Tôi đã nhiều lần chia sẻ về tư duy phản biện, một trong những top kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21, cho tương lai bất định, và giúp các bạn trẻ hội nhập thế giới. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục nhận inbox những câu hỏi mà tôi nghĩ rằng các bạn phải tự hỏi mình, tự tìm ra câu trả lời, và đưa ra quyết định dựa trên những đánh gía cá nhân. Khi bản thân ta không phân tích vấn đề, không suy nghĩ, phản tư, tìm hiểu để tìm cách giải quyết vấn đề đó, mà chỉ khư khư tìm cách quăng câu hỏi cho người khác tìm lời giải đáp giùm, như vậy là vô trách nhiệm với bản thân. Ai sẽ ở đó mà trả lời cho bạn cả đời? Ba má? Người thân? Hay người xa lạ? Thực tế phũ phàng nè bạn, là không có ai cả. Trong cuộc đời này, chẳng ai quyết định giùm ai. Chỉ có ta, mới chịu trách nhiệm về các quyết định của chính bản thân mình. Nên thôi, đừng trốn tránh, đừng đùng đẩy, đừng quăng câu hỏi vào vũ trụ nữa. Khi ta bắt đầu từ bản thân, ta rồi sẽ tốt lên, và vũ trụ sẽ gởi vài tin nhắn.
Giờ, chia sẻ với các bạn 7 cách đơn giản để rèn luyện tư duy phản biện nhé.
1. Ask basic questions - Đặt những câu hỏi cơ bản cho bản thân: thế giới có thể vô cùng phức tạp. Nhưng không phải vấn đề phức tạp nào cũng cần giải pháp phức tạp. Có khi, vài câu hỏi và cách tiếp cận đơn giản là giải quyết được vấn đề. Phức tạp hoá, chỉ làm cho bạn mất phương hướng và tìm không ra đường trong mớ hỗn độn ấy mà thôi. Đặt vài câu hỏi đơn giản khi gặp vấn đề, ví dụ: - Ta biết gì về vấn đề này? - Biết qua kênh nào? - Ta muốn chứng minh, phủ nhận, hay giải thích điều gì? - Có điều gì liên quan mà ta chưa nghĩ đến hay không?
2. Question basic assumptions - Đặt câu hỏi phản biện những điều tưởng chừng như cơ bản: Rất rất nhiều người Việt bị ép vào khuôn khổ học thụ động, nghĩa là chỉ nghe 1 chiều rồi tiếp nhận thông tin chứ chẳng bao giờ chủ động suy nghĩ và đặt câi hỏi ngược lại, liệu điều người ta vừa nói có đúng không, tại sao đúng, tại sao có vẻ như chưa đúng. Có khi, điều người ta nói là thứ người ta giả sử như vậy thì sao. Không lẽ điều người ta cho là, lại trở thành chân lý đối với mình? Dễ vậy á? Sống nhờ vào tư tưởng và cách nghĩ, cách assume – giả sử của người khác thì sao gọi là tồn tại? ‘I think, therefore I am - Tôi nghĩ nghĩa là tôi tồn tại’ mà. Không nghĩ, thì gọi là ăn bám tư tưởng mới đúng. Nên, có nhiều khi, ai nói gì, cứ phải đặt câu hỏi ngược lại, xem điều đó có phù hợp, có đúng với hoàn cảnh, với giá trị, hay có khả thi không.
3. Be aware of your mental processes – Nhận biết cách bạn tư duy: con người thật ra bị môi trường, xã hội ảnh hưởng rất lớn. Do đó, có cực nhiều những thành kiến, những giá trị bản địa hay gia đình của riêng bạn tạo ra thành kiến. Khi đã thành kiến, thì không khách quan. Khi không khách quan, thì không có tư duy phản biện. Bạn dễ dàng cho phép mình đưa ra một kết luận hoàn toàn dựa trên những assumption – giả thiết cá nhân. Cho nên, đừng quá nhanh quá nguy hiểm. Đôi khi, ta cần dừng lại, hỏi mình, liệu ta có đang thành kiến cá nhân khi đưa ra quyết định này không?
4. Try reverse things – Đặt câu hỏi ngược: đây là cách gây sốc cho các vấn đề chưa giải quyết được. Vì anh ấy làm việc không tốt nên tôi không hiệu quả. Có khi nào là, vì tôi không hiệu quả nên anh ấy làm việc không tốt?
5. Evaluating the existing evidence – tìm hiểu và đánh giá những chứng minh đã có: Các bạn ai cũng biết câu của Issac Newton, ‘sở dĩ tôi có thể nhìn xa được là nhờ tôi đứng trên vai những người khổng lồ’. Tất cả những gì bạn đang tìm, câu hỏi bạn đặt ra, đâu đó đã có người tìm hiểu, nghiên cứu, chia sẻ, giải quyết. Sao không tự mình tìm, đọc, nghiên cứu để có thêm góc nhìn? Đây là điều dở nhất của bạn trẻ Việt Nam. Đụng vấn đề không biết tự mình chủ động tìm hiểu, cứ làm việc kiểu lười biếng là tìm shortcut – đường tắt. Tư duy gì kỳ vậy? Tư duy đường tắt thì bao giờ lớn lên? Cứ tìm cách đi ngang về dọc cho dễ thì cả dân tộc này mấy ngàn năm sau vẫn cứ đi làm thuê cho thế giới. Đặt câu hỏi chứ. Ai đã từng thu thập chứng cứ về vấn đề này? Họ làm bằng phương pháp gì? Tại sao?
6. Remember to think for yourself – Tự suy nghĩ: Các bạn làm ơn đi, tự mình bỏ thời gian ra mà suy nghĩ. Tất cả những gì các bạn đọc, tìm hiểu, nghiên cứu, hỏi, lắng nghe, cuối cùng đều là ý kiến và luận cứ của người khác. Bạn là người khác hay là mình? Nếu bạn thích cả đời làm người khác thì thôi miễn bàn. Còn nếu muốn được là mình, làm ơn ngồi xuống, xem xét thông tin, dữ liệu và suy nghĩ về sự đúng sai của nó. Đừng quá tự mãn, nhưng thinking for yourself is essential to answering tough questions – tự suy nghĩ mới là chìa khoá giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi khó trong đời.
7. Understand that no one thinks critically 100% of the time – Hiểu rằng không phải ai cũng sử dụng tư duy phản biện 100% mọi lúc mọi nơi: đã là con người, ai cũng có khi bị tình cảm và cảm xúc chi phối, và sẽ rơi vào trạng thái thiếu kỷ luật hay thiếu logic. And it's OK. Không sao cả. Khi ta đối diện với những vấn đề quan trọng, ta cần critical thinking. Không phải mọi quyết định lớn nhỏ trong đời đều phải sử dụng đến tư duy phản biện. Nên cứ bình tĩnh bước tới, nhưng dừng lại phản tư và sử dụng tư duy phản biện khi đó là một quyết định lớn trong đời.
Comentários