top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Ta đang sống trong một thế giới thế nào?

    Tất cả chúng ta đều đang sống trong một thế giới và tương lai cực kỳ bất định bị ảnh hưởng bởi ba chuyển động lớn bao gồm chuyển động toàn cầu hoá, chuyển động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và gần đây nhất là đại dịch Covid-19. Chuyển động thứ nhất là chuyển động toàn cầu hoá khiến cho tất cả mọi công ty, mọi thị trường, mọi công việc trên thế giới đều liên kết với nhau. Giờ đây, một công ty có thể đặt văn phòng chính tại Anh, vận hành nhà máy tại Trung quốc, Việt Nam, Bangladesh, Brazil chẳng hạn, và kinh doanh toàn cầu. Khi chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc vào nhau, không phân biệt khu vực, quốc gia và mức độ phát triển kinh tế, chuyển động này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, đến công việc kinh doanh, và công việc của từng cá nhân tham gia lao động. Đồng thời, sự trỗi dậy của xu hướng việc làm free-lance, bán thời gian, làm theo dự án, tham gia theo chuyên môn cho phép lao động tham gia thị trường lao động toàn cầu một cách dễ dàng trên đám mây, không phân biệt sắc tộc, màu da, tuổi tác và hoàn toàn không có ranh giới vật lý. Chuyển động lớn thứ hai khiến cho thế giới bất định là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự xuất hiện và ra đời của những công nghệ mới, những start-up công nghệ hoàn toàn mới, làm thay đổi và lật đổ hoàn toàn tất cả những ngành nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay. Mọi ngành nghề và công việc hôm nay có thể hoàn toàn bị tái định nghĩa ngày mai, khiến cho kiến thức, kỹ năng, và mọi giải pháp ta từng biết có thể trở nên lạc hậu. Chuyển động lớn thứ ba là đại dịch Covid mà chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả và làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, kinh doanh, giao tiếp, và vận hành. Covid-19 nhắc nhở chúng ta hai điều. Một là rủi ro ở diện rộng, mang tính toàn cầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không phân biệt quốc gia, làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu, và ảnh hưởng tất cả mọi người, không phân biệt màu da, sắc tộc, tuổi tác, tước vị hay công việc. Hai là, ảnh hưởng của những rủi ro này làm thay đổi mọi cách tiếp cận và cách làm hiện có, đòi hỏi từng cá nhân phải reset - tái lập lại hệ thống tư duy, suy nghĩ, đặt và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, linh hoạt, không tiền lệ. Ai không thể adapt - hội nhập và thay đổi sẽ hoàn toàn bị loại bỏ một cách nghiệt ngã, không thương tiếc trong quá trình sàng lọc này của tự nhiên. Các bạn có thể nghe lại bài học tại đây:

  • Developing Relationships -Kỹ năng xây dựng quan hệ

    Developing relationships - Xây dựng quan hệ có lẽ là nền tảng cơ bản nhất, thiết yếu nhất để có thể làm việc hiệu quả, và đương nhiên là bước đầu tiên có cần để có thể quản trị, lãnh đạo, thăng tiến và thành công. Tuy nhiên, song song với sự ra đời và phát triển của công nghệ, mạng xã hội, thế giới ảo, kỹ năng xây dựng quan hệ của con người cũng ngày càng kém hơn, tệ đi. Trong khoá học này, các bạn sẽ bắt đầu một hành trình tìm về những điều cơ bản nhất nhưng quan trọng nhất, sống còn nhất để xây dựng quan hệ với người khác, một trong những khả năng sẽ trở thành hàng hiếm và khiến bạn thành công hơn trong thế kỷ 21. Bộ kỹ năng xây dựng quan hệ để thành công bao gồm những khả năng và phẩm chất sau: - Khả năng thấu cảm - Khả năng xây dựng niềm tin - Phẩm chất khiêm tốn - Khả năng tương tác xã hội Khoá học này dành cho: - Tất cả những ai đang đi làm, dù trong môi trường nào - Người đi làm mong muốn có thể làm việc nhóm tốt, phát triển khả năng quản trị nhân sự, lãnh đạo đội nhóm và tổ chức. - Người đi làm các ngành nghề cần giao tiếp với đối tác - Học sinh, sinh viên

  • Klassens Tid

    Một trong những môn học chính khoá của hệ thống trường Đan mạch là “Klassens tid”. Môn này dạy các em giúp đỡ bạn bè và chỉ cạnh tranh với chính mình. Đan mạch là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo báo cáo hạnh phúc thế giới của Liên Hiệp Quốc. Và một trong những lý do giúp họ hạnh phúc là đưa môn empathy – thấu cảm vào dạy trong trường học từ những năm 1993. Empathy – thấu cảm giúp xây dựng quan hệ, ngăn ngừa hành vi bắt nạt, và giúp con người thành công trong sự nghiệp & cuộc sống. Empathy là nền tảng phát triển lãnh đạo, doanh nhân & vị trí quản lý trong một tổ chức. Tại Đan mạch, trẻ em 6-16 tuổi được học mỗi tuần 1 tiếng đồng hồ về empathy, và môn này được xem như môn quan trọng, không kém môn toán. Trong tiết học, học sinh và giáo viên cùng thảo luận các vấn đề học sinh gặp phải, dù ở trường hay ở nhà, và cùng tìm giải pháp bằng cách lắng nghe & thông cảm. Nếu không có vấn đề gì để bàn, thì mọi người cùng relax và tận hưởng hygge – một từ không dịch thẳng ra được nhưng có ý nghĩa là “ tạo ra không gian thân mật một cách cố ý”, hay có thể giải thích là mang đến không gian ấm áp, sáng ngời, ở đó bạn bè cảm thấy được welcome, chia sẻ thân mật với nhau. Hygge trở thành một hiện tượng trên thế giới và Amazon hiện bán 900 đầu sách khác nhau về Hygge. Một trong những cách tiếp cận trong công việc tốt nhất của người Đan mạch là team work – làm việc nhóm. Họ không tập trung vào việc trở nên giỏi hơn, thắng, vượt qua mặt người khác, mà tập trung vào giúp đỡ những người không được như mình. Competition – cạnh tranh là với cạnh tranh với bản thân, để ta tốt hơn mỗi ngày, không phải để qua mặt người khác. Vì vậy, trường học tại Đan mạch không phát thưởng, mà chỉ xúc tiến văn hoá tạo động lực để phát triển tốt hơn. Trẻ em Đan mạch được vui chơi thoải mái (free play). Chính free play giúp các em phát triển kỹ năng đàm phán và khả năng thấu cảm. Collaborative learning – học qua cộng tác là cách đưa trẻ em mạnh yếu khác nhau về nhiều khía cạnh cùng tham gia làm việc nhóm trong lớp để các em giúp nhau tiến bộ. One cannot succeed alone and that helping others leads to better results – Một người không thể tự mình thành công được. Giúp đỡ người khác sẽ giúp mang lại kết quả tốt hơn cho tất cả. Những ngày đi học thiết kế trải nghiệm ở quốc gia này học được thế. Việt Nam có biết thấu cảm, giúp đỡ nhau, hay đạp lên nhau mà tiến? Trường Việt Nam có dạy học sinh phát triển khả năng thấu cảm, một môn quan trọng ngang ngửa toán hay không? Người ta tập trung vào tạo động lực phát triển bản thân từ bên trong. Có phải chúng ta chỉ lo chuyện tạo động lực thắng thua bằng điểm số & xếp hạng?

  • Empathy @ work

    Hôm qua, zoom với đối tác ở Singapore 1 tiếng đồng hồ mà trong đó 1/2 tiếng là chia sẻ cho nhau về tình hình dịch bệnh và chuyện mở cửa kinh tế cho doanh nghiệp. Trên nền tảng những khó khăn về môi trường này, đối tác thay đổi mong muốn và đề nghị 1 cái deal quá sức khác so với những gì đang bàn bạc. Mình lắng nghe, mỉm cười, ghi nhận, vì thật sự hiểu where she is coming from - vì sao cô lại đề nghị vậy. Thời này, nếu không có sự kiên nhẫn, nếu không có empathy - sự thấu cảm với hoàn cảnh, với sự lo lắng về tương lai bất định khiến người khác đưa ra những phán đoán hay quyết định cực kỳ cẩn trọng, chắc khó mà làm ăn kinh doanh gì được. Vấn đề là, ai cũng có hoàn cảnh, cũng gặp khó và đủ thứ giới hạn hết. Vậy ai sẽ thấu cảm cho ai? Câu hỏi này vừa đặt ra thì đã thấy sai sai. Thấu cảm mà, đâu thể là đường một chiều, một bên thấu cảm một bên không, một bên linh hoạt giúp đỡ một bên không, một bên cho bên nhận được. Thấu cảm, là lắng nghe, có thể không đồng ý với ý kiến hay quan điểm của người đối diện, nhưng vẫn lắng nghe không phán xét để hiểu rõ hoàn cảnh của người ta. Nghe xong, không có nghĩa là người ta đòi hỏi gì mình cũng chiều theo. Nhưng nghe, là dữ liệu đầu vào để mình ứng dụng tư duy linh hoạt, nghĩ ra nhiều cách khác phù hợp hơn để giải quyết khó khăn cho 2 phía. Vậy nghĩa là, cả hai bên đều cần sự kiên nhẫn, đều cần empathy để lắng nghe câu chuyện của nhau, để thông cảm cho nhau, để cùng nhau brainstorm giải pháp nào mà nó work cho cả đôi bên. Cho nên, kỹ năng đàm phán sau Covid không còn là chiến thuật vận não tiến lui như trước kia, mà chỉ đơn thuần là lắng nghe và thấu cảm cho nhau, là cùng nhau đưa ra ý tưởng về giải pháp, hướng về mục tiêu chung là có thể cộng tác trong hoàn cảnh bình thường mới. Vậy, nghĩa là tất cả những cái khung mua bán giao dịch mà ta đã vẽ ra, chỉ mang giá trị tham khảo, được sử dụng làm dữ liệu thô để có thể bắt đầu bàn bạc. Agile Mindset - Tư duy linh hoạt ứng dụng vào thực tế là như vậy, và nó bắt đầu bằng empathy - sự thấu cảm. Để làm việc tốt trong và sau mùa Covid, bạn cần khả năng thấu cảm và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để có thể làm kinh doanh trong và sau mùa Covid, bạn cần khả năng thấu cảm và tư duy linh hoạt. Nếu không, sẽ không có thứ gì nó work theo cái kiểu mà ta đã từng quen, từng biết, từng làm. Môi trường đã đổi thay, cách thức đã đổi thay, và đương nhiên từng cá nhân vận hành trong hệ thống này cũng phải cần thay đổi. Have you? Bạn đã thay đổi hay chưa?

  • The one skill we all need

    Bạn người Anh, làm việc tại Việt Nam đã lâu. Cùng ngồi chung trong team sáng tạo xã hội nên chúng tôi quen nhau & hay hàn huyên tâm sự. Tôi hỏi bạn, nếu có những kỹ năng cần nhất cho team Việt Nam thì anh nghĩ sẽ là gì. Anh cười, thôi không cần nhiều kỹ năng, chỉ cần duy nhất một thứ thôi, khả năng thấu cảm - empathy. Hỏi ủa sao vậy. Anh nói, các bạn trẻ Việt Nam nếu nói về kỹ thuật đã rất giỏi. Nhưng khách hàng vẫn phàn nàn đều đều. Và vì làm dịch vụ outsource ngành IT, xây cái gì không quan trọng, build đúng thứ người ta cần mới là quan trọng. Làm xong, demo cho khách hàng xem, ổn thì thôi, không ổn thì bao giờ cũng bắt đầu từ chuyện đổ thừa, nói khách hàng thiếu hiểu biết, đổ lỗi cho họ brief sai, than phiền người ta đòi hỏi quá đáng, vv. Tóm lại, là không có miếng empathy - thấu cảm nào. Chỉ cần có khả năng này, thì giải pháp nào mà chẳng có. "It's never about tech - vấn đề chưa bao giờ là về công nghệ. Người Việt Nam giỏi kỹ thuật lắm. Chỉ thiếu vậy thôi đó Phi. Nếu biết thấu cảm, chắc các team startup Việt Nam còn vươn xa. Thiếu nó, có tech cũng như không. Cuối cùng, mình tạo ra giải pháp là để cho ai, nếu không phải là khách hàng, là người dùng? Còn nếu muốn build cái gì đó để tự sướng thì về nhà cho má nuôi, rồi đóng kín cửa mà build." Anh nói, vẻ bức xúc ghê lắm. Mà nghĩ lại, ai đã từng học Design thinking - tư duy thiết kế để create - xây dựng & sáng tạo chắc cũng biết, bước đầu tiên trong design thinking là bước empathize - thấu cảm. Chẳng biết care - quan tâm thì hiểu ai, xây gì cho ai chớ? Tới người nhà mình, người xung quanh mình mà còn không biết quan tâm. Làm sao học cách quan tâm, thấu cảm cùng những người xa lạ? Bởi, làm gì làm cũng phải làm người trước đã. Làm không ra người, thì tech để làm gì và build để cho ai? Nếu AI đã có thể tự học, tự lớn lên & tự phát minh, con người so sánh sao với khả năng siêu việt kia nếu ta cũng chỉ là một con robot mềm bị rỗng tim, mất khả năng quan tâm & thấu hiểu?

  • Trust

    Sau sự kiện, ông bạn là thành viên của một quỹ đầu tư công nghệ ở Silicon Valley nói, hơi ngỡ ngàng khi nghe quá nhiều cảnh báo về 1 chữ ở Việt Nam, là chữ "trust". Ông ngồi nghe các nhà đầu tư Việt Nam thảo luận trên sân khấu, và hỏi tôi, "Sao toàn nghe họ cảnh báo những từ như lie - nói dối, cheat - ăn gian?" Một hệ sinh thái khỏe mạnh điều kiện cần là phải có niềm tin để kết nối và chia sẻ cùng nhau. Không ai tin ai thì làm sao mà xây hệ sinh thái? Hôm trước, trao đổi cùng các bạn trong hệ sinh thái khởi nghiệp Bắc Âu, các bạn cũng nhắc chữ trust - niềm tin là nền tảng giúp họ phát triển nhanh và bền vững. Có bao nhiêu cách nhẹ nhàng để nói rằng Việt Nam không có chữ đó trong từ điển? Chắc cũng không cần phải giải thích vòng vo lý do vì sao chúng ta được lập trình để không dám, không thể, và không nên trust. Hiện thực cần chấp nhận là, chẳng ai dám trust ai, vì ai biết ai là người có thể giao phó chút cảm giác an toàn, vì ai biết mấy ai trên mảnh đất hình chữ S này sở hữu trái tim không lộn xộn? Không biết! Nên rất sợ. Tôi cũng không biết, nhưng thôi chọn đường không sợ. Trước hết là chọn không sợ chính bản thân mình, sợ tôi ngả nghiêng trước những cơn giông. Ai cũng có góc tối ngõ tăm. Ai cũng có lòng tham, dục vọng. Ai cũng có, nhưng mấy ai dám nhận. Những chiếc mặt nạ cao quý, hoàn hảo, giấu mặt quay lưng và vội vàng phủi sạch bản chất lưỡng nghi. Xấu cuối cùng là gì, và tốt nghĩa là chi? Khi đối diện với chính mình ta có còn biện luận? Nên thôi, cứ phải bắt đầu từ bản thân mình trước đã. Người đáng sợ đầu tiên, có khi là chính bản thân mình.

  • Circles of Trust

    Bạn teen kể mình nghe chuyện một homie làm cho bản cảm thấy tổn thương, đến nỗi chuyển trạng thái drama từ rất tin cậy sang hoàn toàn hết tin cậy. Mình nói vậy chắc homie của cậu cần xem lại cách bản xây dựng circle of trust - vòng tròn quan hệ tin tưởng. Còn cậu, chắc cần xem lại cách review circle of trust. Bàn chuyện đời thì cậu tớ ngang hàng, vì trải nghiệm mỗi người mỗi khác. Mình vẫn hay phản tư về mô hình xây dựng 5 vòng tròn quan hệ tin tưởng này từ khi mới vào đời. Và đến giờ, vẫn hết sức cẩn trọng với từng bước đi, từng quyết định ảnh hưởng đến sự tồng vong, vững bền của nó. Trong cùng của vòng tròn là chữ self - bản thân. Đây là cái lõi của niềm tin, là sự cân bằng giữa sự tự tin và lòng tự trọng. Ai tin nổi mình nếu bản thân mình còn không tin tưởng lấy chính mình? Cho nên, tin tưởng vào bản thân là nền tảng của mọi niềm tin, là chìa khoá của thành công, và cũng là cốt lõi để xây dựng những lớp vòng tròn tin tưởng tiếp theo trong đời. Có điều, tự tin không đồng nghĩa với hoang tưởng. Hoang tưởng là niềm tin vào thứ ngỡ là mình có, còn tự tin là dựa vào thực lực. Vòng tin tưởng thứ 2 sau bản thân là gia đình và quan hệ riêng tư kiểu gấu, bạn bè, mentor, anh em giang hồ, vv. Ai lọt vào vòng này là người thân, người thương yêu mình, có trách nhiệm, tin cậy được, và đặc biệt là cực kỳ trung thành, đứng về phía mình ngay cả khi mình có lỡ sai (rồi về nhà đóng cửa đập nhau sau ). Ta là người quyết định ai được xuất hiện trong vòng này. Nếu họ không tin ta, ta đang có vấn đề về niềm tin. Nếu ta không tin họ, họ có còn là người thân, là hommie, là gia đình? Cho nên, vòng này mà vỡ trận, thì ối làng nước ôi ta biết tin vào đoạn nào của một con người? Làm sao tin được một ai, khi người thân xung quanh họ không đáng tin? Làm sao khiến người dưng đi tin mình, khi network những người thân cận nhất xung quanh mình còn không tin mình? Vòng số 3 là vòng tổ chức, là niềm tin và sự đáng tin cậy tại nơi ta đang công tác, làm việc, kinh doanh.... Đây là nền tảng để xây dựng một tổ chức hiệu quả và tạo ra thành quả. Tổ chức, đồng nghiệp mà chả ai trust ai, chả ai đặt tin tưởng và có trách nhiệm với ai thì nội politics không đã hết giờ rồi. Thời gian đâu mà vận hành và phát triển. Nếu muốn được tin tưởng ở vòng này, nên chọn tổ chức đáng tin để tham gia. Ngược lại, vào được đó rồi, thì cần phải xây dựng niềm tin của tổ chức đó với bản thân mình. Không có người đáng tin trong tổ chức chẳng đáng tin. Càng không có tổ chức đáng tin khi những con người đại diện cho tổ chức ấy không cách nào tin nổi. Birds of the same feathers fly together là ý đó. Cá mè một lứa. Vòng số 4 là vòng market - thị trường, ngành nghề mà ta đang dấn thân vào bằng nghề nghiệp và sự nghiệp của mình. Ở đây, ta xây niềm tin với khách hàng, đối tác cung cấp, đối tác hợp tác, và cả đối thủ của mình. Nó là uy tín, là thương hiệu của ta và của tổ chức ta mà đang đại diện. Người đáng tin làm trong ngành nào, cả thị trường ấy tin vào uy tín cá nhân của họ. Ngược lại, người muốn xây dựng uy tín trong ngành cần biết xây dựng niềm tin cá nhân với những người trong ngành. Làm thật, làm tốt, làm đúng và có trách nhiệm là xong. Giấy nào mà gói được lửa. Cuối cùng, societal trust là niềm tin ta xây trong xã hội, cộng đồng bằng những cống hiến giá trị từ bản thân. Người hết mình mang lợi lạc đến cho xã hội, cộng đồng một cách bất vụ lợi ắt sẽ tự nhiên xây được niềm tin. Công dân toàn cầu cũng là ý này, là người khắc khoải dấn thân vì những vấn đề chung của xã hội, của thế giới, của nhân loại. Ta dấn thân, xã hội và cộng đồng ghi nhận, niềm tin tự nhiên hình thành. Người xây được niềm tin này là người vĩ đại. 5 vòng tròn tin tưởng này dựa dẫm vào nhau, xây dựng và phát triển trên nền tảng của nhau. Không thể có một doanh nghiệp đáng tin khi lãnh đạo dẫn dắt là những con người không đáng tin. Khó có một con người đáng tin khi gia đình và người thân xung quanh họ không đáng tin. Không thể tin một ai khi họ còn không tin vào chính bản thân mình. Khi đặt niềm tin vào một con người, có lẽ cần review mấy vòng, từ số 5 ngược về số 1. Ngược lại, khi xây trust cho bản thân, thì bắt đầu từ 1 ra 5. Xây dựng niềm tin vào chính ta. Xây dựng niềm tin cho gia đình, người thân. Xây dựng niềm tin trong tổ chức, ngoài thị trường, và cuối cùng là với cộng đồng, xã hội. Cậu đang ở đâu trên hành trình ấy? Should I trust you - tớ có tin cậu được không? Ai sẽ tin cậu được đây? Tổ chức có tin cậu chưa? Người thân liệu có nghi ngờ? Và cậu, có tin vào chính bản thân mình chưa nhỉ?

  • Sao họ chẳng lắng nghe?

    Một bạn trẻ hỏi tôi “Sao em nói toàn những điều đúng, một hai tháng sau xảy ra y chang như vậy mà chẳng ai chịu nghe em?” Tôi hỏi em “Nếu nói cùng một vấn đề với 10 người khác nhau, em sẽ chọn cách nói nào cho hiệu quả nhất?” Em nhìn tôi “Ủa là sao chị?” Ta chỉ có thể làm cho người khác hiểu và lắng nghe khi ta giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ. Có khi, điều ta muốn nói nên trở thành điều họ tự nhận ra. Con người thích hơn thua, thích thắng thế, thích tỏ ra giỏi giang và lên mặt dạy dỗ người khác, và có chăng nhiều lúc ta áp đặt ý kiến của mình? Vậy thì người ta không nghe bạn là đúng rồi. Chẳng ai trên đời này thích bị người khác áp đặt bao giờ. Hãy cho người ta khoảnh khắc eureka khi những điều ta nói là nguồn cảm hứng cho người khác nhận ra điều cần biết. Có 10 ngôn ngữ để nói với 10 người về 1 vấn đề. Em hỏi làm sao biết ngôn ngữ của họ là gì để mà sử dụng? Không có một danh sách các ngôn ngữ có sẵn cho bạn chọn đâu nhé. Bạn phải chịu khó làm việc một chút. Ngôn ngữ của người đối diện, của mỗi người là do bạn tìm ra khi lắng nghe và quan sát họ đấy thôi. Nên muốn giao tiếp hiệu quả với họ, trước hết hãy lắng nghe. Vậy lắng nghe làm sao cho hiệu quả để tìm ra ngôn ngữ mà giao tiếp? 1. Focus – tập trung: muốn nghe thì phải tập trung nghe, và tập trung vào người đang nói nhe, đừng cứ tập trung vào những gì mình đang suy nghĩ, chuẩn bị nói, chuẩn bị phản biện, vv. Cứ bình tĩnh tập trung nghe người ta nói gì và nói thế nào đã chứ. Có như vậy bạn mới biết ngôn ngữ của họ là gì. 2. Put away your phone – Dẹp điện thoại: điện thoại có thể nói là nguyên nhân gây sao lãng number 1 trong xã hội hiện nay. Ngồi đó với người thật việc thật mà con người cứ chăm chăm kiểm tra tin nhắn, emoji trên điện thoại. Giờ bạn lắng nghe những cảm xúc thật hay bạn ghiền emoji ảo trên điện thoại của mình? Người ta nói bạn không nghe thì bạn trách gì chuyện người ta không nghe khi bạn nói? 3. Ask good questions – Hỏi câu hỏi liên quan: khi lắng nghe mình mới biết hỏi gì và hỏi để tìm hiểu sâu hơn, làm rõ hơn những gì người khác nói. Hỏi cũng là cách để tạo nguồn cảm hứng cho câu chuyện. Nếu cứ ngồi đó gật gật chẳng nói gì, người ta sẽ hiểu rằng bạn chẳng quan tâm. 4. Practice reflective listening – Diễn giải điều người khác nói: nghe là một chuyện, hiểu đúng ý người nghe không là chuyện khác. Có nhiều khi người ta diễn tả chưa hết ý, chưa rõ, hay có nhiều khi bạn trong một phút sao lãng nghe không hết, không rõ, nên hiểu sai ý của người ta. Khi cảm thấy cần hỏi lại, làm rõ, tốt nhất là bạn tìm cách diễn giải lại ý người ta vừa nói theo cách của mình. Như vậy bạn vừa kiểm tra hiểu biết của mình, vừa làm cho người đối diện cảm thấy bạn đang lắng nghe tích cực. 5. Use positive body language – Sử dụng ngôn ngữ hình thể tích cực: việc bạn lắng nghe được diễn tả nhiều nhất bằng ngôn ngữ hình thể, cách bạn nghiêng người về phía trước, cách bạn chăm chú nhìn người nói, cách bạn diễn tả cảm xúc theo nội dung nghe, vv. Ngôn ngữ hình thể tích cực là nội dung đối thoại quan trọng để người khác biết bạn đang lắng nghe tích cực. 6. Don’t pass judgement – Đừng phán xét: nghe đã nhé, đừng có chưa nghe hết đã lắc đầu, cau mày tỏ vẻ chẳng hài lòng, không đồng ý, xem thường người khác. Người ta chưa nói hết thì bạn hiểu gì mà phán xét người ta? Không nghe thì không hiểu. Không hiểu thì làm sao biết ngôn ngữ cần sử dụng để giao tiếp với người ta là gì? 7. Keep your mouth shut – Im lặng: muốn nghe thì phải im cho người khác nói. Người ta chưa nói mình đã nhảy vào thì ai nói ai nghe? Người ta nói nửa câu mà bạn nghĩ bạn biết hết rồi thì chẳng còn ai muốn nói. Nghe chưa hết, nghe nửa vời mà đã áp đặt người ta rồi thì làm sao hiểu họ, hiểu ngôn ngữ của họ mà giao tiếp? Nên em ạ, muốn người ta nghe mình, trước hết hãy nghe họ, hiểu cách họ diễn đạt, hiểu ngôn ngữ họ sử dụng, hiểu cách họ tư duy. Nghe đã rồi mới nói chuyện của mình theo ngôn ngữ của người ta nhé.

  • Empathy - Khả năng thấu cảm

    Khả năng thấu cảm là gì? Là khả năng nhận biết và chia sẻ cảm xúc với người khác. Tiếng Anh có một câu nói rất tượng hình là "Stand in on'e shoes - đứng trong đôi giày người khác". Khi mình mang giày của mình, thì mình đang nhìn đời qua đôi mắt cá nhân, từ góc nhìn của bản thân, từ niềm tin và thiên kiến của bản thân. Nhưng khi ta đổi giày, mang vào đôi giày của một ai đó khác, ta học cách nhìn đời bằng đôi mắt của họ, từ góc nhìn của họ, qua trải nghiệm của họ. Đó là khi ta "thấy" những gì họ thấy, hiểu cách mà họ hiểu, từ vai diễn của họ trong đời. Tặng bạn một câu nói về empathy của Albert Einstein: Thấu cảm là kiên nhẫn và chân thành nhìn thế giới qua đôi mắt của người khác. Thấu cảm không được dạy trong trường học. Nó được nuôi dưỡng trên hành trình cuộc sống của mỗi người. Bạn có khả năng thấu cảm không? Nếu căn cứ vào định nghĩa và giải thích trên thì bạn có khả năng thấu cảm không? Thử nhìn vào những biểu hiện của người có khả năng thấu cảm dưới đây xem bạn có và không có những dấu hiệu nào nhé. - Bạn là người biết lắng nghe khi người khác nói - Người khác thường hay kể cho bạn nghe chuyện của người ta - Bạn hay để ý và nhận biết cảm xúc của người khác - Bạn thường nghĩ một chuyện có thể ảnh hưởng đến cảm xúc người khác thế nào - Người khác thường hay hỏi xin lời khuyên của bạn - Bạn thường xúc động khi nhìn thấy/nghe chuyện đau khổ - Bạn thường chủ động giúp đỡ người khác khi thấy họ khó khăn - Bạn nhận biết ngay khi người khác không chân thật - Đôi khi bạn cảm thấy mệt hay kiệt sức giữa đám đông - Bạn quan tâm sâu sắc đến người khác - Bạn gặp khó khăn trong việc phân ranh giới rõ ràng trong quan hệ với người khác Bạn có mấy trong 11 biểu hiện trên? 3 loại hình thấu cảm Thấu cảm cũng có phân loại. Bạn xem mình thuộc loại nào nha. - Affective Empathy - Đồng cảm: Là khả năng có thể hiểu và phản ứng ngay với cảm xúc của người khác, Phản ứng có thể là quan tâm tìm cách giúp đỡ hay bản thân cũng stress như thể mình đang ở trong hoàn cảnh đó. - Somatic Empathy - Thấu cảm vật lý: Là cách ta phản ứng một cách vật lý như người đang ở trong hoàn cảnh nào đó. Ví dụ khi người kia bối rối đỏ mặt thì ta cũng tự dưng đỏ mặt theo. - Cognitive Empathy - Thấu hiểu cảm xúc: Là khả năng hiểu người khác đang ở trong trạng thái tâm lý và cảm xúc ra sao và có thể phản ứng thế nào trong hoàn cảnh đó. Bạn có một trong ba khả năng này không? Hay cả ba? 6 mức độ thấu cảm Trong quyển sách Zero Degrees of Empathy (Độ thấu cảm số không) của tác giả Simon Baron-Cohen, tác giả trình bày 6 mức độ thấu cảm của con người như sau: Level 0: người hoàn toàn vô cảm. Người ở mức độ này gặp khó khăn trong quan hệ, không hiểu thế nào là hối hận vì họ không hiểu cảm xúc của người khác. Họ có thể có hoặc không có hành vi, biểu hiện tàn nhẫn với người khác. Người ở mức độ 0 mà tiêu cực không biết thấu cảm và bao gồm cả người có triệu chứng rối loạn nhân cách, tâm thần, tự phụ, tự mãn. Người ở mức độ 0 mà tích cực ví dụ như bệnh tự kỷ, hiểu về sự công bằng dù học cách hành xử đúng mực theo một logic khá bạo lực. Level 1: người hoàn toàn mất tự chủ. Họ có thể làm tổn thương ai đó vì khi buồn bực họ không kiểm soát được hành vi của bản thân. Level 2: người gặp khó khăn về thấu cảm nhưng cũng còn chút thấu cảm để hiểu rằng họ đã làm tổn thương ai đó sau khi thực hiện. Tuy nhiên, họ vẫn cứ tiếp tục làm tổn thương người khác dù chẳng hiểu vì sao. Level 3: người vẫn gặp khó khăn trong việc có và biểu hiện thấu cảm. Họ biết họ không hiểu một điều gì đó mà người khác hiểu. Tương tác xã hội đối với họ là cực khó vì họ cứ cố gắng tỏ ra bình thường nhưng chẳng bao giờ có thể bình thường. Level 4: người có mức độ thấu cảm thấp hơn hoặc trung bình, thường là nam giới. Họ không thích nói về cảm xúc và xây dựng tình bạn dựa trên các hoạt động cùng chia sẻ. Level 5: người có độ thấu cảm trên trung bình, thường là phụ nữ. Họ cẩn thận khi tương tác, luôn tỏ ra nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Level 6: người có mức độ thấu cảm cao bất bình thường. Sự thấu cảm của họ theo chế độ siêu việt. Họ có thể nhận biết cảm xúc của người khác dễ dàng và vô cùng quan tâm đến con người và cảm xúc. Đến đây, bạn hãy thở sâu, đọc lại, và phản tư xem mình đang ở mức độ thấu cảm nào. Những rào cản khiến bạn mất hay thiếu khả năng thấu cảm 1. Thiên kiến: tất cả những gì bạn đã mang vác vào người, dù là do xã hội, nhà trường, hệ thống giáo dục, gia đình, hay môi trường sống tạo ra hay do chính trải nghiệm cá nhân của bạn tạo ra đều có thể đúng có thể sai. Đúng hay sai, chúng cũng trở thành hệ thống niềm tin hay còn gọi là thiên kiến của riêng bạn, và con người thường có thói quen mang thiên kiến của mình ra để phán xét người khác. Nhưng bạn nghĩ đi, một người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khác, học trường khác, có trải nghiệm cuộc sống và công việc khác, vv, thì làm sao có thể có tư duy, suy nghĩ, niềm tin giống như bạn được? Đó là chưa kể đến sự khác nhau về chủng tộc, đặc điểm vùng miền, quốc gia, ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống.... Cho nên, khi bạn sử dụng hệ thống niềm tin và hiểu biết của mình để áp lên người khác, sao mà có thể hiểu và thấu cảm với người ta? 2. Người ta, người mình: khi có khoảng cách đáng kể, nhất là khoảng cách vật lý, người ta dễ rơi vào trạng thái phân biệt người ta không phải người mình và vì vậy trở nên ít cảm thông hơn. Không lẽ thấu cảm là chỉ dành cho người mình thôi sao? Ai trên thế giới cũng là người mà? Nên thấu cảm là không có tâm phân biệt. Nếu đã thấu cảm thì không chia phe, không làm ngơ giữa người mình người ta. 3. Chế độ nạn nhân: đây là chế độ auto - tự động của con người. Hầu hết chúng ta tin rằng thế giới này là một nơi công bằng, không có lửa làm sao có khói, làm sai gì đó mới phải chịu hình phạt.... Xã hội và chính quyền cài đặt niềm tin này vào mỗi công dân và chúng ta lớn lên với niềm tin đương nhiên sẵn có. Vì vậy, khi nhìn hay nghe thấy ai đó bị nạn, xảy ra chuyện, quán tính thường tình của con người sẽ là, "chắc nó làm gì đó sai". Khi mang niềm tin này trên vai, ta hay đổ thừa, giả định, tám, thêu dệt về sai lầm của người khác và vì vậy mất đi khả năng thấu cảm. Lợi ích của khả năng thấu cảm: - Giúp bạn xây dựng được quan hệ xã hội bằng cách hiểu cách người khác nghĩ và cảm nhận. Nhờ vậy, bạn dễ dàng biết cách ứng xử trong các trường hợp xã hội khác nhau. Người có quan hệ xã hội luôn có sức khoẻ vật lý và tinh thần tốt hơn người khác. - Thấu cảm giúp bạn hiểu người khác và qua đó hiểu cách kiểm soát hành vi và cảm xúc bản thân, ngay cả trong trường hợp bị stress hay trong các vấn đề rất choáng về cảm xúc. - Thấu cảm khiến bạn hay giúp đỡ người khác hơn, và vì vậy người khác cũng hay giúp đỡ bạn hơn. Rèn luyện khả năng thấu cảm: - Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chủ động và không cắt ngang khi người khác đang nói - Chú ý đến ngôn ngữ hình thể và những dấu hiệu vô ngôn - Rèn luyện cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, ngay cả khi họ không đồng ý với góc nhìn của bạn - Đặt nhiều câu hỏi để hiểu hơn về con người và cuộc sống của người khác - Tưởng tượng mình trong hoàn cảnh của người khác thì bản thân sẽ nghĩ gì, cảm thấy thế nào, và phản ứng ra sao

  • Bộ kỹ năng xây dựng quan hệ

    Muốn xây dựng quan hệ với người khác thì trước tiên mình phải rất người. Nếu mình là con robot vô cảm, mù cảm xúc, thiếu cảm thông thì lấy gì để xây? Quan hệ không phải là phép tính cứ đúng công thức mà làm là ra kết quả, càng không phải là thuật toán không không một một. Quan hệ là với một con người khác, mà con người thì tất cả đều là những sinh vật có cảm xúc, có hỷ nộ ái ố, có mood nọ mood kia. Cho nên, trong khuôn khổ của khoá học này, chúng ta quay về để học lại những kỹ năng "người" để có thể lấy nó ra làm tài sản mà xây dựng quan hệ với những "người" khác. Bộ kỹ năng "người" để xây dựng quan hệ bao gồm những thành tố sau: - Empathy - Khả năng thấu cảm: Là khả năng nhận biết và chia sẻ cảm xúc với người khác. - Insiring Trust - Khả năng xây dựng niềm tin: Là khả năng xây dựng được sự tin tưởng từ người khác bằng cách luôn chân thật, đáng tin cậy khi nhờ việc gì, thật sự quan tâm nhu cầu và mong muốn của người khác. - Humility - Phẩm chất khiêm tốn: Là thái độ để cho sự hoàn thành, thành tích của bản thân thể hiện thay lời nói suông, và hoàn toàn không tìm kiếm sự chú ý, tỏ ra giỏi giang, hơn người. - Social Intelligence - Khả năng tương tác xã hội: Là khả năng lèo lái được mọi quan hệ và tương tác xã hội trong mọi hoàn cảnh một cách tự tin, thoải mái, tích cực, và hiệu quả.

  • Xây dựng quan hệ là hành trình cả đời

    Các bạn thân mến, đến đây thì các bạn hiểu rõ rằng xây dựng quan hệ cần rất nhiều sự rèn luyện về khả năng và phẩm chất, là hành trình dài rèn luyện và phát triển mỗi ngày. Cho nên, xây dựng quan hệ không thể dừng lại trong khuôn khổ khoá học này. Nó đòi hỏi bạn phải ứng dụng ngay, phản tư từ cảm xúc và hành vi ứng xử của mình mỗi ngày, và bền bỉ hiệu chỉnh, học hỏi, nâng cao xuyên suốt hành trình cuộc sống. Có những lúc bạn sẽ vấp ngã, sẽ phạm sai lầm, sẽ trả giá cho sai lầm của mình, nhưng rồi với sự chân thành, với tình yêu thương và mong muốn được là chính mình, bạn sẽ lại đứng dậy, bước tiếp, lớn lên. Mong các bạn sẽ luôn mở lòng, luôn quan tâm và yêu thương nhiều hơn để xây dựng được những quan hệ sâu sắc trong đời, và nhờ vậy mà cũng thành công. Đừng quên 4 khả năng và phẩm chất mà tất cả chúng ta đều cần phải rèn luyện để đạt được cảnh giới cao nhất về xây dựng quan hệ vì bình an, thành công và hạnh phúc. Bộ kỹ năng "người" để xây dựng quan hệ bao gồm những thành tố sau: - Empathy - Khả năng thấu cảm: Là khả năng nhận biết và chia sẻ cảm xúc với người khác. - Inspiring Trust - Khả năng xây dựng niềm tin: Là khả năng xây dựng được sự tin tưởng từ người khác bằng cách luôn chân thật, đáng tin cậy khi nhờ việc gì, thật sự quan tâm nhu cầu và mong muốn của người khác. - Humility - Phẩm chất khiêm tốn: Là thái độ để cho sự hoàn thành, thành tích của bản thân thể hiện thay lời nói suông, và hoàn toàn không tìm kiếm sự chú ý, tỏ ra giỏi giang, hơn người. - Social Intelligence - Khả năng tương tác xã hội: Là khả năng lèo lái được mọi quan hệ và tương tác xã hội trong mọi hoàn cảnh một cách tự tin, thoải mái, tích cực, và hiệu quả. Những khoá học phát triển bản thân khác miễn phí trên blog sẽ hỗ trợ giúp bạn vươn đến thành công: Self-management - Quản trị bản thân Critical Thinking - Bộ kỹ năng tư duy phản biện Agile Mindset - Tư duy linh hoạt EI @work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm Teamwork Effectiveness - Làm việc đội nhóm hiệu quả Goals Achievement - Xây dựng nội lực để thành công Public Speaking - Kỹ năng nói chuyện trước công chúng Kỹ năng hội nhập thành công vào tương lai nghề nghiệp DT Mindset - Tư duy chuyển đổi số

bottom of page