top of page

MINORITY COMPLEXITIES - NỖI LÒNG KẺ THIỂU SỐ


Cách đây 2 ngày gặp lại một người bạn Hà lan, là gíao sư và hiện cũng đang là coach (cố vấn, hướng dẫn) cho vài doanh nhân Việt. Tôi hỏi ông điều gì làm ông ngạc nhiên nhất trong quá trình làm coach cho các doanh nhân Việt. Ông trả lời bằng 2 chữ “Minority complexities”. Người Việt dù đã có một số thành công nhất định nào đó trong kinh doanh, song khi đối diện với các đối tác hay bạn bè nước ngoài vẫn có mặc cảm tự ti. Chính sự đan xen giữa sợ hãi, tự ti, mặc cảm, không biết hành xử thế nào trong một số hoàn cảnh, không biết tham gia vào câu chuyện thế nào khi giao tiếp ngoài công việc, cảm thấy không thể fit-in (hội nhập)… tạo nên cái gọi là minority complexities – nỗi lòng của kẻ thiểu số.

Tôi lại hỏi vậy ông làm gì để chữa bệnh này cho những người Việt mà ông đang coach. Ông rút trong hồ sơ ra cho tôi 1 tờ giấy A4 có ghi danh sách những gì học trò Việt của ông cần học thêm để chữa bệnh minority complexities. Danh sách bao gồm sách truyện cần đọc để hiểu về văn hoá phương Tây như A Tale of Two Cities của tác giả Charles Dickens (Chuyện hai thành phố), phim kinh điển cần xem để hiểu về các vấn đề xã hội như Citizen Kane của đạo diễn Orson Welles (Công dân Kane), báo và website cần theo dõi để cập nhật tin tức thế giới như tờ Guardian, lời khuyên nên tạo cho bản thân một sở thích và phát triển sở thích này, ví dụ nếu thích nhạc Jazz thì hãy tìm hiểu toàn bộ về lịch sử, các nhạc sỹ và ca sỹ nổi tiếng, sưu tầm các đĩa CD hay nhất, vv. Tất cả thật ra là những gì mà một người phương Tây bình thường đã được hướng dẫn học và tìm hiểu từ khi còn trong trường phổ thông. Khi có cái gọi là general knowledge – kiến thức tổng quát này, bạn sẽ tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp với mọi người trên thế giới.

Tôi đồng tình với ông, và kỳ thực trong sách Quảy gánh băng đồng ra thế giới, tôi cũng đã nhắc lại điều này rất nhiều lần. Thành công không có nghĩa là bạn chỉ biết có chuyên môn của mình. Bạn cần có EQ, cần có kiến thức nền để có thể đối thoại với bất kỳ ai trong hay ngoài công việc. Muốn làm được điều này, bạn cần mở rộng vùng quan tâm của mình, học hỏi các kiến thức tổng quát hàng ngày, liên tục như một thói quen trong cuộc sống để luôn luôn phát triển bản thân.


Comments


Bạn đã đăng ký thành công!

Nhập email để tự động nhận bài mới

©2021 by Nguyễn Phi Vân

bottom of page