top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Khả năng #4: Tâm thế tích cực

    Tích cực là một lựa chọn. Một cánh cửa đóng lại, luôn có nhiều cánh cửa khác sẽ mở ra. Người tích cực tin như thế, nên cơ hội mới luôn gõ cửa nhà họ như thế. Người có tâm thế tích cực nhìn đời thế này: - Ly nửa đầy chứ không nửa cạn - Cơ hội để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong thời khắc khó khăn - Vẫn kiên định đi về phía mục đích sống dù cuộc đời có chém ngang đâm dọc - Tập trung vào những gì có thể làm được - Nhìn thấy sự tốt đẹp trong bản thân và người khác - Tận dụng thế mạnh của bản thân để giải quyết mọi vấn đề và tạo ra kết quả tích cực. Tâm thế tích cực là gì? Đây là khả năng luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất từ con người, hoàn cảnh, sự kiện và nhờ vậy mà luôn kiên định đi về phía mục tiêu đề ra cho dù có trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Người thành công luôn tích cực. Vì tích cực nên họ mới thành công. Lãnh đạo giỏi luôn là người tích cực. Vì tích cực nên họ luôn nhìn thấy cơ hội mới và hào hứng dẫn dắt đội ngũ của mình đạt được những thành tích mới. Ví dụ như trong mùa này, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, khi lương giảm 50%, người tiêu cực sẽ bực bội, giận dữ đâm ra phàn nàn, nói xấu, gây hấn trong nội bộ. Người hướng đến sự tích cực sẽ chấp nhận hoàn cảnh, và suy nghĩ xem nhân cơ hội này để làm gì cho bản thân và tổ chức, rồi xông vào làm, mà quên béng những khó khăn mà chỉ nhìn thấy cơ hội mới. Gặp hoàn cảnh không như ý, người tiêu cực nhìn thấy nguy cơ, thất bại, người tích cực nhìn thấy cơ hội, hướng đi, hành trình mới. Tích cực có thể rèn luyện được không? Tích cực có thể rèn luyện được, bằng cách tập trung vào củng cố những trải nghiệm tích cực mang lại kết quả tích cực. Ví dụ, thay vì nói thẳng thắn có thể gây ra mâu thuẫn thì nên hỏi thẳng thắn mang lại ích lợi gì, và lần gần nhất bạn thẳng thắn thì kết quả tích cực là gì. Bạn cũng có thể rèn luyện tâm thế tích cực bằng cách phản tư dựa trên 3 câu hỏi mỗi ngày: - Mình đã làm tốt việc gì hôm nay? - Mình đã học được điều gì mới? - Mình biết ơn điều gì? Tích cực là lựa chọn và tích cực cần rèn luyện. Bạn càng dụng công rèn luyện thì càng ngày bạn càng tích cực. Người có EI là người tích cực tự nhiên và vì vậy họ mới thành công. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Managing up - Quản trị sếp

    Managing Up là kỹ năng tuyệt tác của kẻ đi làm chuyên nghiệp có EI. Ai đi làm mà toàn để sếp suốt ngày đi nhắc nhở, la lối, quản lý mình là chưa biết cách đi làm. Xưa giờ tôi đi làm, chưa một lần để sếp phải nhắc một tiếng nào, toàn tự động ý kiến đề nghị này nọ để gánh việc thêm cho sếp. Người có EI là người biết bản thân mình cần quản trị quan hệ xung quanh, trong đó có một quan hệ cực kỳ quan trọng là quan hệ với sếp. Managing Up đòi hỏi người đi làm có những khả năng sau: 1. Communicating your priority and seeking feedback - Báo cáo sếp các ưu tiên công việc của mình và xin phản hồi của sếp: thứ mình nghĩ và làm, cách mình đặt chế độ ưu tiên trong công việc chưa chắc đã align - hài hoà với cách nghĩ của sếp. Bạn thấy một góc vườn. Sếp nhìn cả khu vườn. Do đó, đừng có ngồi im tự nghĩ, tự làm mà chẳng nói gì với ai. Cho sếp biết cách mình sắp xếp công việc và lắng nghe phản hồi để công việc triển khai êm ả là điều cực kỳ quan trọng. 2. Anticipating needs - Đoán trước nhu cầu của sếp: sếp sẽ rất trân trọng nếu bạn biết họ đang bận hay cần được giúp đỡ & chủ động đề nghị giúp đỡ. Người biết managing up quan sát, hiểu và sẵn sàng gánh vác mà không cần chờ ai lên tiếng. Họ cũng không bao giờ ngồi không chờ mà luôn chủ động yêu cầu sếp giao việc cho mình khi thời gian còn trống. Họ luôn tự tìm kiếm cơ hội để add value - tạo giá trị cho tổ chức. 3. Accommodating working style - Giao tiếp theo cách của sếp: nếu biết quan sát, bạn sẽ hiểu sếp mình thích cách giao tiếp, làm việc thế nào. Có người hiệu quả nhất là f2f - gặp trực tiếp. Có người qua tin nhắn. Có người qua email. Biết sếp mình thích & sử dụng cách giao tiếp nào nhất thì chọn cách đó để giao tiếp. Ví dụ, vì di chuyển nhiều, tôi làm việc qua điện thoại và vì vậy không thích phải bấm link download file phức tạp, chỉ cần nhận file độ phân giải nhỏ qua messenger, đủ xem để duyệt được chẳng hạn. Vậy mà vẫn nhận link download file cả chục Mb hoài. 4. Being the go-to person - trở thành người được tín nhiệm: khi bạn luôn là người chủ động, xung phong, chìa tay ra giúp đỡ mà không cần sếp hỏi, sau một thời gian bạn trở thành người được tín nhiệm, người trợ thủ đắc lực mà sếp sẽ nhờ vả đến mỗi khi cần. Người đi làm, được tín nhiệm vì khả năng managing up của mình, là người đi làm thành công. Rất nhiều bạn trẻ đi làm hiện nay có 0% kỹ năng managing up, có thể vì không biết, có thể vì không quan tâm cũng có thể vì không muốn. Có điều, không đi làm thì thôi. Đã đi làm, nên bỏ chút tâm vào đó. Làm gì cũng vậy, chỉ cần bỏ tâm vào, sẽ nghĩ ra một vạn cách để trở nên xuất sắc. Người có EI thăng tiến nhanh là thế, vì họ biết cách quản trị quan hệ quan trọng trong sự nghiệp của mình. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Bí quyết #2: Trở thành bậc thầy của nghệ thuật kể chuyện

    Con người là social animal - động vật xã hội, rất thích tương tác, thích tám, thích nghe kể chuyện. Do đó, khi ta bắt đầu kể chuyện, ta bắt đầu gây chú ý. Khi khán giả chưa chú ý, bạn có nói gì cũng bằng thừa. Còn khi họ đã chú ý rồi, lúc đó bạn muốn đưa ra quan điểm hay luận cứ gì người ta cũng dễ dàng lắng nghe và chấp nhận hơn. Do đó, bạn nên suy nghĩ về câu chuyện có thật, đỉnh nhất là câu chuyện của cá nhân mình có liên quan đến đề tài, và lồng nó vào bài trình bày. Hãy nhớ: câu chuyện là dữ liệu có linh hồn. Nghiên cứu cho thấy kể chuyện kích thích não tương tác & làm cho người nghe dễ kết nối & đồng thuận với quan điểm của người trình bày hơn. Chính sự kết nối sẽ làm cho năng lượng khán phòng trở nên tích cực. Đó cũng chính là nền tảng cực kỳ quan trọng để bạn có một buổi chia sẻ thành công. Ví dụ: câu chuyện khiến khán giả đóng góp 1 triệu USD cho tổ chức phi lợi nhuận của Bryan Stevenson. Ghi nhớ: Nghiên cứu cho thấy kể chuyện kích thích não tương tác & làm cho người nghe dễ kết nối & đồng thuận với quan điểm của người trình bày hơn.

  • Bí quyết #9: Chạy đúng đường, chọn đúng đề tài có biết

    Đây là sai lầm mà nhiều người thường phạm phải: thứ gì cũng nói. Con người, ai cũng có những đề tài mà bạn chuyên môn hơn, hiểu sâu hơn, trải nghiệm nhiều hơn, thực tế hơn, vv. Khi đề tài đó nó đã thấm vào máu của bạn, khi nó là hiện thực của bạn, khi bạn đã trải nghiệm nhiều giác độ của nó, bạn sẽ luôn luôn trnh bày hay hơn, hào hứng hơn, đa diện hơn, đam mê hơn, và quan trọng nhất là đáng tin hơn. Đừng bao giờ vì chút tên tuổi, hình ảnh, fan khi bước ra sân khấu mà chọn tham gia hay nói về những đề tài mà bản thân mình không hiểu rõ, hiểu sâu, có nghiên cứu, có ứng dụng thực tế, có trải nghiệm rộng và sâu. Khán giả rất thông minh. Họ sẽ quan sát và nhìn ra ai là fake. Đừng tự mình mang rủi ro đến cho mình, ảnh hưởng uy tín của mình bằng hàng fake. Không biết thì đừng nói. Không rành thì đừng ý kiến. Không phải là đề tài bản thân nghiên cứu và trải nghiệm thì đừng trình bày. Đơn giản vậy thôi. Be authentic, open, and transparent - Hãy giữn cho bản thân luôn là chính mình, và minh bạch về những gì mình biết và chia sẻ. Ví dụ: câu chuyện khó khăn tế và cá nhân mà Sheryl Sandberg kể tại TedTalk 2010 về ký do tại sao có rất ít phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp. Ghi nhớ: Khán giả sẽ luôn nhận ra khi bạn trình bày vấn đề, giải pháp mà bạn không hiểu rõ.

  • Tầm quan trọng của kỹ năng nói chuyện trước công chúng

    1 KỸ NĂNG MÀ WARREN BUFFET CHO RẰNG SẼ GIÚP BẠN TĂNG THÊM 50% GIÁ TRỊ Tại đại học Columbia, Warren Buffet chia sẻ với sinh viên rằng ông sẵn sàng trả thêm 50% lương cho bất kỳ ai có 1 kỹ năng mà ông cho là kỹ năng quan trọng nhất để phát triển sự nghiệp – kỹ năng nói chuyện trước công chúng (public speaking). Bạn có thể đang nghĩ rằng nói thì dễ nhưng ai mà chẳng sợ chết khiếp khi đứng trước đám đông. Chuyện kể rằng Warren Buffet cũng sợ chết khiếp như bạn hồi còn trẻ và đã phải đi học để phát triển kỹ năng này. Và tôi cũng thế! Hồi còn đi học tại Việt Nam, mỗi khi bị gọi lên trình bày trước lớp là chân tay tôi lạnh cóng nhưng mồ hôi thì chảy thành dòng. Sau này khi ra nước ngoài du học, bị giao đề tài và trình bày liên tục, tôi không còn cách nào khác là phải tự mình rèn luyện kỹ năng này. Đi làm rồi, khi bị đẩy ra trước công ty cả ngàn người, lại một phen sợ hãi đến tê dại. Sau này, bị đẩy lên sân khấu diễn đàn quốc tế cũng tính bằng ngàn người, mà lại toàn người lạ, người giữ các vị trí cao cấp, doanh nhân, quan chức chính phủ, vv, tôi lại một phen sợ muốn ngừng thở. Rồi cũng lại rèn, lại luyện, lại nói. Vậy thôi chứ không có cách nào khác ngoài việc rèn luyện thường xuyên. Có một điều bạn nên biết để cảm thấy thoải mái hơn, đó là ai cũng sợ chết khiếp như nhau khi phải nói chuyện trước công chúng. Cho nên, ai cũng phải học, phải rèn luyện, phải tự mình tìm cách vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Bật mí nữa là, lần nào chuẩn bị event nói chuyện trước công chúng cũng hồi hộp như nhau, cũng phải quay về đây để chuẩn bị hành trình cho tốt hết. Cho nên, bạn đừng nghĩ ai sinh ra bẩm sinh đã nói giỏi. Không có đâu. Là do rèn luyện mà ra thôi. Overcoming your fear – vượt qua nỗi sợ hãi: Warren Buffet thời trẻ sợ nói trước công chúng nên đăng ký đi học. Vào lớp được 1 buổi ông bỏ học vì quá sợ hãi ngày thứ 2 phải đứng lên trước lớp để thực tập. Nhưng biết rằng đây là kỹ năng không thể thiếu nên lại đăng ký đi học lần nữa và tốt nghiệp. Ngày nay, ông trưng bày chứng chỉ khóa nói chuyện trước công chúng trong chính văn phòng mình. Là lãnh đạo, bạn cần kỹ năng này để tạo sự thông cảm, thấu hiểu, truyền cảm hứng, chia sẻ kiến thức, và tạo động lực cho mọi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Là start-up, bạn cần thuyết phục nhà đầu tư về ý tưởng và mô hình kinh doanh của mình. Mục tiêu đạt được nhờ kỹ năng này là xây dựng được sự thông hiểu, sự tin tưởng giữa người nghe và người nói. Kỹ năng nói trước công chúng vì vậy là một kỹ năng cực kỳ quan trọng.

  • Ứng dụng thực tế

    Khi chuẩn bị bài trình bày sắp đến, bạn hãy lấy 9 bí quyết này ra đọc lại. Và tuỳ thuộc vào nội dung và hoàn cảnh của sự kiện, bạn hãy chọn ít nhất 3 bí quyết để ứng dụng vào bài nói của mình. Nhớ là practice makes perfect - chỉ có luyện tập mới giỏi thôi chứ không có cách nào khác. Nhắc lại 9 bí quyết lần nữa nhé: Đánh thức đam mê Nghệ thuật kể chuyện Đối thoại Cung cấp kiến thức mới Gây sốc Hài hước Nguyên tắc 18 phút Tiếp cận đa giác quan Chọn đúng đề tài hiểu biết Ngoài ra, bạn có thể lưu ý và thực hiện thêm những việc sau đây: Tìm hiểu khán giả Đến sớm tương tác Chia sẻ câu chuyện tình cờ liên quan đến buổi trình bày nếu có Lắng nghe diễn giả khác trong cùng sự kiện & tìm điểm kết nối Linh động thay đổi bài theo hoàn cảnh Về kinh nghiệm của bản thân, tôi chuẩn bị bài nói chuyện rất kỹ và luôn luôn tập dợt ở nhà. Và khi bắt đầu buổi nói chuyện nào dù lớn hay nhỏ, thật ra tôi cũng đều hồi hộp cả. Nhưng biết rằng chỉ có 1 con đường là vượt qua nỗi sợ hãi, cho dù có bị quê vài phen vì lúng túng, luyện tập là con đường duy nhất để phát triển kỹ năng. Vì vậy, tôi buộc mình phải dấn thân và điều chỉnh kỹ năng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn học và điều chỉnh kỹ năng nói chuyện trước công chúng mỗi ngày, vì mỗi lần diễn trình là một khán nhóm khán giả khác, và mỗi lần thuyết trình là tôi lại học được một bài học mới. Đừng sợ! Cứ dấn thân và điều chỉnh mỗi ngày. Chúc các bạn thành công! Các khoá học miễn phí khác mà bạn nên học để chuẩn bị cho tương lai tốt hơn: Agile Mindset - Tư duy linh hoạt EI @work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số Bản đồ thành công cho tương lai bất định

  • Làm sao để quản trị cảm xúc tốt hơn?

    Chia sẻ với các bạn 7 điều bạn có thể luyện tập và giúp con em mình luyện tập để tăng cường khả năng quản trị cảm xúc nhé. 1. Learn the language of emotion – Học ngôn từ về cảm xúc: Để có thể quản trị cảm xúc, trước hết người ta cần hiểu và diễn tả được cảm xúc. Nếu cứ thấy nghèn nghẹn, đau đớn, trầm uất mà không hiểu cảm xúc là gì thì không thể quản trị được. Do đó, bạn cần phải tăng vốn từ cảm xúc của mình lên, gọi tên được cảm xúc, phân biệt được cảm xúc. Giờ bạn xem cái vòng quay cảm xúc trong hình này nhé, đọc và học cách gọi tên cảm xúc. Tôi để tiếng Anh không dịch, vì nghĩ rằng thôi sẵn đó cũng nên học cả tiếng Anh nữa thì tốt nhất. 2. Name your emotions – Gọi tên cảm xúc: Bạn bắt đầu tập để ý đến những cảm xúc khác nhau của mình nhé. Tôi luyện bài này thường xuyên để giữ mình luôn bình tĩnh. Cảm xúc là không có tiêu cực nhe. Con người ai cũng có những cảm xúc khác nhau. Ai cũng bực dọc, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, vv…. Cho nên, khi bạn chạm trán với những cảm xúc này, ấy là chuyện hết sức bình thường. Đừng bao giờ tự cho là cảm xúc của mình tiêu cực quá rồi tìm cách giấu nó vào cái túi vô hình nào đó không dám show ra. Giấu là tệ lắm. Vì cảm xúc là động cơ dẫn dắt chúng ta đến hành động. Dù bạn có giấu thế giới thì cũng chẳng thể giấu mình. Cho nên, bỏ vào trong túi, thiên hạ không thấy, nhưng bạn thì vẫn cứ bị cảm xúc dẫn dắt đến hành động à. Vậy cho nên, tốt nhất là khi cảm xúc xuất hiện, nhận diện nó, gọi tên nó, mang nó ra ánh sáng để nó không ảnh hưởng bạn một cách vô thức. 3. Cảm xúc là dữ liệu: Muốn cảm xúc không ảnh hưởng khiến ta có những hành động điên rồ hay đáng trách, thì ta xem nó như là thông tin và dữ liệu để xử lý thôi à. Ví dụ, thay vì nói “Tôi đang rất bực mình”, bạn có thể thay đổi nó thành ngôi thứ 3 “Tôi đang trải nghiệm một cảm xúc gọi là bực mình”. Không cần vội vàng nhảy xổ vào phản ứng, thay đổi, sửa chữa, hiệu chỉnh gì hết cả. Nhận biết thông tin đã, rồi mới tìm cách xử lý. Còn xử lý sao thì xem số 4 tiếp theo nhe. 4. Observe your emotion – Quan sát cảm xúc: chuyện này quan trọng đây. Khi thấy mình lên cơn, cứ để cho cảm xúc lên hết cơn. Khoan cố phản ứng gì hết cả. Nguyên tắc là phản ứng hoá học trong cơ thể khi cảm xúc lên cơn là cứ phải hết 6 giây mới tan được. Cho nên, cho mình cơ hội trong 6 giây chỉ quan sát, thở, thở thật sâu, Thường thì ta hay gán ghép chuyện người khác làm vào việc mình bực dọc chẳng hạn “Tôi bực mình vì nó làm thế này, thế kia…” Gán ghép như thế chỉ làm cho cảm xúc bị tăng độ mà thôi. “Tôi đang trải nghiệm sự bực dọc” và thở, thở sâu thôi à. Đó là lý do mà người ta luyện tập meditation – thiền, chứ chẳng phải tôn giáo gì cả. Meditation đã trở thành môn quản trị cảm xúc, giúp con người khắp nơi trên thế giới học cách trở về với chính mình, nhận diện và quản trị cảm xúc cá nhân thôi. Làm được vậy thì thế giới này hoà bình thôi à. 5. Feel the emotion in your body – Nhận biết ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ thể: Khi cảm xúc xuất hiện, cơ thể bạn chắc chắn phản ứng theo. Để có thể quản trị được cảm xúc, bạn cần phải nhận biết nó ảnh hưởng đến cơ thể mình thế nào, và học cách nhận biết các phản ứng lập đi lập lại của cá nhân khi cảm xúc tương tự xuất hiện. Ví dụ, khi giận thì không thở được, lồng ngực như bị kẹt xe ấy. Thường thì có 6 cảm xúc thường gặp nhất và ảnh hưởng cơ thể giống nhau cho mọi người. Đây là các cảm xúc anger – tức giận, fear – sợ hãi, disgust – kinh tởm, happiness – hạnh phúc, sadness – buồn bã, surprise – ngạc nhiên. 6. Avoid common traps – Tránh bẫy cảm xúc thường gặp: đây là điều hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn nè, khi bạn học được cách không để cho cảm xúc dẫn dắt hành động nữa. Có 2 cái bẫy mà ai cũng hay mắc phải khi cảm xúc xuất hiện. Bẫy thứ nhất là đổ thừa cho người khác. Con người ai cũng dễ bị lâm vào tình cảnh là chứng tỏ mình giỏi hơn, nên có chuyện gì xảy ra thì đổ ngay cho người khác. Bạn trở nên có EQ khi bạn không phản ứng ngay lập tức bằng cách đổ thừa nữa mà dừng lại, không phản ứng gì vội, hay đưa ra kết luận tiêu cực nào về chuyện mới xảy ra. Bẫy thứ 2 là bạn dễ bị chuyện bên ngoài làm cho nổi cơn, có khi là không cần thiết. Nhiều khi, chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng bạn nổi cơn, nổi cơn, đổ thừa, đổ thừa, lát sau cảm xúc nó cứ được cho ăn đồ tiêu cực mà thổi phồng lên, rồi chuyện nhỏ biến thành chuyện vĩ đại hồi nào không biết. Thay vì vậy, bạn chỉ cần nói “À, chuyện này lạ ta”, hay “Nó bị sao vậy ta?”, hay “Chắc bạn này đang stress dữ nè”. 7. Reminding yourself, “Emotions are data” – Luôn nhắc nhở mình, cảm xúc là dữ liệu: cái này như là câu mantra – thần chú của bạn mỗi ngày “Cảm xúc là dữ liệu”. Mà đã là dữ liệu thì chỉ cần phân tích và xử lý chứ không cần phản ứng gì hết. Cứ từ từ bình tĩnh thôi. Chậm lại. Hít thở. Nhớ là, cảm xúc dẫn dắt hành động, nên muốn thay đổi hành động thì chỉ cần hiểu và quản trị cảm xúc cho tốt. Cuối cùng, những gì chúng ta làm nãy giờ là, know yourself – hiểu mình. Không hiểu mình thì đâu có thay đổi được mình. Thế giới thay đổi khi ta thay đổi chính mình thôi bạn. Đừng ngồi đó mong người khác thay đổi. Chuyện viễn tưởng đó Thôi lo mà luyện tập mỗi ngày nhe. Từng chút từng chút một, kiên nhẫn, tiến bộ từng ngày, and don't forget to have fun – và đừng quên phải vui khi luyện tập! Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • 3 vòng tròn vàng để quản trị bản thân

    Hôm qua chia sẻ với các bạn trẻ về cách mình quản trị bản thân, nói thật ra không có gì phức tạp và vi diệu hết. Các bạn hỏi mình lấy đâu ra thời gian làm nhiều thế. Các bạn hỏi mình có ngủ không. Xin thưa là ngày nào không đủ 7 tiếng là tấm thân sinh học này không vận hành được. Mình làm nhìn có vẻ nhiều nhưng thật ra chỉ một. Tính mình đơn giản, nên lý thuyết gì cao siêu phức tạp thì chịu, không biết đường áp dụng. Trước giờ, cứ The 3 Golden Circles - 3 vòng tròn vàng mà làm thôi, why - how - what. Why là mục đích cuộc đời mình sinh ra, tồn tại và lên bờ xuống ruộng cho đến hôm nay là để làm gì. Cuối cùng, điều bình thường vĩ đại mình muốn đạt được trước khi bye bye nơi quá cảnh tên gọi trần thế là gì. Khi hiểu về mục đích rồi, mình sẽ tự hỏi làm cách nào để đạt được mục đích đó, cách và kênh tiếp cận là gì, đạt được mục đích qua công việc thế nào, qua hoạt động xã hội & cộng đồng thế nào, qua phát triển bản thân và gia đình thế nào. Sau khi biết how rồi mới phát triển tiếp thành what - việc cần làm. Về sự nghiệp, công việc thì việc gì làm việc gì từ chối, về đóng góp hoạt động cộng đồng xã hội chọn việc gì bỏ việc gì, về cuộc sống cá nhân chọn làm gì không làm gì. Tất cả quyết định và lựa chọn tại mỗi thời điểm trong đời đều xoay quanh một cái trục thống nhất why-how-what, không thích đủ thứ, làm tán loạn. Chính vì có tổ chức xuyên suốt, không tham lam nên tất cả các hoạt động bổ trợ nhau, truyền năng lượng và hiệu ứng cho nhau, giúp bản thân mỗi ngày càng tiến gần hơn đến mục đích đã đặt ra, không bị phân tán nguồn lực, không bị sao lãng, lạc đường, trật đường rây, cuốn theo chiều gió. Khi mọi hoạt động trong đời xoay quanh một cái trục thống nhất, thật ra ta đang xây dựng nền tảng nguồn lực và kết nối sức mạnh, giúp cho tất cả hoạt động ta chạm vào trở nên hết sức dễ dàng, siêu tiết kiệm thời gian và công sức. Một việc người khác cần 8 tiếng để giải quyết có khi bạn chỉ cần 2. Mọi quyết định trong đời trở nên trong veo, nhanh chóng, nhẹ nhàng khi đưa về hệ qui chiếu của chữ why - mục đích. Do đó, nếu bạn chưa làm bài tập vẽ mind map why - how - what cho cuộc đời mình, hôm nay có lẽ là ngày may mắn ấy. Tổ chức lại cuộc đời là chuyện của bản thân ta. Làm rối tung rối nùi cuộc đời thật ra là lỗi của ta. Nhiều lắm mà không có gì cũng là vấn đề của ta. Nếu chính cuộc đời mình còn không tổ chức được, quản trị được, thì bàn chi những việc to lớn ở ngoài kia? Các bạn có thể nghe lại bài học ở đây:

  • Q&A ngày 11/9/2021 giải đáp thắc mắc về khoá học

    Full video buổi livestream trả lời câu hỏi về nội dung khoá học ngày 11/9/2021 nhé.

bottom of page