top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

THÁI ĐỘ


Hôm qua, ngồi trên uber nói chuyện với một cộng sự làm dự án. Bạn nói “Chị Phi, người Việt Nam mình kỳ lắm. Chưa biết người ta là ai, làm gì, background ra sao, nhưng cứ hễ thấy đang làm một việc gì đó không VIP, ví dụ như chỉ làm reception đón khách chẳng hạn, thì có thái độ coi thường. Mà coi thường ra mặt luôn nhe chị, bằng cách tỏ thái độ kênh kiệu và sử dụng lời nói ra vẻ kẻ trên người trước.”

Tôi cười, “ở đâu cũng có những người như thế em ạ. Họ là những kẻ cơ hội, xum xoe với kẻ trên, trịch thượng với người dưới. Có điều, người như thế chỉ được kiêu được một đoạn, chỉ căng được một thời gian. Rồi họ sẽ chẳng tới đâu.”

Đến đây thì anh uber nhảy sổ vào bình luận. Anh nói anh năm nay đã ngũ tuần, hồi xưa đi lính Campuchia, vào sinh ra tử nên rất trân quý con người và cuộc sống. Anh nói “chị ơi, người Việt Nam mình cái đó là thói quen rồi chị. Đại đa số là thế. Chỉ có một số ít vì có tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài mới biết lịch sự, cám ơn, xin lỗi, đối xử với con người như con người thôi chị. Còn lại, họ chỉ mình bề ngoài, nhìn giá trị lợI dụng mà đối xử với mọi người.”

Bạn dự án cười, nói hay mình tự phong cho mình chức tước, để cho họ đừng coi thường, ví dụ như chỉ làm việc check in khách, thì đặt cho chức là CCO. Tôi hỏi CCO là gì, bạn cười ngất bảo, là Chief Check-in Officer (Trưởng ban check in khách). Nghe oai vậy chắc là hết bị coi thường.

Bạn nghĩ sao về nhận xét của hai người trên đây và về thái độ của người Việt Nam mình khi đối xử với nhau? Nếu đối xử với nhau ta còn chưa làm tốt, hội nhập hay toàn cầu hoá có ý nghĩa gì?

33 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

BỊ “ĐÌ”

Commentaires


bottom of page