top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Phát triển tư duy mở

    Biết đóng, thì lo mà thay đổi. Biết mở, thì lo mà rèn luyện tốt hơn. Mình nói sao? Học là học cả đời mà. Đâu có chuyện tư duy tôi mở suy ra tôi không cần phải lo chi nữa. Làm gì, cũng cứ phải khiêm tốn làm tốt từng chuyện nhỏ. Thấy tư duy mình đóng thì rèn luyện mở nó thêm một chút mỗi ngày. Còn thấy nó mở rồi, thì rèn luyện cho nó rộng hơn một chút mỗi ngày. Cuối cùng, chỉ là từng bước nhỏ sao cho, hôm nay hơn ngày hôm qua một chút. Chia sẻ với bạn 6 cách này, để rèn luyện tư duy mở cho bản thân mình đây nhé. 1. Continuous learning – Không ngừng học hỏi: Don’t look for others to approve. Look for others to help us improve – Đừng mong người khác đồng thuận với mình. Hãy mong người khác giúp mình phát triển. Không biết, không hiểu là chuyện thường tình mà. Tôi cũng có khối việc bản thân chẳng biết và chẳng hiểu. Thì sách cặp đi cậy nhờ người khác chỉ cho thôi. Mấy bữa trước ở Phần Lan, tôi thích cách tiếp cận của trường học bên đó. Họ tổ chức flipped classroom – lớp học ngược. Ở đó, học trò dạy cho thầy cô những điều thầy cô không rành, ví dụ như là cách sử dụng mạng xã hội chẳng hạn mà người trẻ hiểu biết nhiều hơn. Sự học không bao giờ là ngừng. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ 21 là tự học và học cả đời mà. 2. Perseverance – Tính kiên trì: hôm trước có bạn kia inbox than với tôi rằng bạn mới ra trường, thích làm tài chính nhưng bị công ty đẩy xuống chi nhánh làm kế toán chi nhánh. Bạn chán nản muốn nghỉ, inbox hỏi tôi có nên nghỉ hay không. Tôi hỏi em làm được bao lâu rồi. Bạn trả lời khoảng 1 tháng. Trời ơi, xin được vào công ty có tiếng, có tầm vóc, mới làm 1 tháng mà đã chán nản đòi nghỉ việc. Không làm từ thấp thì sao lên cao? Không bắt đầu từ chuyện học hỏi cơ bản thì làm sao làm quản lý? Không hiểu tính chất công việc của chi nhánh thì làm sao về làm HQ – văn phòng tổng? Làm gì cũng phải biết kiên trì, học hỏi và xây dựng nền tảng cho bản thân. Thiếu tính kiên trì thì cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì. Làm gì rồi cũng thất bại thôi à bạn. 3. Embrace challenge – Thích thử thách: dù bạn là ai, làm gì, có startup hay không thì cuộc đời nào, dự án nào, công việc nào cũng có thử thách cả. Trong cái thế kỷ crazy này, mọi thứ đều upside down – lật ngược. Mọi thứ được ủng hộ là phải mang tính chất thách thức truyền thống bằng công nghệ. Và thế là dù ta không muốn thì cuộc đời và công việc của ta cũng đầy thử thách. Có quá nhiều thứ phải học, phải thay đổi, phải tiếp nhận. Hoặc là ta bị thế kỷ đẩy ra rìa xã hội. Hoặc là ta ôm chầm lấy những thách thức mới và tiến lên cùng nó. Quyết định là của bạn! 4. Embrace failure – Thất bại là chuyện bình thường: hệ thống giáo dục của những quốc gia phát triển và lấy 4.0 làm gốc luôn cho phép trẻ em được thử, được làm, và được fail. Fail thì thử lại thôi. Chỉ có điều bạn phải học từ cái đã fail để cải tiến, để làm lại một cách thông minh hơn, để làm lại với % thành công cao hơn. Đừng sợ! Sợ không là đã hết ngày rồi. Nhưng làm thì cũng bứt phá giới hạn một chút. Đừng làm trong vòng an toàn quá thì sáng tạo nằm ở chỗ nào? Cứ cây cải và hạt gạo bán hoài thì dĩ nhiên ta phải thua các doanh nghiệp khu vực và thế giới thôi. Học những thứ tiên tiến nhất từ thế giới. Nghĩ thế giới. Làm cho thế giới. Sáng tạo vì thế giới. Có thế thì fail cũng đáng nhỉ? Xong ta làm lại thôi. Vui mà! 5. Open to feedback – Tiếp nhận phản hồi: đi chấm thi startup tôi hay thấy các bạn phản biện đủ kiểu để bảo vệ ý kiến của mình. Tình thật phản biện là tốt, nhưng phải phân biệt được chỗ nào cần phản biện và bảo vệ ý kiến của mình, và chỗ nào cần tiếp nhận ý kiến người khác để cải tiến cái mình đang có. Người trong cuộc dĩ nhiên không nhìn thấy rõ, hoặc không nhìn thấy được từ góc độ của người sử dụng hay nhà đầu tư. Cứ cố chấp nghĩ mình giỏi và đúng thì tới đó thôi à, không phát triển tiếp thêm được nữa. Lắng nghe và tiếp nhận feedback thật ra là đang giúp cho bản thân phát triển hơn, dự án tốt hơn, cơ hội thành công cao hơn. Những người nói thật là những người thật tình giúp bạn. Còn muốn bạn chết luôn thì người ta sẽ ca tụng bạn đấy! 6. Celebrate others – Vui mừng vì thành công người khác: đừng ghen ghét hay sợ sệt khi thấy người khác thành công. Người ta làm được thì mình chúc tụng, vui vẻ cho họ. Biết đâu họ thành công cũng giúp được ta vài phần đó chứ. Khi ta mở lòng và vui vẻ cho người khác, người khác cũng sẽ mở lòng và vui vẻ cho ta. Kẻ đố kỵ sẽ chẳng đi xa. Người thành công giúp nhau cùng tiến. Để có tư duy mở thật ra cũng đâu có khó. Mấy chuyện trên toàn là cách ta chọn thái độ và cách sống trên đời. Growth mindset – tư duy mở thì thoải mái, thì tận hưởng và không ngừng vươn xa. Fixed mindset – tư duy đóng thì nhốt thân mình trong cái ao tù không lối thoát. Đời là của bạn. Chỉ có bạn mới chọn được con đường mình muốn đi. Mà đã chọn rồi thì làm cho tới nhé!

  • Kỹ năng sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

    Mỗi người mỗi ngày đều có một vạn công việc để làm. Nhưng có người biết sắp xếp ngày làm việc của mình hiệu quả. Có người bơi tự do, ngụp lặn cả đời. Trong thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi thấy kỹ năng sắp xếp công việc hiệu quả là một trong những kỹ năng kém nhất của các bạn trẻ. Nhiều khi check list danh sách công việc cần làm còn chưa xong, nói chi đến chuyện sắp xếp thứ tự ưu tiên. Giờ, ghi lại cho các bạn 9 bước để sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên từ một bài viết tôi đánh giá cao, giúp bạn quản trị thời gian tốt hơn đây nha: 1. Xây dựng Master checklist - danh sách công việc tổng thể của dự án, rồi sau đó bẻ nhỏ ra thành danh sách công việc cần làm theo tháng, theo tuần, theo ngày. Làm ơn, đừng "em nhớ" ở trong đầu mà không ghi ra, sắp xếp, trình bày rõ ràng. Không ai trên đời này nhớ hết cần làm gì, lúc nào, với ai đâu. 2. Sắp xếp đầu việc theo biểu đồ QUAN TRỌNG / GẤP của Eisenhower để biết việc gì vừa gấp vừa quan trọng, việc gì gấp nhưng không quan trọng, việc gì quan trọng như không gấp, việc gì không gấp cũng chẳng quan trọng. Nói tới đó là đã hiểu cần phải ưu tiên như thế nào rồi đúng không? Nhớ nguyên tắc 80/20 nha, 20% việc bạn làm ảnh hưởng 80% thành công của bạn. Vậy thì đương nhiên phải chọn làm 20% này trước. Canh theo đây nha: Quan trọng & gấp: làm ngay, ưu tiên 1 Quan trọng, nhưng không gấp: quyết định khi nào sẽ làm những việc này và lên kế hoạch thời gian thực hiện rõ ràng Gấp, nhưng không quan trọng: giao việc này cho người khác Không gấp, cũng không quan trọng: bỏ ra khỏi kế hoạch luôn. Nhiều khi chính những việc này đang làm bạn rối lên 3. Xây dựng check list công việc theo thứ tự ưu tiên hàng ngày, thực hiện cuối ngày hôm trước chuẩn bị cho ngày hôm sau. Như vậy, khi bạn bắt đầu ngày mới, bạn chỉ việc tập trung vào thực hiện các công việc đã được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên mà thôi. Cuối ngày, bạn lại chuẩn bị cho ngày hôm sau. 4. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhóm công việc có cùng tính chất, ví dụ đều quan trọng và gấp bằng phương pháp ABCDE như sau: Trong đó, A là quan trọng nhất, B là quan trọng, C là ít quan trọng nhất. Sau khi sắp xếp thành ABCDE rồi thì bắt đầu đánh số thứ tự. Ví dụ A1 là quan trọng và cần làm trước, rồi tới A2, A3, rồi mới tới B1, B2, B3, vv. Cách này làm bạn hết sức rõ ràng về thứ tự ưu tiên lần nữa. 5. Muốn làm việc hiệu quả thì chuyện quan trọng mà khó khăn to lớn nhất làm trước. Tiếng Anh gọi là eating the frog - ăn con ếch trước, và đừng né tránh, chọn làm gì khác hay nhảy qua việc khác khi chưa hoàn thành cái task này. Đầu ngày, khi năng lượng đang dồi dào, hãy dành cho việc khó. Sau khi hoàn thành việc này, bạn tự động sẽ có cảm giác đã đạt thành tích trong ngày và sẽ có động lực làm nhiều việc khác hơn. 6. Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cuộc đời bằng phương pháp 5/25 của Warren Buffet. Đây là câu chuyện Warren Buffet đã dạy cho phi công của mình cách tập trung vào những mục tiêu đáng theo đuổi để thành công. Trước hết, bạn có thể ghi ra 25 mục tiêu trong cuộc đời mình, dù đó là sự nghiệp, học hành, gia đình, giải trí hay bất kỳ điều gì mà bạn muốn thực hiện. Sau đó, suy nghĩ và chọn 5 trong số 25 mục tiêu đó đưa vào những mục tiêu bạn sẽ tập trung thực hiện. Phần còn lại đương nhiên nằm trong list các mục tiêu không cần để ý. Cách làm này giúp những người có quá nhiều thứ muốn làm, muốn theo đuổi có thể tập trung vào những mục tiêu quan trọng hơn trước, tránh loay hoay, lạc bước, hay mất tập trung. 7. Giữ tư duy linh hoạt để tránh phải đeo đuổi những mục tiêu không còn quan trọng hoặc liên quan trong hoàn cảnh, ngữ cảnh mới. Có khi, bạn chọn một mục tiêu nào đó và nó quan trọng trong hoàn cảnh bạn chọn. Tuy nhiên, thế giới thay đổi, công nghệ thay đổi, hoàn cảnh và con người thay đổi, thì mục tiêu cũng hoàn toàn phải thay đổi theo. Đừng cứng đầu, cứng nhắc, mày mặt, cố chấp ép mình phải thực hiện cho được mục tiêu đã không còn quan trọng. Khi thấy hoàn cảnh yêu cầu phải bỏ mục tiêu cũ và xây dựng mục tiêu mới, hãy làm điều đó một cách nhanh chóng, linh hoạt, không cần suy nghĩ quá phức tạp. Agile Mindset - Tư duy linh hoạt là tư duy quan trọng nhất của thế kỷ 21, giúp bạn hội nhập thành công hơn vào tương lai bất định. Bạn có thể đăng ký học khoá Tư duy linh hoạt miễn phí ở đây: https://www.nguyenphivan.com/challenge-page/agile-mindset-tu-duy-linh-hoat 8. Làm việc gì hôm nay để ngày mai và tương lai rảnh hơn, khoẻ hơn, hiệu quả hơn? Sắp đặt thứ tự ưu tiên không chỉ về công việc mà còn về quản trị thời gian hiệu quả. Do đó, thay vì chỉ hỏi mình việc quan trọng nhất tôi cần làm hôm nay là gì thì thay bằng câu hỏi, việc quan trọng nhất tôi cần làm hôm nay để ngày mai để ngày mai hiệu quả hơn là gì. 9. Đồng hồ sinh học của mỗi người khác nhau, và quan trọng là bạn phải theo dõi và ghi nhận thời gian làm việc hiệu quả nhất của mình trong ngày là lúc nào. Ví dụ tôi sẽ làm việc hiệu quả nhất vào buổi sáng khi bắt đầu, và từ trưa trở về chiều là thời gian kém hiệu quả nhất. Biết vậy, tôi sẽ sắp xếp những công việc quan trọng nhất vào thời gian tôi làm việc hiệu quả nhất để kết quả công việc xuất sắc nhất. Thời gian khác, tôi sẽ dành để giải quyết những công việc kém quan trọng hơn. Mỗi người đều có thời gian hiệu quả khác nhau. Bạn nên hiểu mình, biết mình, và vận hành theo đồng hồ sinh học của mình để cảm thấy thoải mái, vui vẻ, và hiệu quả.

  • Khả năng #1: Khả năng nhận biết cảm xúc bản thân

    Đây là lý do vì sao nhiều công ty cho nhân viên học khoá thiền, vì thiền giúp con người học cách lùi lại, quay về với bản thân, ghi nhận cảm xúc trong thì hiện tại, và gọi tên cảm xúc đó một cách khách quan. Con người là loài dễ bị cảm xúc dẫn dắt nhất và khi đã lâm vào trạng thái mù loà do cảm xúc bị phóng đại, tất cả lời nói, hành động, quyết định biểu hiện ra đều chủ quan, vô minh. Do đó, học dừng lại, thở sâu, delay - giãn cách cao trào cảm xúc là cách để cho phép bản thân trở về với chính mình, với thực tại, nhận biết trạng thái cảm xúc của chính mình và học cách quản trị cảm xúc đó. Khả năng nhận biết cảm xúc bản thân là gì? Đây là khả năng nhận biết cảm xúc của cá nhân và ảnh hưởng của cảm xúc đến hiệu quả công việc. Trước hết, muốn làm gì thành công trong đời, bạn đều phải bắt đầu từ việc hiểu mình. Bạn thử hỏi bản thân vài câu hỏi sau để kiểm tra nhận thức bản thân của mình xem? Nhớ là bạn cần phải ngồi xuống, tĩnh lặng, đối diện với bản thân, hỏi mình và trả lời một cách nghiêm túc, nếu bạn muốn hiểu mình. Tôi là ai? Thế mạnh của tôi là gì? Điểm yếu của tôi là gì? Cái gì là giá trị cốt lõi không thoả hiệp của tôi? Tôi sợ hãi điều gì? Mục đích sống của tôi là gì? Người có nhận thức về bản thân là người: - Biết mình đang cảm xúc thế nào, tại sao mình lại có cảm xúc đó, và nó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả công việc hiện tại - Hiểu rất rõ điểm mạnh và giới hạn của bản thân, vì vậy tự tin một cách rất có cơ sở và thực tế - Kết nối với giá trị và mục đích sống của bản thân, do đó luôn sống và nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa Nhận thức về bản thân có thể nói là bước đầu tiên cho bất kỳ ai để có thể làm việc tốt, thành công, hay hạnh phúc trong sự nghiệp, cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đây là nền tảng ít được mọi người quan tâm. Thói quen của con người là đi tìm bên ngoài chứ ít khi chịu quay về bên trong, quay về xây dựng nội lực bản thân để có thể chuẩn bị cho mình một nền tảng vững mạnh. Khi nội lực đã vững mạnh, đó là khi con người trở nên xuất sắc trong tất cả những gì họ lựa chọn thực hiện trong cuộc đời này, xung quanh mục đích sống, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của bản thân. Tâm sinh cảnh là như thế. Khi bên trong đã bình yên thì thế giới sẽ bình yên. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu rõ điều gì là chất xúc tác giúp bạn đẩy năng lượng tích cực lên cao, điều gì là ngòi nổ khiến cho cảm xúc của bạn mất kiểm soát, điều gì giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi trường hợp mất kiểm soát xảy ra, cách nào sẽ giúp bạn khắc chế được những triệu chứng mất kiểm soát về cảm xúc. Những cách rèn luyện bạn có thể thử nghiệm: - Học thiền: Thiền là phương pháp rất tốt để giúp bạn dành thời gian đối diện và đối thoại với bản thân. Thiền không liên quan gì đến tôn giáo. Nó chỉ là cách giúp bạn tập trung tốt hơn, quay về tập trung vào bản thân, lắng nghe cảm xúc của bản thân, cùng tìm ra giải pháp cho các vấn đề của bản thân một cách hoà bình, yêu thương nhất. Thiền cũng giúp bạn có thời gian lắng đọng và yên tĩnh để phản tư về những hành xử, cảm xúc và phản ứng của bản thân trong ngày, bạn quan sát, nhận biết, và nhận dạng cách bản thân vận hành và phản ứng. Người thiền thường xuyên, dù chỉ vài phút hay vài chục phút mỗi ngày sẽ tránh được tình trạng bị trôi đi trong cuộc sống bận rộn mà quên quay về nhận thức cảm xúc của bản thân mình. - Phản tư: Đối với những ai không thích thiền, thì chỉ cần dành thời gian tĩnh lặng một mình để phản tư về những việc mình làm hay cách mình phản ứng trong ngày. Việc bạn nhớ lại, quan sát sự việc ở thể thứ 3 sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn về cách bản thân đáp ứng hay phản ứng với sự việc bên ngoài. Từ đó, bạn sẽ có thể biết cách hiệu chỉnh và đưa ra các mẹo chữa phản ứng thiếu kiểm soát mỗi khi nó xảy ra. - Viết nhật ký: Đây là một cách rất hay cho người thích ghi lại, viết lại những gì xảy ra trong ngày. Khi viết nhật ký, bạn nhớ lại và ghi nhận lại sự việc đã diễn ra, nhìn nó một cách khách quan hơn, bình tĩnh hơn và do đó sẽ nhận ra những phản ứng tích cực hay tiêu cực của mình từ đó hiệu chỉnh cho những lần sau. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Kỹ năng hội nhập thành công vào tương lai nghề nghiệp

    Trước Covid, chủ đề The Future of Work - Tương lai nghề nghiệp là chủ đề mang tính khủng hoảng tương lai. Khi Covid lật ngược mọi thế cờ, chủ đề tương lai nghề nghiệp trở thành khủng hoảng cấp hành tinh trong hiện tại. Tất cả công ty, doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới, đều phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số để tồn tại trong tình hình mới. Mô hình kinh doanh phải thay đổi để ứng biến tức thì. Tất cả mọi nguồn lực, đặc biệt là nhân sự, phải tái cấu trúc cho phù hợp với tình hình số hoá, ứng dụng công nghệ, với mô hình kinh doanh mới đòi hỏi kỹ năng mới, với hoàn cảnh bình thường mới, khó khăn và bất định hơn. Người có khả năng hội nhập thành công vào tương lai nghề nghiệp vì vậy đòi hỏi một chiếc la bàn mới gồm 3 mảnh ghép: - Hội nhập nhanh hơn vào tương lai - Có thu nhập cao hơn - Hài lòng hơn trong công việc 7 kỹ năng và khả năng tương ứng của 3 mảnh ghép la bàn sẽ giúp bạn hội nhập thành công bao gồm: - Khả năng ứng phó với sự bất định - Khả năng thích nghi - Kỹ năng tổng hợp & trình bày dữ liệu - Khả năng tự tin - Khả năng tổ chức & điều phối công việc - Khả năng nhận thức cấu trúc vận hành tổ chức - Khả năng tự tạo động lực & chăm sóc sức khoẻ bản thân Khoá học này dành cho: - Người đang đi làm cần reskill - học lại kỹ năng mới, upskill - nâng cao kỹ năng hiện có để thành công trong tương lai bất định - Các bạn trẻ mới đi làm - Các bạn trẻ trong độ tuổi 16-22 đang chuẩn bị tham gia thị trường lao động - Phụ huynh cần định hướng tương lai cho con

  • Public Speaking - Kỹ năng nói chuyện trước công chúng

    1 KỸ NĂNG MÀ WARREN BUFFET CHO RẰNG SẼ GIÚP BẠN TĂNG THÊM 50% GIÁ TRỊ Tại đại học Columbia, Warren Buffet chia sẻ với sinh viên rằng ông sẵn sàng trả thêm 50% lương cho bất kỳ ai có 1 kỹ năng mà ông cho là kỹ năng quan trọng nhất để phát triển sự nghiệp – kỹ năng nói chuyện trước công chúng (public speaking) Khoá học này dành cho: - Lãnh đạo cao cấp và trung cấp các công ty, tổ chức, doanh nghiệp - Nhân sự các ngành nghề cần trình bày - Sinh viên, học sinh

  • Learning the skill – Học và phát triển kỹ năng

    Nhiều người rất giỏi nhưng bị “mù trình bày”. Tin vui cho các bạn là kỹ năng này hoàn toàn có thể học được. Giờ đây bạn có thể dễ dàng online, lên xem các bài trình bày trên TED Talk (TED.com). Ngoài ra, TED cũng có xuất bản một quyển sách hướng dẫn kỹ năng này tựa đề Talk like TED – 9 Public Speaking Secrets of the World's Top Minds (Nói như lên TED - 9 bí quyết nói chuyện trước công chúng của những bộ não vĩ đại nhất thế giới). Trong khoá học này, tôi sẽ diễn giải lại 9 bí quyết này để giúp các bạn có thể ứng dụng và thực hành theo.

  • Khả năng #9: Khả năng cố vấn, định hướng người khác

    Vì là coach và mentor, họ cũng học và phát triển bản thân tốt hơn khi tiếp cận với nhiều hoàn cảnh, trường hợp mới trong đời mà có khi bản thân chưa trải nghiệm. Con người lớn lên từ bài học của bản thân và bài học của những người bên cạnh. Giúp người, chính là giúp bản thân ta. Khả năng cố vấn, định hướng cho người khác là gì? Đây là khả năng thúc đẩy việc học tập và phát triển của người khác bằng cách hiểu mục tiêu họ theo đuổi, tạo ra thử thách, phản hồi liên tục và luôn hỗ trợ họ trong suốt quá trình học tập và phát triển này. Người cố vấn, định hướng giỏi là người thế nào? - Họ tôn trọng việc học tập và phát triển của người họ đang hướng dẫn, đối xử với người đó như một bản thể độc lập, và cùng trao đổi, hướng dẫn để giúp cho người đó đạt được những mục tiêu và kế hoạch đề ra. - Họ có tư duy mở, và biết bản thân mình cũng đang học tập và phát triển. Mô hình GROW có thể ứng dụng để cố vấn, định hướng: Goal - Mục tiêu muốn đạt được Current Reality - Hiện trạng Options (or Obstacles) - Lựa chọn (hoặc Vật cản) Will (or Way forward) - Ý chí (hoặc định hướng) - Goal - Đặt mục tiêu: quan trọng nhất của kỹ năng cố vấn là bạn cần trao đổi và đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho người mình hướng dẫn. Tốt nhất là mục tiêu đó cần SMART: Specific: cụ thể Measurable: đo lường được Attainable: có thể đạt được Realistic: thực tế Time-bound: có giới hạn thời gian cụ thể Khi đặt mục tiêu, bạn cần tự hỏi mình: Làm sao để biết được là người bạn đang hướng dẫn đã đạt được mục tiêu? Làm sao để chứng minh được là vấn đề đã được giải quyết? Mục tiêu đưa ra có phù hợp với định hướng nghề nghiệp không? Mục tiêu đưa ra có phù hợp với mục tiêu chung của đội ngũ không? - Reality - Cân nhắc yếu tố hiện thực: muốn đạt được mục tiêu hay đến nơi cần đến, thì việc quan trọng nhất là xác định điểm khởi đầu. Vì vậy, bạn cần hỏi người được hướng dẫn về thực trạng của chính họ. Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng trong bước này: Hiện giờ chuyện gì đang diễn ra (chuyện gì, ai liên quan, khi nào, bao lâu một lần)? Ảnh hưởng của chuyện đang diễn ra đến mục tiêu là gì? Bạn đã có đưa ra giải pháp nào để đạt được mục tiêu chưa? Mục tiêu này có mâu thuẫn với bất kỳ mục tiêu nào khác không? - Options - Khám phá những lựa chọn khác nhau Khi đã có điểm khởi đầu và điểm đến, việc tiếp theo cần làm là vẽ bản đồ đường đi giữa 2 điểm. Tại bước này, bạn cần mở ra nhiều options - lựa chọn về cách tiếp cận, cách triển khai khác nhau để đạt được mục tiêu, rồi cân nhắc và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất tại thời điểm đó. Một số câu hỏi bạn có thể hỏi tại bước này: Còn có thể làm gì khác không? Nếu gỡ bỏ rào cản này thì sao? Bạn có thay đổi cách tiếp cận không? Lợi ích và khó khăn của từng lựa chọn là gì? Dựa vào điều kiện gì để cân nhắc các lựa chọn? Cần ngưng những hành động nào để có thể đạt được mục tiêu? Đâu là những yếu tố ngăn cản đạt được mục tiêu? - Will - Kiến tạo ý chí Có bản đồ và biết cần phải đi như thế nào để đến mục tiêu rồi thì việc tiếp theo là phải cam kết thực hiện. Do đó, bạn cần phải xác định cam kết là gì và tạo động lực thực hiện cho người được hướng dẫn. Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng tại bước này: Vậy cần làm gì, khi nào? Còn việc gì khác cần làm nữa không? Điều gì có thể ngăn cản bạn triển khai? Bạn sẽ vượt qua điều đó bằng cách nào? Làm sao để giữ cho bản thân luôn tích cực và có động lực? Khi nào thì cần phải kiểm tra mức độ tiến triển, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng? Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Khả năng #12: Khả năng lãnh đạo truyền cảm hứng

    Người có EI cao thường trở thành lãnh đạo, vì họ bỏ qua những sự vụ, tình cảm, xung đột nhỏ nhặt, linh tinh và hướng mọi người đến những chân trời nhân văn, tích cực, thành đạt và hạnh phúc hơn, cho họ, cho mọi người và cho xã hội. Năng lượng tích cực của họ, bằng cách này hay cách khác, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mọi người xung quanh, làm cho mọi thứ dường như dễ thở hơn, tươi sáng hơn, làm cho cuộc đời đáng sống hơn và mọi vấn đề ghê gớm trở nên không đáng kể. Bạn nhận biết người có EI bằng cách đó. Ở gần họ, mọi thứ đều bỗng nhiên trở nên rất OK. Bên cạnh họ, bạn nhận ra mọi sự đen tối, nhỏ hẹp của chính bản thân mình. Bạn mong muốn và cố gắng trở thành người tốt hơn, tích cực hơn, có ích hơn. Lãnh đạo truyền cảm hứng là người có sức ảnh hưởng đến người xung quanh như thế. Bạn có phải là lãnh đạo truyền cảm hứng? Nếu chưa, có lẽ cần nhìn lại bản thân vì mình đang còn thiếu EI. 7 phẩm chất của lãnh đạo truyền cảm hứng: - Luôn cam kết theo giá trị cốt lõi: lãnh đạo truyền cảm hứng là người nhận thức về bản thân rất tốt, hiểu rõ mục đích sống, giá trị cốt lõi của mình, và thực hiện tất cả mọi thứ trong đời đều dựa trên mục đích và giá trị đó. Họ không bao giờ cho phép bản thân thoả hiệp để đổi chác lấy bất kỳ điều gì dù rất có lợi trong đời. Điều này đôi khi gây ra khó khăn cho họ trên hành trình lãnh đạo nhưng họ đề cao giá trị đạo đức của bản thân và không bao giờ đầu hàng. Họ đại diện cho giá trị mà họ đã lựa chọn và bảo vệ giá trị đó bằng mọi giá. Câu hỏi phản tư: Bạn đại diện cho điều gì? Cho giá trị gì? Và bạn đã bao giờ thoả hiệp với giá trị của mình chưa? - Đầu tư phát triển bản thân: vì biết bản thân luôn giới hạn và luôn cần học hỏi thêm, phát triển hơn, lãnh đạo truyền cảm hứng là những người cực kỳ đầu tư vào việc phát triển bản thân. Họ xem đó như là việc cần làm mỗi ngày, xem nó như một việc không thể bỏ qua, và luôn dành thời gian cho việc đó dù bản thân có bận rộn đến cỡ nào. Họ luôn đang học một cái gì đó mới một cách chủ động, học bằng nhiều cách, nhiều kênh, kết hợp nhiều môn khác nhau để tạo kết nối và góc nhìn mới, tư duy mới. Câu hỏi phản tư: Bạn có đang học chủ động và có đang theo đuổi một khoá học hay môn học nào đó? Bạn có sắp xếp thời gian để học mỗi ngày? - Là chính mình: lãnh đạo truyền cảm hứng là những người hiểu rõ bản thân mình là độc bản và tất cả mọi người đều đặc biệt như thế cả. Cho nên, họ không việc gì phải cố gắng làm người khác mà hết sức tự nhiên, thoải mái là chính mình. Chính vì vậy, họ rất minh bạch và dễ chia sẻ về trải nghiệm thành công thất bại, được mất của cá nhân. Điều đó giúp họ trở nên cực kỳ dễ gần, dễ chia sẻ, dễ kết nối với mọi người. Và vì họ là chính mình, họ tạo sự thoải mái cho mọi người được là chính họ. Câu hỏi phản tư: Bạn có là chính mình khi đến công sở? Hay bạn đang cố gắng tạo ra hình ảnh về một người nào đó khác tại nơi làm việc? Nếu vậy, tại sao? - Là chuyên gia về giao tiếp: lãnh đạo truyền cảm hứng là người có khả năng giao tiếp, truyền thông bậc thầy. Họ biết cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ hình thể, hành động để tạo dựng cảm xúc, kết nối. Họ giỏi giao tiếp trên mọi kênh, từ đối thoại, viết, diễn thuyết, đàm phán, đến giải quyết mâu thuẫn, xung đột, v.v... Họ thể hiện mọi cung bậc cảm xúc một cách tự nhiên, thoải mái. Họ mang theo bên người một nguồn năng lượng tích cực và ảnh hưởng. Chỉ cần sự xuất hiện của họ thôi là mọi thứ dường như nhẹ nhàng, vui vẻ, dễ dàng hơn. Câu hỏi phản tư: Bạn giao tiếp tốt trong trường hợp nào? Trên kênh nào? Bạn nghĩ mình cần phải phát triển hay cải tiến những cách hay kênh giao tiếp nào? - Khuyến khích đoàn kết nội bộ: lãnh đạo truyền cảm hứng hiểu rằng muốn đạt được thành công cần sự cộng tác của nhiều người, của cả team. Họ cũng hiểu rõ team của mình mạnh yếu ở đâu, cần làm gì để team mạnh hơn, và cần dẫn dắt team như thế nào để tất cả hướng về một mục tiêu chung. Do đó, họ rất tập trung xây dựng tính đoàn kết trong nội bộ, trong team, trong tổ chức để tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của team. Câu hỏi phản tư: Bạn có khuyến khích sự đoàn kết trong team? Có khi nào bạn đã làm gì đó để gây chia rẽ trong team? - Luôn mở cửa và đón nhận tất cả mọi người: lãnh đạo truyền cảm hứng là người bao dung, quan tâm và nghĩ cho người khác. Vì thế, họ đối xử không phân biệt, luôn biết rõ thế mạnh và giới hạn của mỗi người. Họ công bằng trong việc trao cơ hội, minh bạch trong quan hệ, và thưởng phạt công minh. Họ cùng team làm việc, cùng team thành công, ghi nhận đóng góp của từng người, luôn đứng sau khi nói về lợi ích và luôn đứng trước khi chịu trách nhiệm. Câu hỏi phản tư: Bạn hay nghĩ cho mình trước hay nghĩ cho team trước? - Dám chấp nhận rủi ro: lãnh đạo truyền cảm hứng không biết sợ. Họ thích cái mới, thích thử nghiệm, thích thử thách, và luôn xông pha dấn thân vào những dự án mới. Họ chấp nhận rủi ro của sự bất định một cách có tính toán và luôn khuyến khích mọi người cùng dấn thân học hỏi, thử nghiệm liên tục. Chính vì vậy, họ luôn đi đầu, thành công ngoài mong đợi, thực hiện những dự án tiên phong trong lĩnh vực của mình. Câu hỏi phản tư: Bạn là người sống trong vùng an toàn hay chấp nhận rủi ro? 5 điều bạn có thể rèn luyện để trở thành lãnh đạo truyền cảm hứng: Lead by example - Trở thành tấm gương cho người khác: ai có thể truyền cảm hứng cho người khác khi bản thân không phải là ví dụ điển hình. Do đó, nếu bạn muốn người khác làm gì, bạn phải là người đầu tiên làm tốt nhất việc đó. Đừng nói. Hãy hành động. Build positive relationships - Xây dựng quan hệ tích cực với người xung quanh: không có lãnh đạo nào sống một mình trong vỏ ốc. Họ bước ra, kết nối và giao tiếp với mọi người. Họ mang năng lượng tích cực của mình trao cho người khác một cách hào phóng. Họ cam kết làm gì đó để ảnh hưởng tích cực lên người khác mỗi ngày. Cho nên, bạn cần chủ động bước ra và xây dựng quan hệ tích cực đó trong và ngoài tổ chức. Mentor & grow leaders - Cố vấn & phát triển lãnh đạo: lãnh đạo truyền cảm hứng là người kiến tạo nên những lãnh đạo mới. Họ biết cách chọn và phát triển những hạt giống tiếp nối để giúp họ tạo ra ảnh hưởng to lớn và tích cực hơn. Họ cũng hào phóng chia sẻ trải nghiệm của bản thân và dành thời gian để phát triển thế hệ tiếp nối. Bạn có đang làm như thế? Listen to others - Lắng nghe người khác: lãnh đạo truyền cảm hứng lắng nghe rất chủ động và tích cực. Do đó, họ hiểu rõ và đúng vấn đề, làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng và quan tâm. Họ trở thành người mà người khác luôn tin tưởng, đi theo, hành động theo như một tấm gương. Bạn có biết lắng nghe chủ động? Appreciate & be grateful to others - Luôn biết ơn và cám ơn người khác: không có phần thưởng nào to lớn hơn khi được ai đó ghi nhận, cám ơn. Lãnh đạo truyền cảm hứng luôn nhận thức hành động của mọi người xung quanh, luôn ghi nhận, cám ơn và bày tỏ lòng biết ơn của mình một cách chân thành, tự nhiên, công khai, làm cho tất cả mọi người cảm thấy được quan tâm và quý trọng. Bạn có ghi nhận người khác? Bạn có hay cám ơn khi ai đó giúp mình? Bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Lời kết

    Đến đây, các bạn đã tiếp cận với các thông tin và bài học về EI. EI bao gồm 4 bộ và 12 kỹ năng tương ứng: - 4 mảnh ghép quan trọng tạo nên EI bao gồm nhận thức bản thân, quản trị bản thân, nhận thức xã hội và quản trị quan hệ. - 12 kỹ năng tương ứng với 4 bộ này bao gồm: 1. Khả năng nhận biết cảm xúc bản thân 2. Khả năng tự kiểm soát cảm xúc 3. Khả năng thích nghi 4. Tâm thế tích cực 5. Khả năng định hướng kết quả 6. Khả năng thấu cảm 7. Khả năng nhận thức cấu trúc vận hành tổ chức 8. Khả năng tạo ảnh hưởng 9. Khả năng cố vấn, định hướng cho người khác 10. Khả năng quản trị xung đột 11. Khả năng làm việc đội nhóm 12. Khả năng lãnh đạo truyền cảm hứng - Ứng dụng rèn luyện EI tại công sở Tôi sẽ tiếp tục cập nhật những bài rèn luyện EI mới vào khoá học này khi có. Bạn nên ghi nhớ rèn luyện EI là việc cần làm hàng ngày, liên tục, không có điểm kết thúc. EI sẽ giúp bạn hội nhập tổ chức tốt hơn, làm việc và cộng tác dễ dàng hơn, thành công nhanh hơn, và trở thành lãnh đạo truyền cảm hứng. Chúc các bạn thành công! Các khoá học miễn phí khác mà bạn nên học để chuẩn bị cho tương lai tốt hơn: Agile Mindset - Tư duy linh hoạt DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số Bản đồ thành công cho tương lai bất định

  • Điều kiện cơ bản nhất để có EI

    Theo nghiên cứu của đại học Washington, muốn có EI phải bắt đầu từ 1 điều kiện cơ bản nhất – chân thật (genuine). EI không giả tạo được, cũng không múa may qua mặt người khác được. Khi lòng tin trên thế giới ngày càng cạn kiệt, khi ai ai cũng bắt đầu bằng hai chữ nghi ngờ, cách tiếp cận hiệu quả nhất là chân thật. Vậy người chân thật ta làm sao nhận ra họ? Và phải làm gì để xây dựng nền tảng cơ bản này? 1. Người chân thật không cố làm cho người khác thích mình: họ cứ là họ thôi. Họ biết sẽ có người thích mình, có người không. Ấy là chuyện bình thường. Vì vậy họ chẳng phải suốt ngày ngồi lo làm sao để được chú ý. Họ ăn nói mạch lạc, tự tin, thoải mái, thân thiện và người ta quan tâm đến nội dung họ trình bày hơn. Họ chẳng cần phải tỏ ra quan trọng. Và đó chính là thái độ khiến mọi người thích họ. 2. Người chân thật không vội đánh giá người khác: vì suy nghĩ tự do và thoải mái, họ rất dễ tiếp cận và đầy thú vị. Vì thoải mái và không đánh giá người khác nên họ lắng nghe ý kiến, đề nghị của người khác và giúp đỡ mọi người tốt hơn. 3. Họ có con đường riêng của mình: người chân thật không đi tìm sự đồng thuận của người khác. Họ có giá trị riêng, biết mình là ai và chẳng bao giờ cố trở thành người khác. Họ làm điều mà họ biết là đúng với giá trị của cá nhân mình và cứ thế làm thôi, chẳng lo người khác lời ong tiếng ve gì cả. 4. Họ rất hào phóng: người chân thật chẳng lo giấu giếm chuyện gì. Ai họ cũng giúp, biết gì họ cũng chia sẻ. Họ thật tình mong muốn bạn phát triển, vì thành công của bạn cũng là thành công của họ. 5. Họ tôn trọng mọi người: đã chân thật thì gặp ai cũng tôn trọng, chẳng phải vì bạn giàu có hay có quyền lực gì cả. Họ tôn trọng mọi người vì biết rằng trên đời này chẳng ai hơn ai. Mọi người sinh ra đều bình đẳng. 6. Động lực không liên quan đến vật chất: người chân thật chẳng cần những thứ hào nhoáng bên ngoài để thấy mình có giá trị hơn. Họ chẳng bao giờ show off. Họ biết rằng giá trị và hạnh phúc đến từ bên trong, đến từ mục đích sống, đến từ những thứ rất đời thường như gia đình, bạn bè, cộng đồng… 7. Họ rất có uy tín: người chân thật quan trọng chuyện giữ uy tín, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ. Vì vậy, người khác tin tưởng họ. Họ nói sao làm vậy. Nói được làm được. Hứa là sẽ giữ lời. 8. Cười vào mọi chỉ trích: vì biết mình, hiểu người, người chân thật không sợ bị kẻ khác nói ra nói vào. Nếu bị ai nói gì đó, họ không xem chuyện này là cố ý gây tổn thương. Họ phân biệt rõ ràng giữa ý kiến tích cực và tiêu cực, lắng nghe và tiếp nhận phản hồi tích cực để sữa chữa và làm tốt hơn. Thế thôi! 9. Họ biết cất điện thoại khi cần: vì biết lắng nghe người khác, người chân thật cất điện thoại đi để tập trung vào người nói. Vì vậy, họ kết nối sâu hơn với người khác, đơn giản vì họ thật tình quan tâm người khác. 10. Dẹp cái tôi qua một bên: người chân thật chẳng bao giờ đưa ra quyết định vì cái tôi của mình. Họ không đi tìm và cố tạo ra sự ngưỡng mộ. Họ làm vì thích và biết mình nên làm thế thôi, chẳng bao giờ cố gắng gây chú ý cả. 11. Không hề đạo đức giả: người chân thật sống đúng với giá trị của mình. Họ thể hiện và làm đúng những gì mình tin tưởng. Họ biết mình có điểm yếu và bao giờ cũng lo chuyện khắc phục điểm yếu của cá nhân, phát triển bản thân chứ không đi chỉ trích người khác. 12. Họ không nổ lung tung: người chân thật không cần phải nói về mình và thành tựu của mình. Người hay nổ, hay khoe thật ra là người sợ mình thua người khác, sợ người ta không chú ý. Người chân thật làm vì người khác, vì cộng đồng và họ làm vì giá trị, không vì chút hào quang. Luyện bao nhiêu đó có quá nhiều? Thật ra là quá dễ! Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Khả năng #2: Khả năng tự kiểm soát cảm xúc

    Đã là con người, ai cũng đã trải qua những hoàn cảnh mất kiểm soát, nổi cơn kiểu giận mất khôn hay đê vỡ vô phương ngăn lại của cảm xúc. Ông bà ta dạy "giận mất khôn" là thế. Khi đã nổi cơn hay vỡ đê thì con người hoàn toàn phản ứng một cách vô minh. Khi bình tĩnh lại, nhiều khi ta ngỡ ngàng, trời sao mình có thể phản ứng ngu si như thế nhỉ? Nhưng tới đó thì cũng đã muộn rồi. Cho nên, người thành công là người hiểu rất rõ và điều chuyển, điều khiển được cảm xúc và hành vi của mình. Còn người không thành công thì hoàn toàn mất kiểm soát, cứ để mặc cho cảm xúc nó lái kiểu auto pilot. Sau khi nhận biết bản thân ví dụ như đang giận dữ, bực bội, tức tối chẳng hạn, thì kỹ năng đầu tiên trong bộ quản trị bản thân là học cách kềm chế, kiểm soát không cho phép cảm xúc đó đánh lừa hay đẩy ta vào thế vô minh. Để làm việc này, mỗi người nên tự tìm cho mình "chiêu" kiểm soát hiệu quả nhất. Ví dụ đối với tôi ngày xưa, cách hiệu quả nhất là bỏ đi, tìm nơi tạm bợ nào đó một mình để thở sâu và bình tĩnh lại. Nếu hoàn cảnh cho phép thì tìm nơi có thiên nhiên, im ắng, bình yên. Nếu hoàn cảnh không cho phép thì một góc khuất nào đó gần hiện trường. Nếu không có "chiêu" để kiểm soát bản thân và rèn luyện hàng ngày, con người sẽ cứ vô minh mặc cho cảm xúc dẫn dắt những cơn cảm xúc bất thường của bản thân, tạo ra những màn drama không cần thiết. Sự khác nhau giữa người có và không có EI là ở chỗ đó. Chứ nếu ai cũng mặc cho đê vỡ mỗi ngày thì ai còn sức đâu mà làm việc? Hơn nữa, đâu có lý do gì phải để cho đập tan đê vỡ thế kia. Tất cả đều kiểm soát được mà. Và người thành công là người kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân mình, biết cách điều chuyển và chuyển hoá năng lượng khi cần thiết. Khả năng tự kiểm soát cảm xúc bản thân là gì? Đây là khả năng theo dõi và kiểm soát được cảm xúc và phản ứng cá nhân để giữ cho bản thân luôn làm việc hiệu quả dù phải đối diện với áp lực hay bất kỳ hoàn cảnh khó xử nào trong công việc. Khi kiểm soát được bản thân, bạn sẽ giúp mình: - Tập trung và linh hoạt hơn trong các hoàn cảnh căng thẳng - Tương tác với mâu thuẫn một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn - Vận dụng nhiều tương tác tích cực hơn là tiêu cực - Tạo điều kiện cho người khác đóng góp ý kiến và nỗ lực Nhờ vậy, không những bạn sẽ giữ được cho sức khoẻ cơ thể và tinh thần của mình tốt, mà còn xây dựng được quan hệ bền vững, mạnh mẽ với người xung quanh. Đây là nền tảng cực kỳ quan trọng cho một tập thể, một tổ chức phát triển, giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc, giảm thiểu các mâu thuẫn không lành mạnh, giúp tăng hiệu quả công việc. Rèn luyện cách nhận biết khi bản thân bị dẫn dắt bởi cảm xúc: Não người chúng ta có 2 phần ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát. Não trước chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thể hiện tính cách và điều chỉnh hành vi xã hội. Não giữa có một bộ phận gọi là amygdala. Đây là trung tâm nhận dạng và phản ứng với tín hiệu nguy hiểm. Khi bắt được tín hiệu nguy hiểm, trung tâm điều khiển này tự động chuyển sang chế độ auto, tự điều hành tự ra quyết định là ta nên phản ứng thế nào, không cho phép ta can thiệp luôn. Đó cũng là lý do vì sao con người có những phản ứng không kiểm soát được. Khi ta đối diện với một thông tin, trường hợp, sự việc gì đó kiểu trễ deadline, tin tức hay phản hồi ta không muốn nhận chẳng hạn, thì amygdala có thể nhận sai tín hiệu stress thành nguy hiểm và lập tức gián đoạn mọi sự vận hành thông thường của não trước, cướp quyền kiểm soát. Amygdala vận hành như con AI vậy. Nó dò trong ký ức con người những trải nghiệm mang tính tương tự, rồi kết nối lại và ép ta phản ứng tương tự với trải nghiệm ký ức. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết là phản ứng vô kiểm soát đó hoàn toàn không liên quan gì đến sự việc hiện tại mà hoàn toàn dựa vào trải nghiệm quá khứ. Do đó, để có thể nhận dạng những trường hợp tự châm ngòi nổ khiến bạn mất kiểm soát này, bạn cần phải quay về dò lại trong ký ức xa xưa của mình. Có khi, bạn còn không nhớ chuyện cũ, nhưng nó vẫn quẩn quanh đâu đó trong ký ức. Vì vậy, việc học thiền cũng có hiệu quả giúp bạn đi sâu vào ký ức của bản thân, dò tìm ra những sự việc, sự kiện, con người có thể gây ra những ngòi nổ mất kiểm soát này, tháo nút thắt đó ra, để amygdala đừng rà sai nữa. Bạn có thể đặt những câu hỏi như sau với ký ức: - Mô tả ngòi nổ: Ngòi nổ này đến từ một con người, một cuộc đối thoại, một sự kiện, một món đồ ngăn cản bạn? Chuyện gì đã xảy ra và ai có liên quan? - Mô tả cảm xúc: Lúc đó bạn nghĩ gì? Cảm thấy thế nào? Cảm xúc đó mạnh mẽ cỡ nào? Cường độ lúc đó so với bây giờ ra sao? - Mô tả cảm giác cơ thể: Bạn có nắm chặt tay lại? Bao tử thắt lại? Nhiệt độ cơ thể thay đổi? Cổ họng đóng lại? - Mô tả thời gian: Cảm xúc và cảm giác cơ thể lúc đó kéo dài bao lâu? Cái gì khiến bạn bị đẩy từ cường độ 0 đến 100 và quay về 0? - Ký ức: Lúc đó bạn đã kể chuyện gì cho bản thân? Bạn có nhớ là mình có suy nghĩ gì hay không? Khi hiểu về ngòi nổ của bản thân và những cảm xúc hay cảm giác liên quan, bạn sẽ có thể tập can thiệp đúng lúc để kiểm soát bản thân. Đây là một quá trình tìm hiểu, nhận biết, phản tư và điều chỉnh liên tục mới có thể kiểm soát được những khoảnh khắc mất kiểm soát do amygdala cướp quyền. Một số cách rèn luyện khả năng tự kiểm soát cảm xúc tại công sở: - Tìm cách xả áp lực căng thẳng: Luôn theo đuổi một sở thích gì đó riêng ngoài công việc là cách rất tốt để xả stress. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách xả stress hiệu quả. - Giữ bình tĩnh: Chấp nhận là bản thân ta không kiểm soát hết được tất cả mọi thứ trong đời. Phản tư và suy nghĩ cách bản thân có thể phản ứng thế nào trong những trường hợp căng thẳng mà không đổ thêm dầu vào lửa. - Suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định: Cảm xúc có thể là thứ đẩy tất cả lên thành cao trào. Khi chuyện đó xảy ra, bạn mất kiểm soát và thường đưa ra quyết định sai. Trong những trường hợp này, học cách lùi lại, thở sâu, delay - hoãn việc đưa ra quyết định ngay để cho phép bản thân trở về với trạng thái bình tĩnh, suy trước tính sau rõ ràng trước khi quyết định. Các bạn có thể nghe lại bài học ở đây:

bottom of page