top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Be water, my friend!

    Hay mình thử tư duy linh hoạt như nước khi tiếp cận vấn đề? Nước không bao giờ bị stuck - mắc kẹt ở bất kỳ đâu hay vì bất kỳ vật cản nào. Nước mềm mại và nhẹ nhàng, linh hoạt và ôn hoà, nhưng luôn tìm ra cách vượt qua khỏi chướng ngại vật. Nếu ta cũng là nước thì sao? Có khi ta sẽ bớt căng thẳng, không cần mỏi mệt và làm lớn chuyện khi có điều gì không như ý xảy ra. Mà đời này thời này, chuyện không như ý, không xếp thẳng hàng theo ý mình, theo kế hoạch ngăn nắp của mình thì có mà đầy. Công nghệ thay đổi, hành vi khách hàng thay đổi, thị trường thay đổi, chuyện emergency - cấp bách không mong muốn kiểu Covid nó rớt xuống đầu lúc nào không hay. Rồi không lẽ ta cứ bực mình hoài? Rồi không lẽ ta cứ kiếm đứa đổ thừa hoài? Rồi không lẽ ta cứ ngồi đó cào đầu bứt tóc than vãn? Rồi không lẽ ta bất lực? Cho nên, thôi ta cứ thử là nước, cứ bình thản gặp chuyện thì vòng qua, tìm chỗ vượt qua, tìm cách chảy tiếp thôi. Có gì đâu mà khó. Và cũng có gì đâu mà lớn chuyện. Be water, my friend! Hãy là nước thôi bạn của tôi ơi. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • 4 câu thần chú về tư duy linh hoạt

    Làm gì cũng vậy, phải tạo thành thói quen thì mới giữ được, huống chi là adopt - tiếp nhận một tư duy mới. Muốn rèn luyện cho bản thân ứng dụng được, biến nó thành tư duy bản thân, và cuối cùng là thành phản ứng tự nhiên, thì phải luyện đi luyện lại như luyện chưởng vậy đó. Vì vậy, bạn hãy học 4 mantra - câu thần chú này. Đọc thuộc lòng và đọc mỗi ngày, rồi thực hành mỗi ngày nữa, thì 21 ngày sau nó sẽ thành thói quen, và chừng vài tháng sau nó sẽ thấm vô người. Rồi sử dụng hoài, phản tư hoài thì chắc chừng 1 năm là thành master, ứng dụng một cách tự nhiên mà bản thân còn không hề hay biết, kiểu vô chiêu thắng hữu chiêu. Mantra 1: Đừng vô cảm Khi ta cứ đúng i sì qui trình, theo đúng lối mòn trước nay hay kế hoạch mà làm, ta sẽ thành máy. Bạn nghe nhiều rồi, "đúng qui trình", một lời mỉa mai cho việc chỉ thực hiện như máy móc, thiếu common sense - nhận ra cái gì hợp lý hơn theo lẽ thường tình. "Đúng qui trình" mà kết quả tệ cũng là đúng qui trình. Đúng qui trình mà bất cập, không lợi lạc gì cho ai cũng là đúng qui trình. Đúng qui trình mà hại người không lẽ cũng được hay sao? Mantra 1 - Đừng vô cảm nhắc nhở ta đừng có như cục đá đặt sao để vậy. Cần quan tâm đến ý kiến, đề xuất, của những con người thực thụ, những cá nhân liên quan trong dự án, cho dù là khách hàng, đối tác, hay đồng đội. Mantra 2: Đừng làm nhiều (Quan trọng là cuối cùng có kết quả không) Con người hay bị vầy nè, cuốn vào trong một mớ hỗn độn những task - công việc phải làm, rồi đưa qua đẩy lại, đổ trách nhiệm cho nhau mà quên rằng mình đang làm vì mục tiêu gì. Cuối cùng, ai đang làm gì, ai đổ thừa ai, ai làm nhiều làm ít, hay cả đám có chụm vào cãi nhau đánh nhau long trời lở đất thì cũng không có gì quan trọng. Quan trọng là cuối cùng, việc có xong không, có kết quả không, kết quả có đáp ứng mong muốn của người ta đang phục vụ không. Hết! Cho dù bạn không làm gì, làm rất ít, hay rất nhanh, rất dễ dàng đi chăng nữa, nếu kết quả đạt là OK. Đừng xông vào tạo ra cho nhiều qui trình, qui định, công việc cho nó cực kỳ phức tạp rồi đập công việc vào mặt nhau. Vậy để làm gì? Hay ta đang rảnh quá không có đủ việc làm? Hay đời ta đang suông sẻ qúa ta cần làm cho nó rối lên? It doesn't matter what you do - cả đám ngồi đó làm làm cãi cãi gì không quan trọng. Đừng làm mất thời gian nhau. Quan trọng là tạo ra kết quả sau cùng. Tập trung vào đó là được, là đủ, là hiệu quả. Còn thời gian rảnh, để dành đi chơi. Mantra 3: Collab, collab, collab - Cộng tác, cộng tác, cộng tác Hồi xưa, đưa banh qua lại, anh không đá tôi không đá, Tới anh thì anh phải làm xong mới lượt tôi. Anh không ký thì tôi không làm gì. Anh không tiến thì tôi không động đậy. Kiểu làm này giờ đã quá lạc hậu rồi. Vì thế giới và môi trường thay đổi liên tục. Nhiều khi điều kiện thay đổi chưa kịp định hình nữa làm sao mà tiến tiếp. Cho nên, cách làm của thế kỷ mới là cùng nhau tìm ra giải pháp, miễn sao giải pháp đó có lợi cho tất cả là OK. Có khi cần bỏ qua những qui định cứng nhắc, cùng thử nghiệm những giải pháp mới xem sao. Việc cộng tác tạo ra giá trị cho người khác ngay cả khi họ chưa đề xuất nhưng phù hợp với tình hình sẽ giúp cho mọi dự án, mọi công việc thuận lợi hơn, nhanh hơn, hợp thời hơn, hiệu quả hơn. Linh hoạt là cùng nhau, nắm tay nhau đồng hành trên một hành trình, dù giải pháp có là gì, có thay đổi bao nhiêu lần và thay đổi ra sao. Cùng nhau, giá trị sẽ cộng giá trị, sáng tạo sẽ nuôi sáng tạo, và hiệu quả sẽ là cấp số nhân của những cố gắng cùng nhau về đích. Mantra 4: Hãy linh hoạt như nước Nước bản chất nó là nước, không có hình dạng, form dáng gì cả. Bỏ nước vào bình thì nó là bình nước. Bỏ nước vào chai thì nó thành chai nước. Bỏ nó vào hồ thì nó thành hồ nước. Đổ nó ra biển thì nó thành đại dương. Nước không có hình dạng nhất định nhưng lại muôn hình. Hình nào thì nó cũng vẫn là nước đó thôi. Nó chỉ thuận tự nhiên, theo thời cuộc, cần sao thì làm vậy, muốn sao thì chiều vậy. Nếu tư duy của mình như nước thì sao? Vấn đề kiểu gì mình biến hình kiểu đó. cần giải pháp kiểu nào mình thiết kế kiểu đó. Chắn ngang thì mình vòng qua. Chắn dưới thì mình bay lên. Scale nhỏ thì mình chơi nhỏ. Scale to thì mình quậy cho to. Sao cũng được. Sao cũng giải quyết hết. Sao cũng không làm khó được mình. Vậy, nghĩa là ta đang cực kỳ linh hoạt, cứ như nước, mặc cho ai muốn cái đồ đựng là gì. Bản chất, nước vẫn là nước.

  • Ôn tập

    Đến đây, bạn đã hiều tư duy linh hoạt là gì. Để cho dễ nhớ, bạn có thể gọi là là tư duy như nước hay tư duy vòng qua lá chắn. Nhắc lại 4 câu thần chú (mantra) mà bạn cần học thuộc, đọc mỗi ngày, ghi lại dán trước bàn làm việc, bàn học của mình, rồi rèn luyện, phản tư mỗi cuối ngày. Tư duy không tự nhiên có, cũng không học xong một khoá mà thành được. Tư duy cần sự rèn luyện thường xuyên, cần được ứng dụng và phàn tư thường xuyên, cần tạo thành thói quen thì nó mới có thể trở thành một phần của bạn. 4 câu thần chú: Đừng vô cảm Đừng làm nhiều (Quan trọng là cuối cùng có kết quả không) Collab, collab, collab Hãy linh hoạt như nước Rồi bạn rèn luyện đi nhé. Đừng tốt nghiệp. Cứ học, cứ luyện, cứ ứng dụng hoài cho đến khi nước thành bạn thì thôi.

  • Action - 12 ứng dụng của tư duy linh hoạt

    Đây là 12 ứng dụng đơn giản, dễ thực hành mà bạn có thể thực hiện ngay trong cuộc sống và công việc của mình. Học không hành là hoang phí thời gian. Học không làm thì sẽ quên bén hết sau 24 giờ. Đừng cho phép bản thân lười biếng, học trên giấy, học cho có không mang lại ích lợi gì cho bản thân hay cho ai. Quan trọng hơn học là phải hành. Giờ bạn ứng dụng vào thực tế, hiệu chỉnh sao cho nó hợp với hoàn cảnh của mình một cách linh hoạt, biến nó thành thói quen nha. Phim hành động bắt đầu: 1. Thay đổi là chuyện nhỏ: đời này thời này hằng số duy nhất là thay đổi. Hết! Cho nên, muốn agile thì đầu tiên hết phải bắt đầu từ tâm thế. Khi bản thân welcome change - sẵn sàng thay đổi, thì mới gọi là lót nền để học cách agile. 2. Giá trị đi trước là giá trị khôn: hồi xưa làm gì cũng đúng qui trình, chờ tới khi người ta ký tá xong hết mới bắt tay vào. Thời này là thời collab - cộng tác và xây dựng quan hệ tin tưởng cùng đồng hành, cùng tạo ra giá trị. Cho nên, chưa ký xong cũng cứ chụm đầu vào bàn bạc nghĩ ra giải pháp chung. Tạo giá trị cho đối tác, khách hàng ngay cả trước khi người ta làm xong thủ tục với mình đi. Có mất gì đâu. Giá trị đi trước là giá trị khôn mà. 3. Chia nhỏ dự án & tạo gía trị liên tục tại từng chốt chặn: Này là xương sống của tư duy agile. Đừng im im trong nhà tự làm tự sướng. Biết sao không? Một là thay đổi xảy ra hàng ngày, nếu mình không cập nhật thường xuyên thì có khi chưa làm xong dự án giải pháp đã lạc hậu. Hai là lỡ cần thêm này thêm nọ, điều chỉnh cập nhật theo nhu cầu phát sinh mà không hội ý với đối tác, khách hàng để nắm bắt thì làm xong sửa chết luôn. Cho nên, làm gì cũng chia nhỏ ra thành từng bước một. Xong bước nào show bước đó để cùng thảo luận, thống nhất với đối tác kết quả chặn một và hiệu chỉnh yêu cầu nếu có của những chặn tiếp theo. Khi linh hoạt xử lý như thế, dự án sẽ chuyển động mịn màng, hiệu quả hơn. 4. Team tự xử không chờ sếp: Muốn agile, team phải thật sự chủ động. Qua rồi thời sếp kêu thì dạ, sếp bắt thì họp, sếp la làng thì mới chụm vào giải quyết vấn đề. Kiểu đổ nước từ trên xuống như thác vậy xưa rồi. Muốn agile thì team phải là tập hợp của những con người cực chủ động. Gặp vấn đề là tự xúm lại bàn bạc tìm giải pháp. Sếp rảnh thì tag vô luôn. Sếp chưa rảnh thì tự thiết kế giải pháp rồi báo sếp để được ủng hộ. Team mà không cấu thành từ những con người chủ động thì no way có thể xây dựng 1 tổ chức agile. 5. Đụng chuyện là hội ý ngay: thời này mỗi ngày là một ngày mới. Chuyện ở đâu nó rớt xuống làm thay đổi mọi dự định, ý định, kế hoạch original của mình là đương nhiên. Cho nên, chỉ có một cách phản ứng thôi. Đụng chuyện cái là hội ý ngay để tìm ra cách giải. Ngồi chờ, chuyện nhỏ sẽ biến thành to, chỗ bị tắt sẽ biến thành hoại tử. Vấn đề con kiến bỗng biến thành quái thú. Tới chừng đó có muốn cũng không dẹp nổi. 6. Collab như tập thể dục mỗi ngày: Chữ này, collaboration - cộng tác, là từ khoá đinh nhất của tư duy agile. Cách tiếp cận kiểu silo - mỗi phòng ban, mỗi team là một cái bể khác nhau, không ai liên quan ai là cách tốt nhất để làm cho một tổ chức bị tê liệt. Giống như tư duy thiết kế, muốn có idea xịn thì phải là một nhóm, một team từ nhiều background khác nhau cùng chụm đầu vào suy nghĩ. Nên collab là huyết mạch để giải quyết vấn đề. Chớ mạnh ai nấy đùng đẩy vấn đề qua lại, đổ thừa cho nhau, canh me chính trị chính em thì tổ chức sẽ suy nhược và cạn kiệt. 7. Team tin tưởng & cùng nhau chiến đấu: Muốn collab, muốn có team chủ động hội ý, tự xử, thì team đó phải tin tưởng nhau, cùng nhiệt huyết chiến đấu với nhau vì mục tiêu chung. Đánh trận mà đứa nghĩ đằng đông đứa tính đằng tây, không cùng chiến hào thì trận chưa đánh đã thua. Agile gì nổi. 8. Nói gì, làm gì cũng bắt đầu từ kết quả: Bắt đầu từ output, kết quả đầu ra mình muốn là gì, rồi mới tính ngược lại là mình cần làm gì. Đừng tạo ra một đống task, xong quánh nhau ì xèo trong nội bộ để delete task hay đùa task cho nhau mà quên rằng đời này cực kỳ đơn giản. Chỉ cần tạo ra kết quả cuối cùng. Còn chuyện trong nhà mình làm cho nó rối lên hay cực kỳ giản đơn người ngoài không quan tâm. Nếu đã không quan tâm, rối chi cho khổ vậy? Đơn giản chút. Đi cho đời nó nhẹ nhàng. 9. Làm nhiều đừng làm quá: team agile thì rất nhanh rất nguy hiểm, làm không thời gian không gian. Tuy nhiên, lâu lâu cũng phải bắt mạch coi có ai sắp xỉu vì đuối quá không thì cho nhau thời gian hít thở sâu. Đừng ép nhau quá rồi lăn ra bệnh thì cũng xong phim. Làm gì cũng cần sustainable - bền vững chút. 10. Gì gì chớ công nghệ cứ phải tốp xịn mịn: Này miễn bàn nha. Dù có agile kiểu gì thì kiểu, công nghệ sử dụng ứng dụng phải top và xuất sắc. Chớ ý tưởng hay ho, team collab ghê gớm mà tech giới hạn thì lực bất tòng tâm. Đời này, muốn thì nhiều, làm hổng tới. Vậy, thì agile làm gì cho mất thời gian. 11. Đơn giản thôi cho dễ: con người kỳ lắm, cực thích sự rắc rối, phức tạp, khó hiểu. Hình như nói những thứ không ai hiểu, loanh quanh trong mớ bòng bong thì cảm giác nó cao siêu hơn hay sao á. Trong khi đỉnh cao của sự tinh tế lại là tận cùng của sự đơn giản. Cuối cùng, đơn giản mới là đích đến. Đơn giản thì dễ sử dụng, dễ tiếp cận, dễ collab. Bắt đầu từ đó, với người dùng, với đối tác, với khách hàng, với team thì dễ chạm vào kết quả hơn. 12. Làm xong nhớ phản tư & hiệu chỉnh: không có thứ gì trên đời làm một lần mà hoàn hảo. Không có giải pháp nào trên đời launch một cái là giải hết mọi vấn đề. Thứ gì cũng cần phải thử nghiệm, hiệu chỉnh, tối ưu. Mà chuyện đó thì làm hoài làm hoài hông có điểm dừng. Cho nên, đừng chủ quan. Làm xong cứ phải phản tư và hiệu chỉnh liên tục.

  • Kỹ năng mềm cần có để sinh tồn trong thế kỷ 21

    Khi công việc thay đổi, đương nhiên kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc cũng sẽ thay đổi. Biểu đồ dưới đây của diễn đàn kinh tế thế giới thể hiện mức độ thay đổi tăng, giảm hay giữ nguyên của các nhóm kỹ năng mềm cần thiết giúp con người dò đường và tồn tại được trong kỷ nguyên không có gì còn như cũ. Màu vàng nhạt biểu thị mức độ quan trọng đang iảm. Màu xanh nhạt biểu hiện mức độ ổn định - nghĩa là giữ nguyên tầm quan trọng không thay đổi. Và màu xanh đậm biểu thị sự gia tăng mức độ quan trọng của nhóm kỹ năng này trong tương lai. Theo biểu đồ, có thể thấy là các nhóm kỹ năng mềm đang tăng mạnh bao gồm tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng quản trị bản thân, khả năng sử dụng và phát triển công nghệ, vv. Tư duy phản biện sẽ giúp bạn có khả năng tìm kiếm, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu để đưa ra chính kiến, đặc biệt quan trọng trong thế giới overload - quá tải thông tin và tràn ngập fake news như hiện nay. Việc bạn có khả năng tìm đúng thông tin, biết cách xử lý thông tin, biết cách lựa chọn những thông tin hỗ trợ cho quyết định phù hợp, giải pháp phù hợp là cực kỳ quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng. Tương tự, thế giới của tương lai là thế giới bất định. Do đó, ở đó không có tiền lệ, không có công thức, không có giải pháp sẵn có. Nó đòi hỏi bạn phải tự mình đi đặt vấn đề, đi tìm hiểu vấn đề, rồi ideate - tạo ra nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề, rồi chọn ý tưởng để thử nghiệm, để hoàn thiện và triển khai trên diện rộng. Không có vấn đề nào của tương lai mà có bài toán ai đó đã gỉai sẵn cho mình copy hết. Bản thân mỗi người phải vận động, phải dấn thân, phải tìm kiếm giải pháp, thử nghiệm giải pháp, và cứ như thế liên tục cho một vấn đề và cho tất cả những vấn đề khác. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Mọi sự tồn tại hiện có đều có thể mất đi. Mọi công việc đang làm đều có thể biến mất ngày mai. Mọi cách làm hiện tại đều có thể lạc hậu do công nghệ mới sinh ra. Tất cả đều bất định. Và kỹ năng mà bạn cần để sinh tồn là giải quyết vấn đề khi nó phát sinh, với nguồn lựa và hoàn cảnh thực tế khi nó phát sinh, bằng cách cộng tác với nhiều người, với máy, từ nhiều góc nhìn khác nhau.

  • Hiểu về tư duy linh hoạt (Agile Mindset)

    Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu định nghĩa thế nào là tư duy linh hoạt, lịch sử hình thành, tìm hiều 4 nền tảng chính tạo nên tư duy linh hoạt

  • Phản tư về Tư duy linh hoạt

    Đến đây thì bạn đã hiểu rõ tư duy linh hoạt rèn luyện được là dựa trên những nền tảng nào. Nhắc lại 4 nền tảng ở đây nha: 1. Đừng vô cảm! 2. Đừng làm nhiều (Quan trọng là cuối cùng có kết quả không). 3. Hợp tác, hợp tác, hợp tác! 4. Hãy linh hoạt như nước! Bạn cũng đã được trao cho 12 công cụ để thực hành tư duy linh hoạt bao gồm rèn luyện tâm thế, tinh thần, và hành động trong mọi công việc mình làm mỗi ngày bao gồm: 1. Thay đổi là chuyện nhỏ 2. Giá trị đi trước là giá trị khôn 3. Chia nhỏ dự án và tạo giá trị liên tục tại từng chốt chặn 4. Team tự xử không chờ sếp 5. Đụng chuyện là hội ý ngay 6. Collab như tập thể dục mỗi ngày 7. Team tin tưởng và cùng nhau chiến đấu 8. Nói gì, làm gì cũng bắt đầu từ kết quả 9. Làm nhiều đừng làm quá 10. Gì gì chứ công nghệ phải tốp xịn mịn 11. Đơn giản thôi cho dễ 12. Làm xong nhớ phản tư và hiệu chỉnh Để có tư duy linh hoạt, mỗi cá nhân cần rèn luyện liên tục, trong những công việc cụ thể mà mình làm, triển khai, thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, để có một đội ngũ, một tập thể hay một công ty agile, cả tập thể đó phải cùng một bộ lạc, là bộ lạc agile. Không thể có một tập thể agile khi người linh hoạt người không. Không thể có một công ty agile khi sếp agile lính không hay ngược lại. Do đó, nếu bản thân đã học và đang thực hành, bạn cũng cần phải chia sẻ và dẫn dắt cho tất cả đồng đội của mình cùng học và thực hành tương tự mới có thể thành công. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây: Các khoá học miễn phí khác mà bạn nên học để chuẩn bị cho tương lai tốt hơn: EI @work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm Public Speaking - Kỹ năng nói chuyện trước công chúng Bản đồ thành công cho tương lai bất định DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số

  • Q&A khoá học ngày 25.09.2021

    Full video buổi livestream Q&A - trả lời câu hỏi về ứng dụng của Agile Mindset - Tư duy linh hoạt vào cuộc sống và công việc ngày 25.09.2021 Đối với công ty, tổ chức đang hay muốn ứng dụng Tư duy linh hoạt, các bạn nên nghe hết video và tham khảo những câu hỏi khảo sát sau đậy của Phi Vân trong buổi livestream để hiểu thêm về góc nhìn của những cá nhân khác nhau về tư duy linh hoạt mà bạn sẽ có thể gặp lại trong quá trình ứng dụng cho tổ chức của mình. Những câu hỏi thực tế ứng dụng mà các bạn học viên đặt ra sau khoá học: Chị ơi, nãy chị nói nếu ai không thay đổi tư duy thì sẽ bị đào thải khỏi tổ chức. Vậy nếu như Sếp mình không chịu thay đổi tư duy thì Sếp mình có bị đào thải không ạ? Tư duy linh hoạt này em thật sự thấy hiệu quả cao với SME. Em thắc mắc tính phù hợp với các tập đoàn lớn ạ!?? Làm sao để không bị vướng thành tư duy không ổn định vì có thể dẫn tới những quyết định của lãnh đạo quản lý thay đổi liên tục dẫn đến nhân viên cảm thấy khó khăn để nắm bắt hay hoàn thành công việc? Nhờ chị hướng dẫn giúp. Cảm ơn chị. Sếp luôn nói đội nhóm cần agile mindset. Tuy nhiên khi làm việc đạt kết quả tốt thì ok? Còn nếu đạt kết quả không như mong muốn thì sếp lại đổ lỗi cho nhóm, sao không tuân theo quy định của tổ chức? Members như nhau đưa ra ý tưởng, vậy thì quyết định sẽ đc quyết định bởi ai? Nếu đưa ra quá nhiều ý tưởng thì có mất tg để chọn lọc và ra quyết định và cần sự quyết đoán ngay lập tức, vậy thì có lỡ qua các thời cơ ko? Process quá nhiều, thì theo hướng tư duy linh hoạt, có nên loại bỏ những process không cần thiết ko ạ? Và làm sao thuyết phục được cấp trên ban lãnh đạo để loại bớt những process đó ạ? Chị nghĩ sao về cách làm việc trong môi trường công chức ở VN ạ? Sếp là người quyết đinh tất cả, ai trái ý, ai phản biện có khi bị loại trừ, e làm việc mà em cảm giác nó ăn mòn trong cái truyền thống môi trường công chức ở VN ạ. Có khi nào nhầm lẫn giữa agile và sự thiếu chắc chắn và không nắm rõ công việc không ạ? Vì cũng có rất nhiều team lead không nắm rõ công việc luôn thay đổi vào đoạn cuối làm impact xấu đến hiệu quả công việc trong khi định hướng và biz plan không hề thay đổi. Agile Mindset thực sự rất hiệu quả đối với các bạn trẻ, nhưng thực khó với anh chị lớn tuổi bởi cái tôi, kinh nghiệm lâu năm, thậm chí là văn hóa vùng miền. Nhờ chị tư vấn giúp em hướng cải thiện để được tốt hơn trong hoạt động team-work ạ. Làm sao khi tuyển dụng có thể biết được người đó có là người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình không chị? Cô ơi cho em hỏi, khi người lãnh đạo họ luôn quyết định mọi vấn đề theo ý họ và luôn muốn involve vào mọi thứ nhỏ nhất. Em nên chấp nhận điều này như điều bình thường hay có cách nào khác e có thể thay đổi ko ah? em cảm ơn cô Làm sao để linh hoạt nhưng vẫn quản trị và theo sát mục tiêu ban đầu ạ? Làm sao để quản lý mục tiêu chung, khi linh hoạt các điều kiện action và môi trường thay đổi? Nếu mình linh hoạt nhưng tổ chức mình chưa linh hoạt thì như thế nào ạ? Trả lời câu hỏi đâu là khó khăn lớn nhất mà bạn gặp phải khi ứng dụng Tư duy linh hoạt vào thực tế: Chỉ quan tâm mục tiêu của phòng ban mình ko quan tâm mục tiêu chung Thiếu cam kết với bản thân Mình có agile mindset nhưng quy định của tổ chức không agile Nhân sự có tư tưởng trì trệ ko chịu thay đổi trong tư tưởng và hành động Khó khăn là thói quen bị thay đổi . Nên nhận thức bị bất ngờ và bị nghi ngờ Chị Chưa kiên định với bản thân ạ Độ ì của tổ chức, team Thói quen ko được duy trì. Cái tôi Thuyết phục đồng nghiệp cùng thay đổi Tổ chức, đồng nghiệp chưa chịu thay đổi

  • Công việc của bạn sẽ thay đổi ra sao?

    Giờ bạn tự hỏi mình, kỹ năng cần có để làm công việc mà bạn đang làm trong tương lai có tương thích (giống) với kỹ năng bạn đang có hay không? Xanh đậm là rất tương thích, xanh nhạt là có tương thích nhưng chỉ một phần, cần thay đổi và nâng cấp, vàng nhạt là hầu như không tương thích. Nhìn vào biểu đồ bạn sẽ thấy với những nghề nghiệp trong ví dụ, mức độ tương thích khác nhau. Tuy nhiên, công việc nào cũng không thể chỉ dựa vào kỹ năng bạn hiện có mà đều cần phải nâng cấp và học mới để có thể làm cùng một công việc đó trong tương lai. Ở đây, chúng ta chỉ mới nhắc đến việc kỹ năng cần thay đổi, nâng cấp, học mới để làm đúng công việc mà bạn đang làm, chưa nói gì đến công việc mới. Như vậy, nếu công việc hiện tại của bạn mất đi trong quá trình chuyển đổi số hay do cách mạng 4.0, thì 100% kiến thức và kỹ năng bạn phải học lại từ đầu. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Rồi giờ sao?

    Thế giới thay đổi. Tương lai bất định. Công nghệ mới sinh ra mỗi ngày. Công việc hoàn toàn thay đổi. Kỹ năng cần có để đối diện với tương lai hoàn toàn thay đổi. Giờ, phải chấp nhận làm đồng nghiệp và công tác với máy. Hiểu người chưa xong giờ còn bắt phải hiểu máy. Cái gì mà thập diện mai phục không cho ta một con đường sống vậy trời? Rồi sao nữa? Giờ phải làm sao? Giờ phải sống thế nào cho nó vừa lòng cái thể kỷ này? Bạn nghĩ sao?

  • Vòng qua lá chắn

    Đây là một đoạn trong phim "A bug's life - Thế giới côn trùng". Trong clip, bạn sẽ thấy là đàn kiến đã quen nối đuôi nhau, kẻ trước người sau tha mồi về tổ. Đó cũng giống như 1 cái process - qui trình đã hình thành thành thói quen và cách vận hành từ trước đến nay. Mọi người không cần suy nghĩ gì cả, chỉ cần làm đúng bước, đúng qui trình, nối đuôi nhau theo thứ tự thì mọi việc sẽ hoàn thành. Cho đến khi có 1 chiếc lá rơi xuống và chắn ngang hàng ngũ. Có đôi khi, chúng ta cũng giống như chú kiến trong clip này, rơi vào hoảng loạn, hoang mang, bối rối không biết phải làm gì tiếp theo khi có một sự việc, vấn đề, hay thay đổi gì đó khiến cho việc ta đang làm, qui trình ta đang đi theo, cách giải quyết ta đang sử dụng, bị gián đoạn. Và sự gián đoạn đó làm ta rối, không biết phải làm gì tiếp theo. Sự gián đoạn đó nằm ngoài kế hoạch của ta, không ai có thể nghĩ nó sẽ xảy ra. Vậy mà nó xảy ra ngoài ý muốn của ta, của đội ngũ, của tập thể, của tổ chức.... Nó xảy ra, làm gián đoạn tất cả mọi kế hoạch cũ mà ta đã sắp đặt cẩn thận và đang triển khai đúng theo. Vậy ta phải làm sao? Có khi, giải pháp đơn giản nhất là giống như đàn kiến, là cùng nhau đi vòng qua lá chắn. Vậy thôi! Nhưng đôi khi trong cuộc sống và công việc, ta đã quá quen đi theo một lối mòn, giữ một nếp suy nghĩ, triển khai theo đúng kế hoạch, control - kiểm soát mọi thứ xung quanh theo cái cách của ta. Cho nên, khi sự không mong đợi xảy ra, dù là ở bất kỳ dạng thể nào, cũng làm cho ta bực bội, khó chịu, hoảng hốt, rồi có khi đâm đầu vào cãi nhau, đổ thừa nhau, đẩy cho nhau chứ không tập trung vào tìm ra giải pháp. Có khi, ta nên vòng qua lá chắn một cách nhẹ nhàng, rồi mọi thứ lại đâu vào đấy thôi mà.

  • Tư duy linh hoạt (Agile Mindset) là gì?

    Bạn nhìn vào biểu đồ này, sẽ thấy hai cách tiếp cận rất khác nhau. Một là tuyến tính, cứ đúng một đường thẳng mà tiến, từ đầu đến cuối, khi nào ra tới kết quả thì ngừng lại và trao kết quả đó cho người nhận. Define - Xác định vấn đề cần gỉai quyết, Build - phát triển giải pháp, Release - phát hành giải pháp, rồi mới tới tạo ra giá trị (value). Giá trị chỉ được tạo ra khi giải pháp đã hoàn tất, đã xong hết theo yêu cầu ban đầu. Cũng trong một thời gian đó, trong cách tiếp cận thứ 2, dự án được chia nhỏ ra thành nhiều chặn. Tại mỗi chặn, sẽ tạo ra và công bố một phần giá trị của chặn đó. Mỗi chặn lặp lại toàn bộ qúa trình như cách tiếp cận 1 - Define, Build, Release. Sự khác biệt lớn nhất là trong cách tiếp cận thứ hai, giá trị được tạo ra liên tục, và lỡ có thay đổi đến từ bên ngoài hay từ môi trường (vì dụ như công nghệ mới), thì việc hiệu chỉnh và thông báo, đồng ý với nhau về cách hiệu chỉnh rất dễ dàng. Như vậy, trong cách tiếp cận thứ nhất, brief (yêu cầu) đưa ra phải giữ nguyên, không thay đổi, không cập nhật, không có tương tác chia sẻ hay cùng bàn bạc về những thay đổi cần thiết nào trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trong cách tiếp cận thứ hai, do chia ra thành nhiều chặn nhỏ, các bên liên quan có thể trao đổi, tương tác, cập nhật, thay đổi yêu cầu và kết quả khi cần, tạo ra sự linh hoạt cần thiết cho dự án thành công. Agile - cách tiếp cận linh hoạt này được thiết kế ra từ nhu cầu làm dự án của các công ty phần mềm theo brief (yêu cầu đặt hàng) của khách hàng. Theo cách tiếp cận thứ nhất, khi mất quá nhiều thời gian tập trung xây một giải pháp cho đến cùng, khi release - phát hành thì có thể cả tính năng và công nghệ đều đã lạc hậu so với sự thay đổi quá nhanh chóng của thời thế. Do đó, ngành phần mềm tạo ra cách tiếp cận thứ 2, vừa xây vừa cập nhật vừa hiệu chỉnh vừa tối ưu và mang lại giá trị tức thì. Sau này, agile đã trở thành một tư duy, cách tiếp cận trong kinh doanh và công việc. Thay vì đổ một chiều như thác từ cấp trên xuống cấp dưới hay từ phòng ban này sang phòng ban kia, chúng ta có thể sử dụng cách tiếp cận cùng nhau đặt vấn đề, cùng bàn bạc giải quyết, tạo ra giá trị tại từng chặn nhỏ, và cùng nhau cập nhật những thay đổi mới nhất vào dự án trong suốt quá trình thực hiện. Với cách tiếp cận này, đội ngũ sẽ làm việc linh hoạt hơn, đội nhóm hơn, giải quyết vấn đề nhanh và cập nhật hơn, và tạo ra giá trị nhanh và nhiều hơn.

bottom of page