top of page

TỐNG TIÊU, NGHÊNH TÍCH



Năm mới, chúng ta đã nói với nhau nhiều về sự tích cực, về tác dụng của tích cực đối với cuộc sống của mỗi người, và cách để giữ cho ta luôn tích cực. Tuy nhiên, xã hội không phải lúc nào cũng đứng về phía chúng ta. Có rất nhiều người chẳng tích cực chút nào xung quanh ta và họ như là một môi trường xấu, ảnh hưởng đến tinh thần, đến năng lượng, và hành vi của ta. Là một cá nhân, ta chẳng thể nào làm cho người tiêu cực biến mất trên cõi đời này. Sẽ luôn có họ và họ sẽ mãi ở đó để nhắc nhở ta cần trao dồi sự tích cực cho chính bản thân mình. Sau đây là 7 cách để tránh người tiêu cực, không cho họ ảnh hưởng đến cuộc sống hay xâm phạm vào năng lượng tích cực của bạn:


1. Set boundaries – Tạo ra giới hạn: đừng ép mình phải ngồi đó nghe người tiêu cực nói. Năng lượng xấu của họ sẽ len lén thấm vào người bạn. Hãy tự cho mình cái quyền tránh xa những người tiêu cực. Nếu phải gặp họ vì một việc gì đó, hãy giữ cho tương tác này thật ngắn. Ta không kiểm soát được sự xuất hiện của người tiêu cực, nhưng ta có thể chọn không tương tác với họ.

2. Avoid complainers – Tránh người bị bệnh phàn nàn: người suốt ngày chỉ biết phàn nàn sẽ chẳng tạo ra lợi ích gì cho cuộc đời người khác. Họ chỉ biết ra rả nói về vấn đề chứ chẳng bao giờ nghĩ ra giải pháp. Họ rất giỏi chê bai ý kiến của bạn và sẽ đẩy bạn vào cái hố sâu của sự chán nản.

3. Weed out negative employees – Loại bỏ thành viên tiêu cực: trong một tổ chức, một doanh nghiệp, nếu muốn xây dựng văn hoá tích cực, việc đầu tiên cần làm là loại bỏ những thành viên tiêu cực. Họ là con sâu làm rầu nồi canh. Họ có thể làm ảnh hưởng cả một nền văn hoá. Khi phát hiện những thành viên tiêu cực, bạn nên họp và nói rõ về thái độ của tổ chức, doanh nghiệp đối với năng lượng tiêu cực, cho họ cơ hội sửa đổi. Nếu không có chiều hướng sửa đổi tích cực, đôi khi ta phải nhổ cỏ bỏ đi cho cây cối có đất mà sống tốt.

4. Choose your battles – Chọn cuộc chiến: Đừng bao giờ xông vào tham gia cuộc chiến khi có ai đó nói hay làm gì khiến ta bực mình. Xông vào cãi làm cho bạn trở thành người hay cãi, và mở cửa cho tác hại tiêu cực lẻn vào nhà. Những kiểu nói này nói kia một cách tiêu cực chẳng có gì hay để bàn. Cứ cho qua đừng để ý. Thầy dạy vẽ của tôi hay nói “giận là bản thân đang trừng phạt chính mình vì lỗi lầm của người khác”. Bỏ qua, bỏ đi là thái độ cao thượng và giúp bạn khỏi tốn năng lượng hay thời gian vì những chuyện vô bổ chẳng ra sao.

5. Don’t over-analyze the situation – Đừng mắc kẹt vào hoàn cảnh: người tiêu cực nhiều khi rất vô lý. Hơi đâu mà ngồi đó phân tích xem họ nói vậy là dựa vào đâu và có ý gì. Bạn chỉ mất thời gian vô ích khi lắng nghe và suy nghĩ về những gì họ nói. Bạn nên học cách bàng quang với những thứ tiêu cực mà họ đang cố tiêm vào bạn.

6. Develop a support system – Xây dựng quan hệ tích cực: muốn loại bỏ người tiêu cực, bạn cần có hệ bạn bè, người thân tích cực quanh mình. Họ cũng là người sẽ chỉ ra cho bạn cụ thể người nào quá tiêu cực, người nào ảnh hưởng xấu đến bạn. Khi gặp trường hợp khó khăn do người tiêu cực gây ra, hãy tìm một người bạn tích cực để chia sẻ, để có lời khuyên và năng lượng tích cực từ họ mà bước tiếp.

7. Embody positivity – Ôm chầm lấy tích cực: nếu cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc quan trọng đối với ta, đừng cho phép ai có quyền phá nó. Đừng cho phép một thành kiến, một câu nói tiêu cực nào được quyền làm cho bạn buồn rầu, ủ dột, chán nản, lo lắng, giận hờn. Cố gắng giữ cho mình tích cực để năng lượng tốt này giúp bạn làm được nhiều điều có ích, nghĩ được nhiều ý tưởng hay, tạo ra nhiều trải nghiệm đẹp cho chính mình và cho những người xung quanh mình, cho cộng đồng và xã hội.

36 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
bottom of page