năng, phẩm chất và khả năng phán đoán, ra quyết định của chính bản thân trong mọi trường hợp. Nếu đọc lại định nghĩa, bạn sẽ thấy tự tin không tự nhiên mà có. Không có thuốc thần nào uống vô trở nên tự tin hơn. Bạn tự tin khi bạn có khả năng và kỹ năng, nghĩa là sự tự tin lớn dần lên và được rèn luyện dựa trên sự phát triển kỹ năng và khả năng của bản thân. Bạn càng có kỹ năng, càng có năng lực, càng thực hiện thành công nhiều công việc dựa trên kỹ năng và năng lực bản thân, bạn càng trở nên tự tin hơn. Đơn giản vậy thôi. Người tự tin làm điều gì khác biệt? Khác biệt lớn nhất của người thật sự tự tin có lẽ là họ luôn truyền cảm hứng cho người khác và luôn làm cho mọi thứ trở thành hiện thực. Henry Ford đã từng nói “Dù bạn nghĩ mình làm được hay nghĩ là mình không làm được. Điều bạn nghĩ luôn luôn đúng.” Tư duy ảnh hưởng đến khả năng thành công của bạn. Người tự tin theo nghiên cứu bao giờ cũng thành công hơn, và họ làm được điều này đơn giản vì họ tạo ra nội lực cho chính mình. Sau đây là 9 thói quen của người tự tin mà bạn có thể tham khảo: 1. The speak with certainty – Họ phát ngôn một cách chắc chắn: người tự tin không ậm ờ, không sử dụng những cụm từ như “Tôi không chắc lắm” hay “Tôi cho là…”. Người tự tin nói một cách chắc chắn vì họ hiểu rằng người khác sẽ không nghe nếu bản thân họ không tin chắc vào điều mình đang nói. 2. They seek out small victories – Họ luôn tìm cách đạt được những thành tựu nhỏ: người tự tin thích thử thách chính bản thân mình dù là chuyện nhỏ. Chính những thành tựu này, dù nhỏ, kích hoạt não và làm cho họ càng tự tin và càng sẵn sàng cho những thử thách mới. 3. They don’t seek attention – Họ không cần tạo sự chú ý: chúng ta ai cũng ghét những người làm đủ mọi cách để gây sự chú ý. Người tự tin hiểu rõ chỉ cần là chính mình và điều đó quan trọng hơn là tỏ ra nguy hiểm. Ngược lại, người tự tin thích lan toả sự chú ý sang cho người khác. Khi được chú ý, họ chuyển sự chú ý này sang những người khác đã có công giúp họ. Họ không cần sự ngợi ca vì bản thân họ hiểu rằng giá trị nằm ở bên trong của mỗi con người. 4. They don’t pass judgement – Họ không phán xét người khác: người tự tin hiểu rằng ai cũng có tài năng và ai cũng có một cái gì đó để đóng góp. Họ chẳng cần phải hạ thấp ai đó chỉ để bản thân mình cảm thấy giỏi hơn. Khi bạn so sánh mình với người khác, bạn thật ra là đang hạn chế khả năng chính bản thân mình. Chẳng lẽ bạn chỉ đến thế thôi ư, không hơn được? 5. They get their happiness from within – Hạnh phúc của họ đến từ nội tâm: hạnh phúc là điều hết sức quan trọng đối với người tự tin. Để có thể tự tin làm những việc bạn muốn làm, trước hết bạn cần phải hài lòng với chính bản thân mình. Người tự tin có được sự hài lòng đó từ những việc mình làm, không quan tâm đến việc phải làm cho người khác nghĩ tốt về chuyện mình đang thực hiện. 6. They listen more than they speak – Họ nghe nhiều hơn nói: người tự tin luôn lắng nghe nhiều hơn là giành nói vì họ chẳng có nhu cầu phải chứng tỏ chuyện gì với ai. Vì lắng nghe và chú ý đến người khác, họ học được nhiều hơn và nhờ vậy phát triển bản thân mình nhanh hơn. 7. They take risks – Họ không sợ rủi ro: khi nhìn thấy cơ hội, người tự tin sẽ nắm bắt cơ hội đó, thay vì sợ và toàn nghĩ về chuyện không hay có thể xảy ra. Họ hỏi mình “Tại sao không?” và thế là hăng hái lăng xả vào cuộc. Họ chẳng bao giờ sợ hãi vì hiểu rằng chính nỗi sợ hãi là thứ ngăn cản bạn đến thành công. 8. They ain’t afraid to be wrong – Họ chẳng bao giờ sợ sai: người tự tin hiểu rằng có sai thì mới học được một bài học mới và vượt qua một ngưỡng mới. Sai đối với họ chỉ là một cơ hội để học tập và họ chẳng bao giờ phải sợ. 9. They celebrate other people’s success – Họ chúc mừng thành tựu của người khác: chỉ có người thiếu tự tin mới đi chỉ trích, dìm hàng người khác để gây sự chú ý cho bản thân mình. Người tự tin hiểu rõ giá trị của bản thân nên họ chẳng bao giờ sợ người khác toả sáng hơn mình. Ngược lại, họ luôn nhìn ra thế giới, nhìn thấy những điều hay ho mà người khác có thể làm được để đóng góp cho đời, cho cuộc sống của mình. Vì vậy, họ luôn biểu dương và khen ngợi thành tích của người xung quanh họ. Làm gì để rèn luyện sự tự tin? Ngoài việc phải học và rèn luyện cho kỹ năng và khả năng của bản thân ngày một nâng cao, đây là một vài điều bạn có thể làm thêm và làm ngay để đẩy mức độ tự tin của mình lên mỗi ngày. 1. No comparison – Đừng so sánh mình với người khác: Theodore Roosevelt nói thế này “Comparison is the thief of joy – So sánh là kẻ cắp của niềm vui.” Cứ lo đi so sánh thì ta sẽ luôn luôn thấy mình thua kém, rồi vì vậy mà phiền não chứ có gì đâu. Mà thứ bạn so sánh chưa chắc đã thật. Có khi người ta chỉ post lên facebook vài cái hình trông thật hạnh phúc, nói vài câu nghe thật thành đạt để tự sướng mà thôi. Chưa chắc đã thật đâu mà bạn mang ra so sánh làm gì cho mệt. Nói nghe nè, muốn so thì so với chính mình ấy. Bạn hôm nay biết nhiều hơn hôm qua, làm điều gì đó chưa từng dám làm, giúp một ai đó chưa từng giúp là đã tiến bộ hơn rồi. Đưa ra cho mình ít nhất 1 mục tiêu nhỏ mỗi ngày rồi xông pha vào mà thực hiện. Thế là đủ. So bạn hôm nay với hôm qua, bạn ngày mai với hôm nay, là bạn sẽ thấy mình lớn hơn và sẽ tự tin hơn từng bước nhỏ mỗi ngày. "The only person you should aim to be better is your past self – Người bạn cần so sánh để tốt hơn là chính bạn của ngày hôm qua.” 2. Give up what you can’t control – Tập trung vào điều bạn có thể ảnh hưởng: trên đời có rất nhiều thứ ta không kiểm soát được, ví dụ như sinh ra trong gia đình không khá giả, không đủ tiền mua iPhone, không được học tiếng Anh từ nhỏ, v.v. Mấy thứ ta không có cách nào thay đổi hay ảnh hưởng được thì bạn bỏ qua đi, tự trách mình làm gì. Trách cũng chẳng giúp gì cho ai, lại còn làm cho bạn thiếu tự tin hơn. Chi bằng, cứ tập trung vào những điều mình thay đổi được, ví dụ như tự học tiếng Anh. Muốn thì có 1001 cách, không có tiền vẫn làm được đó. 3. Positive self-talk - Đối thoại tích cực với bản thân hàng ngày: nếu bạn cứ toàn cho rằng mình bất lực, thiếu khả năng, không đủ đẹp trai, tiếng Anh kém, v.v. thì càng ngày bạn sẽ càng thiếu tự tin. Thay vào đó, hãy sử dụng ngôn ngữ tích cực với bản thân. Cám ơn cuộc sống vì tôi được đến trường và đi học. Bạn đã bao giờ nhìn thấy những em nhỏ đường phố chưa được học ngày nào chưa? Cám ơn vũ trụ vì tôi đọc được một quyển sách hay. Bạn đã thấy ai chưa một lần được cầm một quyển sách mới chưa? Tập trung vào những điều tích cực và có vô số điều tích cực xung quanh bạn đấy thôi. Bạn chỉ cần thay đổi thái độ. Còn lỡ có thất bại, ừa thì thất bại chỉ là một cách để tìm ra thành công thôi mà. Làm gì dữ vậy? Đừng cho phép mình chìm đắm trong nỗi nhục nhã của thất bại. Thật ra chỉ có bạn làm khổ mình thôi. Người ta đâu ai rảnh mà nhớ hoài mấy chuyện đó. Ai cũng lo phấn đấu tốt hơn họ ngày hôm qua rồi. 4. Stop thinking your capability is limited – Đừng nghĩ khả năng mình giới hạn: hồi xưa tôi cũng bị đưa vào cái khung và nghĩ rằng mình chỉ làm được thế thôi. Sau này, khi đầu óc mở mang hơn, tôi tìm học nhiều kỹ năng, tri thức mới và từ từ cảm thấy mình thật ra còn có thể làm được nhiều điều mà bản thân chưa bao giờ mơ đến. Cứ với thái độ này mà tôi bước, mà tôi quảy gánh băng đồng ra thế giới đó thôi. Đừng tự giới hạn mình. Mỗi con người đều có tiềm năng vô hạn. Hãy vui vẻ mà khám phá tiềm năng của mình. Học và trải nghiệm nhiều điều mới, nhiều kỹ năng mới, nhiều chân trời mới nhé. Mỗi một trải nghiệm mới sẽ xây cho bạn một nấc thang tự tin mới đấy. 5. Stop trying to please everybody – Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người: Không ai trên đời này có thể làm tất cả mọi người hài lòng được hết. Bản thân tôi còn bị chỉ trích nữa kìa. No problemo! Chuyện nhỏ mà. Mình chỉ làm theo giá trị của bản thân, giúp cho một người cũng là giúp. Ai rảnh thì cứ để cho người ta ngồi đó mà chỉ trích. Nói riết rồi cũng phải mệt chứ. Người đời là thế mà. Nên thôi cứ chăm chú mà làm. Ai nói gì là chuyện của người ta nhé. Đừng vì vậy mà thiếu tự tin. 6. Get away from toxic people – Tránh xa những kẻ độc hại: trong các món thì đây là món tôi lưu ý dữ nhất. Người xung quanh ta mà tiêu cực, mà độc hại thì họ chỉ có kéo ta xuống mà thôi. Có nhiều người niềm vui của họ là làm cho kẻ khác hoang mang, đau khổ, thất vọng. Có đó! Nên bạn thử chú ý xem xung quanh mình có những người như vậy hay không, rồi tránh họ ra thật xa đi nhé. Có vậy bạn sẽ tự tin hơn với bản thân mình. Hơn nữa, gần người tích cực, tự tin thì họ sẽ truyền cho bạn năng lượng tích cực để lớn lên mỗi ngày so với hôm qua. Bạn có thể nghe lại bài học ở đây:

bottom of page