top of page

​Kết quả

Đã tìm thấy 309 mặt hàng cho ""

  • Quan hệ tốt là quan hệ ra sao?

    Đến đây thì bạn hiểu là mình cần phải xây dựng quan hệ mới "sống" được với người khác, với tập thể và mới có thể làm việc hiệu quả, thành công. Vậy một quan hệ tốt hình dạng nó ra sao và có những tính chất thế nào? - Có niềm tin: Quan hệ tốt là quan hệ mà ở đó đôi bên tin tưởng lẫn nhau, có thể chia sẻ suy nghĩ một cách thoải mái, chân thành mà không hề nghi ngờ hay sợ hãi là đối phương có thể "hại" mình. Niềm tin là thứ cực kỳ quan trọng, thiết yếu, và không thể thiếu trong một quan hệ tốt. Nếu thiếu vắng niềm tin, người ta sẽ luôn trong trạng thái dè chừng, ngờ vực, thăm dò và vì vậy việc trao đổi, bàn bạc, cộng tác gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. - Có sự tôn trọng: Tôn trọng là thái độ giữ cho quan hệ vững bền. Khi tôn trọng nhau, người ta lắng nghe tích cực hơn, thấu cảm nhau hơn dù có thể bất đồng quan điểm. Sự tôn trọng cũng khiến cho người ta giao tiếp nhã nhặn hơn, lịch sự hơn, nghĩ về cảm xúc người khác hơn, vì vậy tránh được rất nhiều những cảm xúc và hành vi vô minh, phản ứng thiếu kiểm soát, mâu thuẫn không cần thiết. - Có nhận thức bản thân (self-awareness): Self-awareness - nhận thức bản thân, là cách nhận thức được cảm xúc và hành vi của mình một cách tỉnh táo, để tránh các trường hợp phản ứng thiếu kiểm soát, bị kích hoạt bởi các ngòi nổ hình thành từ định kiến, thành kiến, nút thắt của quá khứ. Đây là nền tảng đầu tiên và quan trọng để xây dựng trí tuệ cảm xúc. Khi có nhận thức, bạn sẽ biết cách tiết chế, quản trị bản thân mình hơn và vì vậy sẽ xây dựng quan hệ tốt hơn. Khi đôi bên đều là những người có nhận thức bản thân, cả hai sẽ tránh được những phản ứng tiêu cực, thiếu kiểm soát, từ đó sẽ luôn bình tĩnh, thấu hiểu và bao dung cho nhau hơn. Đó là mảnh đất bình an cho quan hệ phát triển. Bạn có thể tham khảo thêm về self-awareness trong khoá học EI @ work - trí tuệ cảm xúc cho người đi làm nhé. - Không có tâm phân biệt: Con người thường dễ dàng để cho bản thân bị dẫn dắt bởi những phân biệt mang tính định kiến theo giai cấp xã hội, tước vị, màu da, quốc tịch, chủng tộc, v.v... Khi đã mang vác trên người những định kiến này, bạn sẽ "phân loại" người khác ngay cả trước khi gặp gỡ và tương tác. Vậy, thì chưa xây dựng quan hệ đã tạo ra rào cản tâm lý. Một quan hệ dựa trên cái tâm phân biệt như như thế không thể nào phát triển tốt đẹp được. Trước sau gì cũng sẽ có ngày một lời nói, cử chỉ, hành động phân biệt sẽ xuất hiện và giết chết quan hệ. Bên cạnh đó, người không tâm phân biệt sẽ xóa bỏ mọi ranh giới do xã hội đặt ra, luôn mở lòng lắng nghe, hiểu where they are coming from - tại sao người đối diện lại nghĩ thế, và tích cực đóng góp, giúp đỡ hơn, vì vậy mà xây dựng quan hệ tốt hơn. - Giao tiếp mở: Khi người ta chân thành, minh bạch, trong trẻo với nhau hơn, niềm tin sẽ ngày càng được củng cố và quan hệ ngày càng bền vững. Những trở ngại hay lost in translation - hiểu lầm trong quá trình giao tiếp cũng ít xảy ra hoặc nếu có xảy ra sẽ dễ dàng được làm rõ và vì vậy, tránh được những sai lầm trong phản ứng do hiểu sai, hiểu lầm ý, hiểu không chính xác. Rất nhiều quan hệ đổ vỡ chỉ vì điểm này, khi người ta over-think - nghĩ quá nhiều và thêu dệt ý định xấu của người khác dựa trên sự lệch lạc trong việc đoán ý, hiểu lầm. Do đó, giao tiếp càng mở, càng minh bạch, càng chủ động thì quan hệ càng tốt đẹp.

  • Không xây dựng quan hệ có được không?

    Đây là câu tôi hỏi giùm bạn, vì biết rằng có người sẽ hỏi thế. Khi bạn không có nhu cầu xây dựng quan hệ, khi bạn nghĩ mình hoàn toàn có thể sống biệt lập với con người và cộng đồng, it's OK, bạn cứ sống thôi. Đâu ai bắt buộc bạn phải đi xây dựng quan hệ với ai. Nếu bạn có thể sinh tồn không liên quan gì tới ai mà vẫn hạnh phúc, vui vẻ, bình an, thì cứ vậy mà bạn sống. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn, trở ngại, phiền phức, hay bị cắt đường thăng tiến, thành công vì không có quan hệ, vì quan hệ xấu, hay bị người đời cô lập thì bạn nên nghĩ lại. And hold on - chờ chút, đừng vội đổ thừa tại người này kẻ kia hoàn cảnh nọ. Đổ thừa là môn không luyện cũng thành sư phụ được, nhưng đổ thừa cũng là môn thấp kém nhất, tệ hại nhất trong quản trị bản thân. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân - coi lại mình trước đi rồi hãy chỉ trỏ sang nhà hàng xóm. Vậy là đã rõ rồi, lựa chọn là của bạn thôi, miễn sao bạn sống được, vận hành được, vui vẻ và hạnh phúc. Quan hệ tốt với người này, không tốt với người khác có được không? Âu cũng là chuyện thường tình trong đời. Birds of the same feathers fly together - chim cùng loại lông thì bay chung với nhau, người cùng giá trị thì lên xuồng cùng với nhau, cá mè thì một lứa. Nói gì nói, đã là con người thì sẽ nghiêng hơn về chiều này chiều kia theo la bàn giá trị của bản thân. Có điều, hợp nhau thì chơi thân, không hợp thì bình thường chứ cũng đừng trở mặt. Nhưng thân thiết, là nói về quan hệ xã hội. Còn trong công việc, cần giữ cho mọi thứ khách quan, fact-based - quyết định dựa vào sự thật, dựa trên thông tin dữ liệu chính xác chứ không tình cảm dụng sự - vì thân mà bao che cái sai, ca ngợi dù chẳng chút hay ho. Vậy, không gọi là quan hệ tốt mà gọi là bè đảng. Quan hệ tốt là quan hệ thẳng thắn, đối diện sự thật, sai thì nói và sửa, đúng thì gật đầu, vỗ vai, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn, nâng đỡ nhau phát triển tích cực trong đời. Cho nên, đừng quan hệ tốt với người này, không tốt với người khác. Nên là thân với người này và tốt với tất cả mọi người. Trung lập trong mọi quan hệ có được không? Trung lập nghĩa là không nghiêng tình cảm về bên nào, không thân với ai, không chọn camp nào (camp = trại). Nếu vậy có nghĩa là bạn có quan hệ tốt với tất cả mọi người thì tốt chứ có sao đâu. Thân hay không thân là lựa chọn cá nhân, còn quan hệ tốt với mọi người xung quanh để giúp cho công việc và sự nghiệp phát triển lại là chuyện khác. Cho nên, trong khuôn khổ "quan hệ" này, ta không bàn chuyện thân thiết, yêu thương, tri kỷ từ góc độ cá nhân. "Quan hệ" nhắc đến ở đây là cách đối nhân xử thế đàng hoàng, tử tế, theo lẽ tốt đẹp thường tình cần có giữa người với người, giữa những bản thể khác nhau trong cùng một vũ trụ. Nói tóm lại là, bạn chọn cách tiếp cận thế nào với cộng đồng và xã hội đều được, không ai có quyền bắt ép. Có điều, nếu đã có quan hệ, thì hãy xây dựng nó theo chiều hướng tốt đẹp. Được vậy, làm gì trong đời cũng dễ dàng, hiệu quả, và thành công hơn. Cuối cùng, cũng chỉ học cách làm người là được....

  • Làm sao tin, tin làm sao?

    Trust - niềm tin là thứ đang cực thiếu trong xã hội này, và sẽ rất khó khăn trong kinh doanh nếu ta không gây dựng được niềm tin đó với đối tác, nhất là đối tác nước ngoài. Bạn nào mà còn muốn go globaL - vươn ra thế giới nữa thì chuyện này càng trở thành trầm trọng. Không xây dựng và giữ gìn được niềm tin thì trước sau gì cũng gãy. Nhiều bạn inbox hỏi vậy làm sao để xây dựng niềm tin. Câu hỏi rất cơ bản nhưng hôm nay sẽ chia sẻ từ góc độ kinh doanh nhé. 1. Competence – Năng lực: dù bạn đang làm ngành gì, nên master ngành đó, nghĩa là xây dựng kiến thức, kỹ năng thật giỏi. Làm gì cũng thế, không làm thì thôi, làm thì tập trung làm cho giỏi một ngành. Đừng lan man mà chẳng cái gì ra gì. Cuối cùng, Làm sao mà khi người ta hỏi bạn đang kinh doanh ngành gì thì bạn trả lời được ngay, và là người ai cũng phải nhắc đến khi nói đến ngành này. Vậy là xây dựng niềm tin. 2. Keep your promises – Giữ lời hứa: khoản này là nhiều người gãy lắm, mặc dù nó rất ư là đơn giản. Cái sự reliability – có thể trông cậy được là thứ ai ai cũng quý. Bạn có thể không giỏi bằng người khác, nhưng nếu bạn reliable – có thể tin cậy được thì đối tác dù sao cũng sẽ tin tưởng bạn. Bạn làm đúng những gì bạn hứa chứ không hứa ẩu rồi bỏ chạy. Có nhiều khi bạn hứa gì đó nhỏ nhặt chẳng liên quan gì đến việc kinh doanh, nhưng người ta sẽ đánh giá bạn qua việc bạn có thực hiện lời hứa hay không. Ví dụ nhe, có bạn kia tự dưng hứa sẽ mang qua nhà cho tôi 1 lọ thảo dược. Là bạn tự hứa thôi tôi chẳng hỏi đến bao giờ. Rồi bạn không thực hiện và cũng chẳng nói năng gì. Qua đó, tôi đánh giá bạn này không reliable - nói thôi không tin cậy được. Người vậy đi nhờ vả mình giúp đỡ thì chẳng ai vui vẻ để giúp đỡ đâu nhé. Chuyện nhỏ bạn còn không làm được. Chuyện lớn sao dám nhờ? 3. Speak confidently – Giao tiếp tự tin: bạn là người hướng nội hay hướng ngoại không quan trọng. Khi giao tiếp với đối tác, cần thiết phải luôn chứng tỏ sự tự tin. Bạn tự tin thì người ta mới dám làm ăn với bạn. Dù giỏi nhưng rụt rè, không giao tiếp tốt, không tạo được lòng tin thì ai sẽ tin ta? Nhớ nhé. Nói và viết một cách tự tin là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Chưa OK thì ghi nhận và đi học đi nhe. 4. Really listen – Thật sự lắng nghe: Con người là chỉ muốn nói cho người ta hiểu mình, chứ bản thân ít khi chịu thật sự lắng nghe để hiểu người khác. Nhiều người nghe chỉ để đối phó, để trả lời sao cho đừng mất mặt mình, chớ đâu có lắng nghe để hiểu ý người ta. Nhớ câu này của Stephen Covey nhé “Seek first to understand, then to be understood – Trước hết hãy thật sự hiểu người khác, rồi bạn sẽ được người khác hiểu thôi.” 5. Show empathy – Bày tỏ sự thấu hiểu, thông cảm: kiểu làm giàu nhanh, chạy theo vật chất hay thành công sớm tạo ra cho xã hội những con người thiếu quan tâm và thông cảm. Muốn xây dựng niềm tin, trước hết ta hiểu người đối diện, dù là đối tác, nhà đầu tư hay nhân viên. Thiếu sự cảm thông này thì bạn chẳng đi đâu được xa. Mà bạn không đi xa thì việc kinh doanh của bạn làm sao đi xa? Có một nghiên cứu gần đây của Google hay lắm, chứng minh rằng sáng tạo là từ sự cảm thông mà ra, chớ không phải là công nghệ. 6. Be yourself – Là chính mình: chuyện này thì nói mấy ngàn ngày không hết. Chỉ khi ta là chính ta, ta mới consistent được các bạn – nhất quán đó. Nếu cứ diễn hết vai này đến vai nọ, đến lúc quên vai hay nói sai tuồng thì hỏng bét. Người ta ai sẽ tin mình nữa? Người mà đến cả chính mình còn giả thì chuyện gì chẳng giả được? 7. Speak the truth – Nói thật: sự thật dù có đau lòng, có không đúng ý người khác thì sự thật vẫn là sự thật. Nói thật được thì người khác sẽ đánh giá bạn rất cao. Dĩ nhiên nên biết cách nói cho người ta nghe, hiểu mà vẫn cảm thấy vui vẻ chấp nhận. Đừng vì sợ người khác không đồng ý quan điểm mà không dám nói lên sự thật. Người chân thật có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng đường tương lai sẽ thênh thang. Làm được bao nhiêu thứ nhỏ nhặt này là bạn xây dựng được niềm tin rồi. Đâu có đao to búa lớn, đâu có lý thuyết ghê gớm gì phải không?

  • From solo to team leader

    Hồi còn trẻ và hơi quá tự tin, thiệt ra thì cũng vì cũng có vài thành tựu hên sao vẻ vang, nên tôi hơi bị control freak – cái tật gọi là kiểm soát người khác hơi quá tay. Người ta làm gì cũng phải theo ý mình đã vẽ ra và bắt là phải làm y chang như mình mong muốn. Nhận kết quả mà không theo ý mình mong muốn thì sẽ nổi điên lên, và việc đầu tiên là la làng. Sau đó sẽ gây áp lực lên cá nhân hay team. Sau đó sẽ lăn ra stress cao độ và cảm thấy rất cô đơn vì chẳng ai hiểu mình, làm đúng ý mình, hay làm đúng expectation – mong muốn của mình. Hồi vào tập đoàn, may quá do tập đoàn có chính sách coaching cho dàn quản lý, tôi bị coach của mình hỏi nhiều câu làm mình phải suy nghĩ khác đi. Ảnh hỏi, ủa mà khi giao việc Phi có briefing hôn, ủa mà Phi brief làm sao, ủa mà Phi briefing người ta có hiểu hôn, ủa mà Phi briefing có đầy đủ hôn, ủa mà đầy đủ theo Phi là sao, ủa mà đầy đủ theo suy nghĩ của người ta là sao….. Trời ơi, hỏi riết, hỏi riết muốn khùng luôn. Mới thấy, ủa mà chuyện không ra ngô ra khoai nó có nhiều vấn đề liên quan lắm và chưa bao giờ là đường một chiều hết cả. Mình chưa chắc đã hiểu mình muốn gì thì sao có thể chắc người ta hiểu mình muốn gì. Mà không hiểu thì làm sao sáng tạo, và không hiểu thì làm sao làm tốt? Do tập tính trước đây làm nhỏ, tôi quen làm một mình. Khi team phình ra lớn hơn, tôi bị thiếu upgrade – nâng cấp kỹ năng dẫn dắt đội nhóm. Nhìn lại, có cái sai của họ, có cái sai của mình. Nhưng cái sai lớn nhất là chưa biết cách tận dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả nhất. Mà muốn cho con người show ra tiềm năng tốt nhất thì phải biết cách motivate – tạo động lực, tạo điều kiện, huấn luyện, và quan trọng là phải cho họ không gian, dư địa để sáng tạo và đóng góp. Cuối cùng, sau những đêm trằn trọc trả lời câu hỏi làm sao làm sao thì ghi lại vầy, chia sẻ cho các bạn đang ở trong tình trạng giống tôi ngày xưa. 1. Này quan trọng nhất nè – Start with why: bắt đầu tất cả bằng chữ why – tại sao ta cần làm chuyện ta đang muốn làm? Why? Làm xong thì nó giúp gì cho mục đích của ta và giúp gì cho ai khác? Hỏi chừng 5 lần chữ why vậy có khi mới ra được lý do thực tế. Ủa mà chữ why của bạn với của team có giống nhau không? Khi team không hiểu tại sao họ phải làm thứ bạn ấn vô não người ta thì sao mà người ta làm tốt được. Mà tại sao bạn đang làm chuyện bạn đang làm? Bạn biết hôn? 2. Hiểu rõ bản thân là mình mạnh gì và yếu gì. Đừng có nói bạn giỏi hết nha. Tôi biết sẽ có người nói thế vì tôi cũng từng nghĩ mình có thể giỏi tất cả mọi thứ dựa trên khả năng học hỏi và nắm bắt nhanh. Không ai trên đời là giỏi hết cả. You are not perfect – Không ai trên đời là hoàn hảo cả. Và đừng cố gắng challenge cuộc đời là tôi sẽ là người hoàn hảo đầu tiên. Chưa thấy người ấy xuất hiện thì đã có kẻ xì trét thứ bốn tỷ sáu triệu năm trăm bốn mươi lăm ngàn gì đó rồi. Con số tự nói đại đó, không có hoàn hảo tới nổi đi check xem số chính xác là bao nhiêu đâu. 3. Tìm mảnh ghép: biết mình yếu gì thì người tiếp theo ta tìm để giúp ta là mảnh ghép vào cái chỗ yếu. Mình thuê hay tìm người đồng hành không phải để control người ta. Mình tạo điều kiện cho người ta show hết khả năng của người ta mới là dùng người đúng nghĩa. Leader giỏi là team làm việc mà nghĩ mình không làm việc, mà đang cùng nhau làm những điều kỳ diệu trong đời. Còn nếu team mà đang stress và khủng hoảng thì, leader coi lại hén. 4. Đổi mode vận hành từ control freak sang delegator: hiểu là ai có thể giao việc gì đúng thế mạnh, rồi giao việc, briefing thật rõ ràng, thật kỹ, check in để hỗ trợ, tạo không gian tinh thần tích cực để người ta chia sẻ khó khăn một cách dễ dàng, cùng brainstorm một cách vui vẻ để ra nhiều ý tưởng sáng tạo. Trí tuệ tập thể bao giờ cũng win, nên mới có môn design thinking – tư duy thiết kế là vậy, vì nó tận dụng tất cả các góc nhìn khác nhau của nhiều người có background khác nhau, làm cho mọi thứ sáng tạo hơn. Vậy ha. Leader nên lùi lại và phản tư. Nếu cái gì nó không work là nó có vấn đề. Mà vấn đề giải quyết cách này không được thì phải sáng tạo ra cách khác, pilot thử kiểu khác thôi. Stress làm gì cho mệt. Đâm đầu hoài vô dead end chi cho khổ. Cuối cùng, solo có cách làm của solo, nhưng nếu muốn dẫn dắt đội nhóm thì bạn phải upgrade mình trước đã. Mọi thứ bắt đầu từ ta hết. Rồi môi trường sẽ thay đổi theo tâm thế của ta.

  • Đừng hỏi, nếu không lắng nghe!

    Hôm trước, có một bạn trẻ gặp vấn đề khó khăn về mô hình kinh doanh đến hỏi tôi. Sau khi nghe trình bày, tôi đưa ra nhiều ý kiến gợi mở giúp bạn suy nghĩ về những kênh triển khai mới, sử dụng công nghệ, nhằm tạo ra những kênh doanh thu mới. Tôi nói đến đâu, bạn đều trả lời “không được” đến đó. Cứ như là bạn đến hỏi chỉ để nói với tôi rằng chỉ có 1 cách duy nhất mà bạn đã nghĩ ra rồi, giờ chỉ cần chính phủ hỗ trợ cho bạn free vài thứ là bạn làm thành công. Ủa vậy bạn đến hỏi tôi để làm gì ta? Sau khi nghe bạn không từ đầu đến cuối rồi, tôi cười. Em à, chị có 2 lời khuyên cho em nhé. Thứ nhất, nếu làm kinh doanh mà mọi sự thành bại của mình phụ thuộc vào quyết định của một ai đó, nếu họ trả lời không là mình đóng cửa thì chưa kinh doanh đã thua rồi. Chẳng ai khác trên đời này chịu trách nhiệm về việc kinh doanh của bạn. It’s your business! – Công ty là của bạn. Việc kinh doanh là chuyện của bạn. Thứ hai, đừng hỏi khi không lắng nghe. Bạn đang làm mất thời gian của mình, thời gian của người khác. Hơn nữa, những gì bạn vừa nghe, chưa chắc bạn đã hiểu hết. Không hiểu thì làm sao tiếp tục suy nghĩ để ứng dụng cải tiến hay đổi mới mô hình kinh doanh của mình? Người hướng dẫn người ta có trách nhiệm gợi mở, giúp bạn nghĩ xa hơn, tìm ra giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp, cho dự án của mình. Họ không đến để cho bạn diều bạn nghĩ mình cần. Họ đến để cho bạn những chân trời mới mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Hãy lắng nghe tích cực và suy nghĩ, phản tư. Đừng phản ứng nhất thời. Tư duy đóng thì chẳng có lời khuyên nào giúp gì cho bạn. Stay open-minded! Hãy giữ cho tư duy mình luôn mở. Đi xa được hay không trước hết là nhờ háo hức học hỏi và khiêm tốn lắng nghe.

  • Quan hệ không phải là tiện ích

    Nhân nghe một đứa em tâm sự là em tiết kiệm tình cảm lắm, không có xài lung tung, mình nghĩ về chữ “quan hệ” và nỗi đau nhân loại về chủ đề này. Dường như loài người càng thông minh, khoa học công nghệ càng tiến bộ thì người ta càng mất khái niệm về tài sản “quan hệ”, một thứ đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm sức, cố gắng lâu dài để có thể xây dựng được. Quan hệ thời này cứ như là tính năng trên super app, cần thì bấm, thích thì lướt, không có promo, voucher hay lợi lộc chớp nhoáng gì thì cho qua. Riết rồi, không ai tin ai, không ai quan tâm ai, cứ như phết bơ qua loa lên miếng bánh mỳ rồi nuốt. Vậy, mà nó lại là thứ quan trọng nhất, nền tảng nhất để xây dựng network, để thăng tiến, để thành công bền vững. Hay thật! Có khi, phải vấp ngã vài phen hay bị “chơi” mấy cuộc lên bờ xuống ruộng trong đời, con người mới học được chữ “trân quý”. Quan hệ nào đâu là một cuộc dạo chơi, thích thì đi không thì dẹp. Quan hệ lại càng không phải là giao dịch, trả tiền thanh toán là xong. Quan hệ đâu có tiền muôn bạc vạn mà mua. Mua được, thì chỉ là tài sản ảo. Cho nên, đi đâu làm gì thì cuối cùng con người cũng sẽ phải trở về để học chữ “nhân”, học cách thấu cảm, nhẫn nại, từng chút từng chút một xây dựng quan hệ niềm tin với một ai đó, trong cái xã hội lấy “không tin” làm gốc. Cho nên, với các bạn trẻ, những thế hệ chưa được ai dạy về xây dựng quan hệ, tôi thành tâm chia sẻ những bài học cá nhân sau. Đông Tây ngang dọc làm việc tại hơn 120 quốc gia, tôi nghĩ mình học được vài bài học. 1. Đừng xài thứ mình không có: Sợ nhất là những người không quen chưa quen hoặc ở đâu ra tự nhiên nhảy sổ vào làm như quen lâu lắm rồi. Nhất là hay drop some names - thảy ra vài ba cái tên giả vờ như quen thân lắm rồi cho rằng đương nhiên bạn phải muốn có quan hệ với tôi, hay chúng ta đương nhiên có network chung và có quan hệ. Quan hệ không phải là thứ xây trên lợi ích cá nhân của một bên, khi bạn cần. Nó là một hành trình tìm hiểu, cảm thông, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn mà thành. Đừng xài thứ bạn không có! Quan hệ chưa xây mà đã vỡ là do cái tật này. 2. Deposit trước khi rút: Quan hệ không giao dịch bằng tài khoản ngân hàng, mà bằng tài khoản vũ trụ, và cũng cần phải có số dư mới rút ra xài. Tài khoản vũ trụ sử dụng đồng tử tế khi giao dịch. Mỗi khi bạn tử tế, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ ai đó thì bạn tạo ra đồng tử tế, rồi nó deposit tự động vô tài khoản vũ trụ. Khi bạn có số dư rồi mới có cái mà rút ra xài được chứ. Đời làm gì có chuyện không đóng vô mà cứ vô tận xài hoài? Sorry, tỉnh lại đi nha. 3. Vay thì phải trả: Mỗi khi mình nhờ ai chuyện gì, dù cố ý hay vô tình, mình cũng đã vay. Mà trong quan hệ thì công bằng lắm, có vay phải trả, dù người ta đòi hay không đòi. Lấy hoài, xải hoài, vay hoài mà không nhận thức được mình đang mang nợ trên lưng phải kiên cách trả thì cả đời không có mảnh quan hệ vắt vai. Xài người khác cũng được một lần hai lần thôi chớ bạn. Đâu ai trên đời này ngủ đến nỗi để cho bạn xài hoài. Còn vay xài trước theo kiểu thể tín dụng thì nó cũng chỉ không lãi 30-45 ngày theo chế độ ngân hàng. Khi cần thiết cũng có thể xài, nhưng đến hạn thì nhớ trả. 4. Hãy biết tiết kiệm quan hệ: Đừng mượn dao mổ bò để giết gà, hay nói đúng hơn là xài phí quan hệ nè. Một cái quan hệ to bự quý giá thì đối đế lắm, cần thiết lắm tôi mới nhờ đến, còn lại sẽ tự lo không bao giờ làm phiền. Nhưng ngạc nhiên chưa nhiều bạn chuyện nhỏ như con thỏ cũng phải lấy người thiệt là to ra nhờ. Chi vậy? Làm thế vừa tổn hại quan hệ, vừa vô ích, mất giá trị quan hệ, mất cả niềm tin của người khác vào mình. Cho nên, làm gì cũng tự thân vận động, tận nhân lực trước đi. Khi hết cách rồi nếu cần mới xài tới những quan hệ quý giá trong đời. Phải học cách tiết kiệm quan hệ, không xài hung phí thứ mình đã rất nhiều tâm sức, thời gian xây dựng. 5. Xây dựng quan hệ là kỹ năng học được: Đừng nghĩ mình sinh ra làm người là đương nhiên biết xây dựng quan hệ với người khác. No way! Hoàn toàn không đúng. Muốn hiểu quan hệ là gì và xây thế nào thì phải học, phải rèn luyện, phải lao tâm lao lực tập trung vào mà làm. Đời này không có thứ gì là mỳ ăn liền hay rắc rắc hạt diệu kỳ của cô tiên lên mà ra hết. Cái gì cũng phải học. Cái gì cũng phải rèn luyện, ứng dụng, phản tư và biến nó thành công thức thành công của riêng mình. Vậy nha! Quan hệ không phải là tiện ích.

  • Inspiring Trust - Khả năng xây dựng niềm tin

    Chúng ta đang sống trong một thời đoạn cực kỳ lạ lẫm. Ở đó, thông tin thật giả lẫn lộn, lừa lọc nhiều cấp độ từ cỏn con đến cấp hành tinh, và sự dàn dựng của những trò ponzi scheme - cú lừa tinh vi mang danh công nghệ hay chính trị đang giết chết niềm tin từ mọi phía. Trong bối cảnh đó, niềm tin trở thành hàng xa xỉ, hàng hiếm, và bất kỳ ai còn có thể xây dựng niềm tin của người khác vào bản thân mình và truyền cảm hứng cho mọi người tin vào bản thân, tin vào nhau để cùng làm nên những điều tử tế và kỳ diệu, người đó trở thành lãnh đạo của thế kỷ 21. Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất về niềm tin của tổ chức Edelman, 2021 là năm của "Declaring Information Bankruptcy - Năm phá sản thông tin", vì không còn ai có thể tin vào những gì mình đọc được, nghe được từ nhiều nguồn lẽ ra cần phải đáng tin cậy như chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan truyền thông.... Niềm tin vào những nguồn "lẽ ra phải đáng tin" này đều giảm mạnh. Khi không còn có thể tin nguồn nào khác, người ta đặt niềm tin vào chính các doanh nghiệp "nói thật, làm đúng, thấu cảm" với cộng đồng. Các kênh thông tin khác nhau đều gặp khủng hoảng và ở mức thấp nhất về niềm tin từ trước đến nay, từ kênh mạng xã hội, kênh truyền thông riêng đến cáo chí truyền thống hay công cụ tìm kiếm (search engine). Tất cả đều có thể bị manipulate - thao túng để chưa đến cho con người những thông tin sai lệch. Trước bối cảnh all-time-low, niềm tin đang ở mức thấp nhất của mọi thời đại đó, ai xây dựng được niềm tin trong thế kỷ khó tin này, người đó sẽ sở hữu sức mạnh vô biên và sẽ xây dựng được những quan hệ đáng giá và bền vững. Tuy nhiên, niềm tin có thể nói là thứ khó xây dựng nhất, vì nó không phải mỳ ăn liền, không chịu bất kỳ tác động nào của tiền bạc vật chất mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự chính trực, vào sự đáng tin cậy, vào phẩm chất tử tế trải dài qua năm tháng của một con người. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". Niềm tin cần sự kiên định, trước sau như một. Chỉ cần một lần bạn đánh vỡ niềm tin, tất cả những gì bạn đã dày công xây dựng trước đây đều sẽ lập tức trôi sông đổ biển. Vì vậy, bạn rất cần phải cẩn thận, kiên tâm, vững vàng và không thoả hiệp trên hành trình xây dựng niềm tin. Insiring Trust - Khả năng xây dựng niềm tin là gì? Là khả năng xây dựng được sự tin tưởng từ người khác bằng cách luôn chân thật, đáng tin cậy khi nhờ việc gì, thật sự quan tâm nhu cầu và mong muốn của người khác. Người đáng tin có những biểu hiện gì? - Phát ngôn thẳng thắn, chính trực - Thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp - Luôn minh bạch trong tất cả những gì mình làm - Không ngần ngại nhận sai và sửa sai - Thể hiện sự trung thành với mục đích và giá trị bản thân, trước sau như một - Tạo ra kết quả, tác động, ảnh hưởng thực tế - Luôn sáng tạo và tìm cách để làm tốt hơn - Luôn hiện diện và đối mặt với hiện trạng - Luôn làm rõ yêu cầu, mong muốn từ bên ngoài, của người khác - Thể hiện mức độ cao của sự tinh thần trách nhiệm, và luôn sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về việc mình làm - Luôn lắng nghe trước để thấu hiểu tình huống, sự việc, câu chuyện - Không bao giờ phá vỡ cam kết, lời hứa của bản thân trong bất kỳ tình huống nào, dù điều đó có thể bất lợi với bản thân. Đã hứa thì sẽ làm bằng mọi giá. - Lan toả được niềm tin từ bản thân đến người khác Đến đây, có lẽ bạn nên dừng lại và hỏi mình: - Tôi có đáng tin không? - Tôi có bao nhiêu trong số những biểu hiện của người đáng tin? - Tôi có tin bản thân mình không? - Người xung quanh có đang tin tôi không? Tại sao có? Tại sao không? - Tôi cần làm gì để xây dựng và gia tăng mức độ tin tưởng của người khác vào bản thân mình? Đây là những câu hỏi có lẽ chưa ai trong đời hỏi bạn, chưa trường học nào dạy bạn, chưa mentor nào hướng dẫn bạn, nhưng chúng lại là những câu hỏi mang tính cơ bản và nền tảng nhất để bạn có thể trở thành "người đáng tin", phẩm chất quý giá nhất, đắt giá nhất, quan trọng nhất để bạn thành công trong đời. Làm gì để xây dựng niềm tin? Đến đây, nếu bạn đã hiểu rất rõ là niềm tin là thứ quan trọng nhất trong đời sẽ giúp bạn thành công, và hiểu rằng niềm tin không thể học một khoá là xong hay làm vài thứ qua loa là được, thì bạn đã sẵn sàng để commit - cam kết xây dựng niềm tin cho bản thân. Nói trước, đây là hành trình dài, không có ngày nghỉ, không một giây nào được phép sao nhãng, không ai vỗ tay hay đưa phần thưởng cho, không lợi lộc gì theo kiểu mỳ ăn liền trên hành trình mà quả ngọt chỉ tìm thấy ở cuối đường, khi bạn đã dũng cảm vượt qua hết hành trình gập ghềnh phía trước. Còn trên đây là 3 bộ khung và 9 điều bạn cần làm để xây dựng niềm tin. 1. Bộ khung năng lực 1.1 Tạo kết quả, tác động thực tế: nói gì thì nói, action speaks louder than words - hành động cũng đáng tin hơn lời nói. Do đó, đừng nói quá nhiều mà không làm được. Đừng hứa lung tung mà không thực hiện được. Đừng đầu voi đuôi chuột, nói cho ghê gớm nhưng kết quả chẳng ra gì. Người xây dựng được niềm tin là người nói được làm được, nói sao làm vậy, chỉ mang lại tác động to lớn hơn chứ không bao giờ teo tóp hơn so với lời nói của mình. Người như thế chứng tỏ họ có năng lực, họ đáng tin cậy, họ trung thành với cam kết và lời hứa của bản thân. Khi hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần thì bản thân nó tự nhiên tạo thành niềm tin của người khác đối với mình. 1.2 Chia sẻ và hướng dẫn giúp người khác phát triển bản thân: Niềm tin là thứ bạn nhận lại khi cho đi một cách hồn nhiên, với bổn ý chân thành để giúp đỡ ai đó, không mang tâm phân biệt người này kẻ kia, không vẩn chút tâm vụ lợi để mang về chút lợi lạc cho mình. Trong thế giới cạn kiệt niềm tin này, ngay cả khi bạn thật tâm người ta còn không dám tin, nói chi là khi bạn làm với tâm vụ lợi. Và con người là sinh vật cực kỳ thông minh, nhạy cảm, đa nghi, cho nên họ sẽ có nhiều cách để càn quét, moi móc, điều tra cho ra mọi ngóc ngách vấn đề nếu họ cảm thấy bạn không minh bạch. Vì vậy, trước hết là giữ tâm trong trẻo, sau đó là tận tâm chia sẻ, hướng dẫn, giúp đời, giúp người phát triển bản thân bằng kiến thức đúng và mới trải nghiệm thật, và sự thành tâm mong muốn điều tốt đẹp cho người khác. Đừng cho đi một cách có điều kiện. 1.3 Luôn kiên định với giá trị bản thân trong mọi tình huống: Niềm tin đòi hỏi sự tuyệt đối, nghĩa là không phải tiện thì làm tốt không tiện thì uốn éo, vòng vo, bẻ cong một chút hay vài chút. Bạn thành thật là thành thật, không có thành thật trong tình huống này và linh hoạt trong tình huống kia, không có thành thật với người này không thành thật với người kia, không có khi nhớ thì thành thật khi quên thì sorry để lần sau bù lại. Tính kiên định với phẩm chất và giá trị bản thân là điều kiện cực kỳ khó trong xây dựng niềm tin và nó hoàn toàn không có ngày nghỉ phép, không có trường hợp ngoại lệ, không có giải lao hay châm chước cho qua. Vì vậy, nếu ai đó đã xây dựng được phẩm chất kiên định này cả đời mà cuối đời phạm sai lầm thì tất cả niềm tin xây dựng lâu nay cũng vì thế mà bay mất. No compromise - Không được phép thoả hiệp trong bất kỳ tình huống nào chính là đòi hỏi cơ bản nhất nhưng cũng đỉnh cao nhất với niềm tin. 2. Bộ khung chính trực 2.1 Luôn thành thật: Thành thật có lẽ là điều hiển nhiên, là phẩm chất tự nhiên của tất cả con người, nhưng đáng tiếc thay lại là điều thiếu thốn nhất trong xã hội hiện nay. Con người đã học cách sinh tồn và kiếm tiền trong thế giới phức tạp này bằng cách chọn con đường dễ dàng hơn, đỡ phải làm hơn, đỡ mất thời gian hơn, một đêm trở thành kẻ giàu có, quyền lực, thành công khiến đám đông ngưỡng mộ. Vì muốn chọn đường tắt và điều dễ nên con người từ lâu đã mang chính sự thành thật của bản thân mình ra làm tài sản đánh đổi, thế chấp, để gạt gẫm chút niềm tin. Chỉ vậy, mà cả xã hội dần dần mất hẳn niềm tin vào con người, tổ chức, công nghệ, hệ thống.... Niềm tin vì vậy mà trở thành hàng hiếm. Ai có nó nghĩa là đang giữ trong tay sức mạnh vô biên. Giờ bạn nghĩ đi, bạn muốn phút huy hoàng rồi thân bại danh liệt hay bạn muốn thành công bền vững bằng chính lòng trung thực? 2.2 Luôn minh bạch trong giao tiếp: Làm gì cũng vậy, khi nói năng giao tiếp rõ ràng, nói rõ làm đúng, nói sao làm vậy, không giấu giấu giếm giếm, mờ mờ ảo ảo, cái nói cái không, gặp trường hợp có nghi vấn hay câu hỏi từ người khác hay đám đông thì công khai thông tin, dữ liệu rõ ràng, thì đương nhiên bạn xây dựng được niềm tin. Khắc tinh của niềm tin là sự kém minh bạch trong ngôn từ, hành vi, cách tiếp cận. Đều này có nghĩa là bạn cần học cách giao tiếp và truyền thông minh bạch trong mọi tình huống, ghi rõ, có minh chứng, có dẫn nguồn, có tài liệu rõ ràng, chính thức, và chịu trách nhiệm về những gì mình trình bày. Người càng minh bạch càng xây dựng được niềm tin. Người càng giao tiếp rõ ràng, cụ thể, và chịu trách nhiệm về lời nói và hành vi của mình càng được tôn trọng và tin tưởng. 2.3 Cực kỳ khiêm tốn: Có một chân lý hết sức rõ ràng mà tất cả chúng ta hay quên là, khi thật sự ở đỉnh cao người ta thường đơn giản nhất. Người càng có nhiều càng ít khoe, người càng giàu càng tối giản, người càng đắc đạo càng từ bi, người càng giỏi càng tỏ ra khiêm tốn. Vì triết lý này mà con người sẽ tin tưởng hơn khi bạn bớt khoe khoang, làm màu, tỏ ra nguy hiểm, đánh bóng tên tuổi quá đáng.... Đặc biệt đối với người càng ở level cao về tri thức, hiểu biết, tâm thức, người ta lại càng trân quý sự khiêm tốn, nói ít làm nhiều. Cho nên, chia sẻ về thành công, thành tích của bản thân là tốt, nhưng đừng làm chuyện đó chỉ để bạn cảm thấy mình được nâng lên, được hơn người, được chứng tỏ hay để bớt tự ti. Nếu có, thì hãy làm nó một cách khiêm tốn vì muốn truyền cảm hứng và sự tự tin cho người khác. 3. Bộ khung bác ái 3.1 Lan toả năng lượng tích cực và tạo sự tự tin cho người khác: Ngoài việc nói đúng làm đúng và là tấm gương cho đời, niềm tin còn đến từ cách bạn sẵn sàng, không ngừng nghỉ, không thoả hiệp, bằng cái tâm vô vụ lợi mong muốn và thực hiện việc lan toả sự tích cực đến tất cả mọi người. Năng lượng tích cực là để giúp đời, giúp người khác hướng về điều tốt đẹp, hướng đến sự chân thành, ngay thẳng, chính trực, hướng đến sự thật và cái đúng. Năng lượng tích cực cũng mang lại niềm tin cho người khác vào chính bản thân họ, không dựa dẫm, vay mượn năng lượng của ai khác. Khi con người có thể trở về và lấy bản thân làm điểm tựa, họ sẽ bình an hơn, hạnh phúc hơn, thành công hơn. Và người giúp cho người khác hiểu ra và thực hiện được đạo lý giản đơn nhưng không phải ai cũng hiểu này, sẽ luôn là người được tin tưởng. Tin tưởng, không đến từ sự rao giảng, giáo điều, phát ngôn, quảng cáo, mà đến chính từ hành động thực tiễn, từ kết quả của sự lan toả và giúp đỡ này. 3.2 Dũng cảm bảo vệ cái đúng: Bạn có thấy ai trên đời đụng chuyện bỏ chạy, thấy cái sai thì im, thấy cái đúng bị ức hiếp thì biến mà trở thành người đáng tin chưa? Cuối cùng, tất cả những tấm gương đại diện cho lòng từ bi, sự chính trực, tình yêu thương, vv của nhân loại đều là những người dám đứng ra bảo vệ giá trị cốt lõi đó, bảo vệ chân lý và sự thật đó một cách không hề sợ hãi. Còn đụng chuyện toàn đổ thừa, chạy trốn, tránh né, giả vờ không quen không biết thì ai mà dám liên quan đến nữa. Người không có chính kiến, không có quan điểm, không có giá trị cốt lõi, gió chiều nào bay chiều ấy thì ai mà dám tin. Cho nên, muốn xây dựng niềm tin bạn cần lòng dũng cảm, dũng cảm phát ngôn chính kiến của mình, dũng cảm bảo vệ cái đúng, dũng cảm bài bác cái sai, dũng cảm lựa chọn thái độ và hành động hướng về điều tốt đẹp cho cộng đồng, cho xã hội, cho nhân loại. 3.3 Tử tế trong mọi hoàn cảnh: Người tử tế thật trong mọi hoàn cảnh thì không cần nói cũng sẽ tạo được sự tin tưởng. Có điều, tử tế không phải là bao bì, không phải là công cụ, không phải là một hai câu chuyện truyền thông. Tử tế là hơi thở, là huyết mạch, là giá trị gốc rễ trong con người bạn, là bạn. Khi nó là bạn, thì nó sẽ tự nhiên thể hiện trong mọi lời nói, hành vi, thái độ, suy nghĩ của bạn, không phân biệt môi trường, con người, hoàn cảnh. Cho nên, chỉ có người tử tế và người không tử tế, không có lựa chọn tử tế có điều kiện. Biểu hiện về cách giải quyết của bạn có thể khác nhau tại những thời điểm khác nhau, có thể bị hiểu lầm, nhưng bổn ý của bạn phải luôn khởi nguồn và kiên định từ sự tử tế. Được vậy, bạn sẽ dần xây dựng được sự tin tưởng từ người khác, cộng đồng. Và trước khi kết thúc bài học về trust - niềm tin, bạn hãy nhớ câu này: Niềm tin cần rất nhiều năm để xây dựng, có thể đánh vỡ trong vài giây và mất cả đời để sửa chữa sai lầm.

  • Humility - Phẩm chất khiêm tốn

    Chẳng ai trên đời này mà cái gì cũng biết. Không biết thì phải khiêm tốn mà hỏi, mà học. Cũng vì thế giới số này mà ai cũng có thể lạm phát cấp số nhân, nói hay hơn làm, show off dữ, thấy thế không phải thế. Nhà tuyển dụng nói, các bạn trẻ bây giờ mơ mộng quá, vào xin việc mà đòi hỏi trên trời, trong khi bản thân chưa có chút kinh nghiệm và chưa biết có hội nhập và tồn tại nổi trong môi trường làm việc hay không. Cứ phải khiêm tốn như mình là kẻ mới vào nghề. Kỹ năng này không những giúp bạn học hỏi nhiều hơn, mà còn đưa bạn đi xa đến những thành công trong tương lai nữa. Người khiêm tốn học được nhiều, được dạy nhiều, và vì vậy mà thành công. Humility - Phẩm chất khiêm tốn là gì? Là thái độ để cho sự hoàn thành, thành tích của bản thân thể hiện thay lời nói suông, và hoàn toàn không tìm kiếm sự chú ý, tỏ ra giỏi giang, hơn người. Khiêm tốn vì vậy là một trong những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo. Vì khiêm tốn nên họ được tôn trọng hơn, được người khác thích làm việc và cộng tác hơn, được hỗ trợ và giúp đỡ nhiều hơn. Cứ tưởng tượng một kẻ ngạo mạn, không xem ai ra gì, trịch thượng ăn trên ngồi trước thì ai sẽ follow và ai muốn cùng thuyền? Người có phẩm chất khiêm tốn làm gì? - Người khiêm tốn hiểu rất rõ điểm yếu của bản thân: Đừng nghĩ mình là siêu nhân! Không ai trên đời, kể cả người thành công nhất là siêu nhân cả. Tất cả chúng ta là những con người bằng xương bằng thịt, có điểm mạnh điểm yếu, có thứ làm được, thứ không giỏi và thứ không làm được. Vì vậy, chúng ta đều cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, chung tay, đồng hành của người khác. Mà muốn làm được điều đó một cách tốt nhất, thì cần phải khiêm tốn thì người ta mới thương và mới giúp bằng tất cả cái tâm và năng lượng của người ta chứ. Nếu việc phải giúp vì đó là mệnh lệnh hay trách nhiệm thì đâu có ai trên đời tự nguyện dâng cho bạn hết tâm sức của mình. Cho nên, người khiêm tốn không tỏ ra mình biết hết, làm được hết, hay say sưa quá đà lấn sân cả những thứ mà bản thân không rành. Họ biết rất rõ điểm yếu, biết lúc nào cần người khác giúp đỡ và không quên cám ơn người đã giúp đỡ mình. - Lắng nghe và xin lời khuyên của người khác: Nếu mình đã không giỏi hết thì phải học cách biết lắng nghe người giỏi hơn. Nhất là trong thời đại số hoá này, có rất nhiều thứ mới mẻ mà người trẻ giỏi hơn người lớn. Đừng nghĩ mình giỏi một lĩnh vực nào đó thì có thể giỏi hết. Đừng nghĩ mình giải quyết được nhiều vấn đề thì vấn đề nào cũng có thể giải quyết. Đừng nghĩ mình đã trải qua một hành trình thành công thì hành trình nào cũng sẽ thành công. Đời người có lúc này đoạn kia, có xuống có lên, có được có mất. Do đó, cần phải biết là có nhiều thứ mình không biết. You don't know what you don't know - Ta không biết thứ mình không biết. Vì vậy cần học cách lắng nghe và chủ động xin lời khuyên từ những người có kiến thức, trải nghiệm trong lĩnh vực mà mình không giỏi. - Không ôm việc mà biết cách giao việc: Ai mà ôm hết mọi việc vào người là bị bệnh không tin ai giỏi bằng mình, không tin vào năng lực của người khác. Nếu vậy thì đừng làm việc với ai, đừng tuyển nhân sự, chứ trả lương làm gì cho người ta để họ không thể giúp mình? Người khiêm tốn hiểu rất rõ thế mạnh và điểm yếu của mình, và cũng hiểu rất rõ thế mạnh và điểm yếu của người khác. Do đó, họ biết cách giao việc một cách khoa học, hợp lý, theo năng lực của từng người. - Công nhận thành tích của người khác: Một công việc để làm tốt, hoàn thành, cần sự đóng góp của nhiều người khác nhau. Ai mà chơi kiểu bắt người ta làm còn công mình hưởng hết là mấy đứa sau này người ta cạch mặt. Người khiêm tốn rất thông thái, họ công nhận thành tích, đóng góp, tinh thần và công lao của từng người, của mọi người, và vì vậy mà người khác luôn cảm thấy hài lòng, luôn muốn xung phong đóng góp và hỗ trợ họ trong những dự án mới. Vậy thì sướng quá rồi. Chuyện của bạn mà người ta toàn nhiệt tình làm giúp cho thôi không phải sướng hay sao? - Quan tâm đến đội ngũ trước cá nhân: Vì hiểu ra đạo lý làm gì cũng cần đội ngũ, người khiêm tốn luôn quan tâm, xây dựng, nuôi dưỡng tinh thần đội ngũ. Họ đặt team lên trước cá nhân của mình. Khi được thưởng thì thưởng cho đội ngũ, nhưng khi chịu trách nhiệm thì lại nhận về trước cho cá nhân. Họ là người đến trước, về sau, ăn sau, chịu trước, có phúc thì cho đội ngũ, có hoạ thì mang thân ra đỡ. Vậy mới là lãnh đạo, là thuyền trưởng dẫn dắt thành công cho một tập thể. và vì họ có phẩm chất như vậy nên đội ngũ luôn trung thành và nhiệt huyết trong tất cả những việc cần làm. - Tinh thần trách nhiệm cao: Do what you say, say what you do - Làm thứ bạn nói và nói thứ bạn làm là tinh thần của người lãnh đạo khiêm tốn. Họ không ba hoa nói về những thứ cao to hoành tráng bằng nước bọt. Họ rất down-to-earth - chân thành, gánh vác trách nhiệm, nói là làm đúng, làm hơn, và chỉ nói những thứ mà bản thân và đội ngũ làm được. Họ không huênh hoang, nổ, diễn giả thay vì diễn thiệt. Với những đức tính như thế, người khiếm tốn thường trở thành lãnh đạo vì họ biết cách thu hút và sử dụng nhân tài. và nhờ thu hút và sử dụng được nhân tài nên họ ngày càng thành công hơn với vai trò lãnh đạo khi có nguồn nhân lực tài năng, đa dạng và trung thành. Bạn thấy đó, muốn thành công đâu phải là hùng hục xông ra làm và gánh vác hết. Thành công cần nghệ thuật của người nhạc trưởng, của người thuyền trưởng, dẫn dắt được đội nhóm của những người tài bằng cách khiêm tốn đặt họ trước mình, đặt mình sau họ, và giữ gìn được hoà khí và nhiệt huyết của team. Giờ, bạn tĩnh tâm ngồi xuống và audit - kiểm toán lại các phẩm chất trên xem bản thân mình đã có hay chưa. Nếu chưa có thì bạn nên bắt đầu để ý thường xuyên về hành vi và cách phản ứng tự động của mình, nhận thức được mình có đang làm gì đi ngược lại với hành vi của người khiêm tốn hay không, rồi hiệu chỉnh từng chút một mỗi ngày. Chỉ bằng cách phản tư, hiệu chỉnh thường xuyên, bền bỉ này bạn mới có thể xây dựng được phẩm chất khiêm tốn cho bản thân. 10 lời khuyên về sự khiêm tốn từ những người thành công: 1. Never look down on anybody unless you're helping them up. Jesse Jackson Đừng nhìn xuống và coi thường người khác khi bạn đang không giúp họ đi lên. 2. Humility is not thinking less of yourself, it's thinking of yourself less. -C. S. Lewis Khiêm tốn không có nghĩa là nghĩ mình kém hơn, mà là nghĩ về mình ít hơn. 3. Pride makes us artificial and humility makes us real. -Thomas Merton Sự kiêu hãnh làm cho con người giả tạo. Sự khiêm tốn làm cho con người thật hơn. 4. "Thank you" is the best prayer that anyone could say. I say that one a lot. Thank you expresses extreme gratitude, humility, understanding. -Alice Walker "Cám ơn" là lời nguyện cầu mà ai cũng nên cầu nguyện. Tôi thường xuyên nói cám ơn. Cám ơn thể hiện sự biết ơn, thể hiện sự khiêm tốn và hiểu biết của một con người. 5. The greatest friend of truth is Time, her greatest enemy is Prejudice, and her constant companion is Humility. -Charles Caleb Colton Người bạn tốt nhất của sự thật là thời gian, kẻ thù ghê gớm nhất của sự thật là thành kiến, và người đồng hành mãi mãi của sự thật là sự khiêm tốn. 6. Humility is really important because it keeps you fresh and new. -Steven Tyler Sự khiêm tốn rất quan trọng vì nó giữ cho bạn luôn trong trạng thái tươi mới. 7. Humility is throwing oneself away in complete concentration on something or someone else. Madeleine L'Engle Khiêm tốn là dẹp cái tôi qua một bên để hoàn toàn tập trung vào một việc gì hay một ai đó khác. 8. Humility is nothing but truth, and pride is nothing but lying. St. Vincent de Paul Khiêm tốn chính là sự thật, và sự ngạo mạn chính là sự dối trá. 9. Selflessness is humility. Humility and freedom go hand in hand. Only a humble person can be free. -Jeff Wilson Khiêm tốn là không có cái tôi. Khiêm tốn và tự do là hai trạng thái đồng hành. Chỉ có người khiêm tốn mới có thể tự do. 10. One cannot be humble and aware of oneself at the same time. Madeleine L'Engle, A Circle of Quiet Không ai vừa khiêm tốn mà lại vừa quá đề tâm vào bản thân mình.

  • Social Intelligence - Khả năng tương tác xã hội

    Khả năng tương tác xã hội là một trong những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo. Người có khả năng này sẽ luôn tỏ ra thân thiện, hướng ngoại, lịch thiệp, khéo léo và là nhà ngoại giao giỏi. Họ thật lòng quan tâm đến người đối diện, biết khi nào cần im lặng, lắng nghe, khi nào nói, biết cần phải nói gì, làm gì, thể hiện cảm xúc và hành động ra sao để tương tác tốt với bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Và quan trọng hơn hết là họ luôn khiến cho người khác hào hứng muốn làm việc, tham gia, hợp tác, cộng tác với mình. Người có khả năng tương tác xã hội vì vậy mà rất giỏi xây dựng quan hệ và nhờ vậy mà rất thành công. Social Intelligence - Khả năng tương tác xã hội là gì? Là khả năng lèo lái được mọi quan hệ và tương tác xã hội trong mọi hoàn cảnh một cách tự tin, thoải mái, tích cực, và hiệu quả. Người có SI - Social Intelligence - Khả năng tương tác xã hội là người thế nào? - Họ lắng nghe chủ động và tích cực: Lắng nghe là nền tảng để hồi đáp. Nếu không lắng nghe làm sao bạn biết người ta nói gì, quan điểm ra sao và cảm xúc thế nào để có thể tương tác trong "ngữ cảnh" chung? Vì vậy, người có SI luôn thật sự quan tâm lắng nghe câu chuyện, ý kiến, sự trình bày của người khác một cách tích cực, hay ghi chép để nhớ và luôn phản hồi một cách "liên quan" dựa trên những gì mình vừa nghe. Chính vì vậy người đối diện luôn cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe, được quan tâm, và do đó luôn mong muốn được tương tác và xây dựng quan hệ với họ. - Họ biết cần nói gì làm gì trong mọi trường hợp: Người có SI biết cách mở đầu câu chuyện, giữ cho cuộc đối thoại luôn tràn đầy năng lượng và cảm hứng, và kết thúc câu chuyện khi cần. Họ thật sự quan tâm, khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ cơ thể, biết cách biểu hiện cảm xúc theo dòng câu chuyện, hài hước, biết giới hạn những gì cần nói và không nên nói, hiểu rất rõ về văn hoá nên không phạm vào những điều cấm kỵ, lắng nghe, nhớ, và sử dụng những chi tiết quan trọng trong xây dựng quan hệ như tên người, câu chuyện của họ, điều họ quan tâm, cảm xúc của họ khi tương tác, vv. - Họ biết cách quản trị uy tín cá nhân: Mặc dù người có SI là người rất authentic - luôn là chính mình, không cần cố gắng, không giả mạo, nhưng họ cũng cân bằng được cách thể hiện uy tín cá nhân trong mọi cuộc hội thoại bằng cách thể hiện mình theo ngữ cảnh của người đối diện. Họ biết tương tác với người đi làm thì sao, với nhà ngoại giao thì sao, với trẻ em hay người lớn tuổi thì sao, và biết cách sử dụng đúng ngôn từ, ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, hành vi, cảm xúc trong từng trường hợp để bản thân luôn là mình nhưng lại cũng linh hoạt biến đổi theo hoàn cảnh. - Họ không đôi co, cãi cọ với ai: Người có SI hiểu rằng chuyện to tiếng cãi cọ, đôi co để "thắng" và làm cho người khác có cảm xúc tiêu cực là chuyện không nên chút nào trong xây dựng quan hệ. Do đó, dù đồng thuận hay không, họ cũng lắng nghe không phán xét, với cái đầu và trái tim mở, hướng đến tìm ra cái hay, cái tích cực, điều có ích trong ý kiến của người khác để hoàn thiện hơn quan điểm của mình. "Khi chúng ta tập trung vào người khác, thế giới của chúng ta mở ra". Làm thế nào để phát triển SI - Khả năng tương tác xã hội? 1. Luôn chú ý đến con người và hoàn cảnh xung quanh mình: "Ngữ cảnh" rất quan trọng trong giao tiếp và tương tác. Con người và câu chuyện cần nói, hay nên nói gì làm gì trong một hoàn cảnh có thể rất khác cũng với con người đó nhưng trong một hoàn cảnh khác. Do đó, luôn lưu ý đến settings - ngữ cảnh để thể hiện đúng, tôn trọng, phù hợp là điều cực kỳ cần thiết. Ví dụ cũng là đối thoại với một lãnh sự nhưng trong ngữ cảnh ăn tối thân mật sẽ hoàn toàn khác cũng người đó nhưng trong một buổi gặp gỡ trịnh trọng. 2. Phát triển EI - Emotional Intelligence - Trí tuệ cảm xúc: Đây là khả năng nhận thức, quản trị được cảm xúc bản thân, nhận thức và quản trị được quan hệ xã hội, và đương nhiên là nền tảng giúp bạn biết cần phải làm gì trong hoàn cảnh nào. Vì vậy người có SI là người có EI cao. Để rèn luyện EI, bạn nên đăng ký khoá học EI @ work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm đã post trên blog. bạn thấy không, tất cả những kỹ năng chúng ta học đều tương quan và hỗ trợ cho nhau, không thể xếp hàng quan trọng hơn không quan trọng bằng được. Quan trọng là chúng ta hiểu và vận dụng các kỹ năng cùng với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp. 3. Hiểu và tôn trọng khác biệt văn hoá: Tại Việt Nam thôi văn hoá vùng miền đã khác nhau, nói chi đến việc tương tác với các quốc gia khác có văn hoá quốc gia rất xa lạ với ta. Người có SI nghiên cứu và lưu ý kỹ các khác biệt về văn hoá và tránh tối đa những sai lầm có thể giết chết quan hệ từ văn hoá. Ví dụ, người gốc đạo Hồi chỉ sử dụng thực phẩm Halal. Nếu kiến thức cơ bản về văn hoá như vậy còn không biết thì làm sao giao tiếp? Do đó, người có SI chủ động và dành thời gian tìm hiểu, hết sức chú ý đến các khác biệt văn hoá để luôn ứng xử một cách có "trí tuệ xã hội". 4. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực và lắng nghe không phán xét: Không cần phải nói lại về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Không nghe thì không thấy, không thấy thì làm sao respond - phản hồi cho đúng nội dung, hoàn cảnh, ngữ cảnh, đó là chưa nói đến cả cảm xúc nữa. Lắng nghe chính là thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết để biết cần xử lý và phản hồi thế nào trong từng trường hợp. Đừng hỏi, nếu không lắng nghe. Đừng lắng nghe cho có, hãy lắng nghe bằng chính trái tim mình. 5. Xây dựng quan hệ sâu sắc với những người quan trọng trong đời: Người có SI mặc dù rất bặt thiệp và biết cách giao tiếp trong mọi tình huống nhưng lại không hề là người hời hợt. Họ nhận thức rất rõ, biết ơn những người quan trọng trong đời và luôn đối thoại sâu sắc với những quan hệ như thế. Họ cũng trân quý quan hệ và không bao giờ đưa người khác vào tình huống khó xử, chuyện đã rồi theo kiểu gài bẫy, mưu mô. Họ hiểu quan hệ mất rất nhiều thời gian và tâm sức để xây dựng nên không bao giờ "xài" phí quan hệ, học cách cho đi nhiều hơn nhận lại, và luôn chân thành trong mọi hoàn cảnh. Thật ra, nếu tổng hợp tất cả những gì một con người cần làm để nâng cao khả năng tương tác xã hội của mình thì chắc chỉ cần nói 1 chữ "love". Khi bạn thật sự quan tâm, thật sự yêu thương con người, bạn sẽ đương nhiên muốn tìm hiểu con người họ, câu chuyện của họ, cảm xúc của họ, cuộc đời của họ, và sẽ thể hiện cảm xúc, hành vi của mình một cách hết sức tự nhiên. Mọi sự quan tâm dối trá, hời hợt rồi ai cũng sẽ nhận ra, và kết nối thật không bắt đầu từ điều dối trá.

  • Tại sao xây dựng quan hệ là nền tảng để thành công

    Con người bản chất là social animal - động vật xã hội, nghĩa là ta tự nhiên có khuynh hướng kết nối, tương tác, sống bầy đàn, làm cùng, chơi chung. Vì vậy, khi ta cô độc, không kết nối được với ai, không giao tiếp được với người khác, không cộng tác làm việc được với người khác, ta cảm thấy tự ti, sợ hãi, lẻ loi và mất hết động lực phấn đấu, vươn lên, nói chi đến dẫn dắt đội nhóm, lãnh đạo, thành công. Trừ những người làm nghề đặc biệt như hoạ sỹ, thi sỹ, nhạc sỹ hay nghiên cứu trong phòng lab chẳng hạn, ít có nhu cầu cần tiếp xúc, hoặc chỉ cần tiếp xúc trong phạm vi rất nhỏ, tất cả những ai đi làm cũng cần phải tương tác và cộng tác với người khác. Trong phạm vi công sở, các quan hệ lại còn đa dạng và đôi khi phức tạp với đồng nghiệp, sếp, nhân viên, đối tác, khách hàng, v.v... Hãy tưởng tượng bạn không có quan hệ tốt hay hoà hảo với họ, tưởng tượng bạn gặp vấn đề về quan hệ với tất cả những cá nhân hay nhóm người khác nhau, cộng tác đã là chuyện khó khăn, nói chi đến việc tiêu tốn năng lượng để giải quyết mâu thuẫn, xung đột, xích mích. Người biết xây dựng quan hệ tốt sẽ có những lợi ích nào? - Vui vẻ, hài lòng, ít bị stress hơn trong công việc - Giao tiếp dễ dàng, nhanh chóng và tự do hơn nên làm việc hiệu quả hơn - Không sợ hãi bị "chơi" hay bị hành bởi chính trị công sở nên luôn tích cực, thoải mái, sáng tạo hơn trong công việc - Làm việc và dẫn dắt đội nhóm tốt hơn nên làm việc hiệu quả và thành công hơn - Kết nối được với mọi người nên luôn in-the-know - có thông tin dữ liệu sớm, xuyên suốt, liền mạch hơn, vì vậy phản ứng nhanh và linh hoạt hơn - Hoàn thành trách nhiệm công việc một cách dễ dàng và hiệu quả hơn nhờ sự hỗ trợ, đóng góp của người khác, phòng ban khác - Có nền tảng trở thành lãnh đạo xuất sắc vì được sự ủng hộ, hỗ trợ của người khác - Thành công trong tất cả những gì họ dự định làm Nói chung là, nếu ngồi kể lợi ích thì chắc kể hoài không hết. Tại mỗi thời đoạn sự nghiệp và tại từng vị trí khác nhau trong một tổ chức, level xây dựng quan hệ của mỗi người lại cần phải được nâng cao hơn, xuất sắc hơn để có thể thành công trong vai trò đó của mình. Vì vậy, nền tảng cơ bản này chính là bước đầu tiên giúp bạn vững vàng trên hành trình đi lên, vươn xa, thành công trong công việc và sự nghiệp của mình.

  • Làm người là làm gì?

    Đương nhiên khi nhắc đến AI - trí tuệ nhân tạo thì ai cũng phải hiểu là nó phát triển không có điểm dừng và đương nhiên nó sẽ làm cho cuộc đời và công việc của tất cả chúng ta đảo lộn. Giờ bạn nghĩ đi, tất cả những thứ app hay thiết bị kỹ thuật số bạn đang sử dụng có cái nào mà không ứng dụng AI vào trong đó để hiểu bạn hơn, để đưa ra đề nghị này nọ cho hợp ý bạn hơn, để dự đoán cả nhu cầu tương lai của bạn và tìm ra giải pháp “phù hợp” cho dù chữ “phù hợp” đó có nghĩa là bạn bị ép vào một lựa chọn nào đó dựa trên dữ liệu được phân tích. Cuối cùng, con người có thể rơi vào tình trạng bị “chăn dắt” bởi AI nếu không hiểu cách vận hành của mấy thuật toán thông minh. Cái gì trên đời cũng là con dao hai lưỡi, có tốt có tệ, có lợi có hại, tuỳ theo chuyện vũ khí rơi vào tay ai. Cho nên, tốt nhất là cứ phải học để hiểu và cứ phải tự mình tư duy suy nghĩ về lựa chọn của chính mình, mặc dù vẫn lắng nghe “lời khuyên thông minh” từ máy. Nếu AI sẽ chừa ra những kẻ xuất chúng thông minh, có đầu óc sáng tạo nằm ngoài cách sáng tạo bằng dữ liệu của máy, những người có đầu óc chiến lược, những nhà phát minh trong đó sẽ có những người lập trình cả AI, thì AI không chừa ai? Có lẽ là 99% những người còn lại trên thế giới này. Và tất cả những loại công việc gì mang tính lặp đi lặp lại, mang tính không cần suy nghĩ gì, quyết định có thể đưa ra trong vòng 5 giây thì đương nhiên nó sẽ đụng vào và thay thế. Vậy, nghĩa là có những loại công việc nó sẽ thay thế toàn phần, có những công việc nó sẽ thay thế một phần, và bất kỳ công việc gì bạn đang làm cũng phải không ít thì nhiều thay đổi. Đó cũng là lý do vì sao mà ai trong chúng ta cũng phải tư duy lại, đi học lại, nâng cấp kỹ năng và kiến thức của mình. Chấm hết. Không có con đường nào khác. Giờ, cuộc đua là ai nhanh ai chậm. Ai thức thời, ai mãi loay hoay giữa những cơn mê. Giờ, cuộc đua đã trả mọi người về lại với "số mo" (số 0). Ai hành động sớm hơn, đi học nhanh hơn, tiếp thu cái mới với đầu óc mở hơn, người đó sẽ được chọn để bước vào hành trình tương lai mới. Bạn đang đứng chờ bên đường, đang bận bịu với hiện tại, đang mơ màng với quá khứ hay đã làm xong kế hoạch chuyển hoá bản thân? Và trong cuộc đua về phía tương lai bất định kia, con người làm sao thắng? Đáng ngạc nhiên có lẽ không phải chuyện thắng thua trên đường đua kiến thức, vì trừ 1% xuất chúng, ai trong chúng ta qua mặt được AI? Đáng ngạc nhiên là, ta chỉ thắng khi ta là người, khi ta elevate - tạo ra sự thăng hoa trong thế giới mà điểm chạm cảm xúc, điểm chạm "rất người" trở thành độc đáo. Điểm chạm "rất người", vậy làm người là làm gì có lẽ ta cần hỏi, bởi khi biết làm người ta đương nhiên sẽ khác biệt trong thế giới mà tất cả đều bị mã hoá mà thôi. Làm người là làm gì? Đâu là những winning qualities - phẩm chất sẽ khiến cho chúng ta trở nên khác biệt ở tương lai phía trước? Và có lẽ đây là thứ mà tất cả những ai đang nuôi dưỡng cho những thế hệ tiếp nối cần phải biết, cần phải đưa vào cách ta giáo dục, hướng dẫn, định hướng cho các em hàng ngày. Làm người là làm gì? Xin chia sẻ vài phẩm chất quan trọng nhất mà mọi người nên nuôi dưỡng nhé. Compassion - Lòng trắc ẩn: Là sự đồng cảm với những khó khăn, đau khổ của người khác và mong muốn giúp đỡ họ vượt qua. Máy không có nhận thức, không có tình yêu thương, không có cảm xúc và đương nhiên sẽ chẳng bao giờ trắc ẩn. Empathy - Sự thấu cảm: Là khả năng chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm khi đặt mình vào vị trí của người khác. Máy chỉ phân tích dữ liệu một cách rất vô cảm và đưa ra kết quả hay dự đoán, còn ai tinh thần cảm xúc ra sao máy chẳng có quan tâm. Nhưng con người thì có khả năng quan tâm, có khả năng chia sẻ và kết nối. Collaboration - Khả năng cộng tác: Con người không vận hành bằng lập trình. Chúng ta tồn tại trong một cộng đồng. Chúng ta dựa dẫm vào nhau để tồn tại và phát triển. Chúng ta tìm nhau, cùng tư duy và đưa ra giải pháp với nhau, cùng hướng về mục đích tốt đẹp với nhau vì một nền văn minh nhân loại không lụi tàn. Đây là khả năng khiến cho ta khác biệt. Teamwork - Khả năng làm việc đội nhóm: Vì hiểu rõ tầm quan trọng của sự cộng tác nên người có khả năng làm việc đội nhóm, biết lui tiến nhịp nhàng, biết dựa vào sức mạnh của nhau và cộng hưởng sức mạnh thành điều kỳ diệu. Teamwork khiến cho con người hợp lực tạo ra thành tích cùng nhau. Máy không có tinh thần togetherness - cùng nhau. Máy chỉ có thể được lập trình để kết nối với nhau trên những tính năng cụ thể. Máy không biết cùng nhau brainstorm - động não bàn bạc và sáng tạo. Trustworthy - Khả năng xây dựng niềm tin từ người khác: Thuật toán kiểu gì thì cuối cùng vẫn phải quay về thuyết phục ai đó mua gì đó, làm gì đó, thay đổi sao đó… Có nhiều thứ máy có thể ảnh hưởng ở mức độ cơ bản và cho những người cam chịu bị “chăn dắt”. Còn lại, vẫn cứ phải do người này đi xây dựng niềm tin và thuyết phục người kia. Ai original - là chính mình, chân thật, tạo dựng được niềm tin hơn, ai đáng tin và đáng tin một cách vững bền hơn, người đó thắng. Tất cả những chiêu trò trước sau gì cũng hiện nguyên hình vì trên đời không ai bị gạt hoài gạt mãi. Niềm tin sẽ là điểm tựa quyền lực nhất để mang con người gần lại với nhau. Dừng lại ở đây vì nghĩ rằng như thế đã đủ để ta phải phản tư về cái sự làm người. Ta có đang làm người? Ta có đang nuôi dưỡng những thế hệ làm người? Hay nền văn minh nhân loại sẽ lụi tàn khi ta đang cố gắng học làm robot? Hai khoá học khác bạn có thể đăng ký tham gia miễn phí để học làm người: Self-management - Quản trị bản thân EI @work - Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm

  • Mù cảm xúc

    Ta đi học để học chữ, để xoá mù chữ. Nhà trường dạy ta 3 chữ R, Read- Đọc, Write – Viết, Arithmetic – Làm toán, những kỹ năng hết sức cứng phục vụ cho thời đại quá khứ, thời đại công nghiệp tập trung giải quyết các vấn đề sản xuất và quản trị. Giờ thế giới chạy như bay vào cuộc cách mạng công nghệ, và bỗng nhiên ta có người máy, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá với năng suất và hiệu quả làm việc gấp ta vạn lần. Vậy cuối cùng ta khác gì người máy? Phải chăng những bộ phim viễn tưởng về Rise Of The Machine – Sự trỗi dậy của người máy là đây, và một ngày nào đó ta sẽ trở thành nô lệ? Cái ta học trong trường, 3 chữ R, chẳng thể làm cho ta lớn hơn, vĩ đại hơn, khác biệt hơn người máy được? Nếu là con người, phải chăng điều khác biệt cơ bản giữa ta và người máy nằm ở chính chữ “người”? Phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos, CEO của Microsoft nói “human values such as common sense and empathy will be scarce – những giá trị rất người như lẽ thường tình và sự đồng cảm sẽ trở thành hàng hiếm”. Một nghiên cứu của đại học Michigan cho thấy 48% sinh viên ngày nay giảm đi sự quan tâm và đồng cảm với người xung quanh, và 34% không chấp nhận quan điểm của người khác. Hình như con người chúng ta không tương tác với nhau nữa. 87% các bạn trẻ không có nhu cầu tham gia vào câu chuyện đối thoại vì bận lướt điện thoại. Trong thế giới mà ta gọi là “kết nối”, ta, cá nhân ta, gia đình ta, cộng đồng ta chẳng thèm nhìn lấy mặt nhau. 51% các bạn teen thích chat online hơn là gặp nhau nói chuyện. 43% các bạn trẻ từ 18-24 tuổi nghĩ rằng nhắn tin thì cũng y như là gặp nhau nói chuyện mà thôi. Và vì vậy, chúng ta mất dần, mất dần chữ “người”, mất dần giá trị “người” mang đến điểm khác biệt cơ bản nhất giữa ta và máy. Nhà trường có nên suy nghĩ lại về cách dạy? Sự đồng cảm có nên được đưa vào chương trình giáo dục để chúng ta giữ lại phần “người”? Gần đây, đại học MIT đã đưa ra chương trình “Charm School – chương trình dạy cho các bạn sinh viên sắp ra trường cách tương tác với nhau, tương tác với con người như cách nhìn vào mắt người khác, cách báo tin không tốt mà không làm người đối diện bị sốc…. Tất cả chỉ để giúp cho sự đồng cảm của những người trẻ ưu tú về công nghệ và số hoá cân bằng lại một chữ “người”. Hôm nay ta có nên nghĩ lại về chữ “người” trong chính bản thân mình? Hay ta mù cảm xúc?

bottom of page