top of page
Ảnh của tác giảPhi Van Nguyen

Vấn đề là giải quyết vấn đề



Khi một vấn đề xảy ra, đặc biệt là khi vấn đề đó có độ emergency về thời gian cần giải quyết, ví dụ còn 30 phút nữa phải xuất hiện trong hội nghị trên zoom mà vì lỗi kỹ thuật không log on được chẳng hạn, thì đâu ai có đầu óc đâu mà nghĩ vấn đề này là lỗi của ai. Ở thế đó người ta chỉ muốn vấn đề được giải quyết mà thôi. Chấm hết!


Thế nhưng, trong thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi thấy các bạn trẻ rất hay bật defensive mode - trạng thái phòng thủ khi đối diện với vấn đề. Vấn đề xảy ra, chưa nghe cho hết, chưa hiểu cho đúng, chưa ghi nhận và làm rõ thông tin cho chính xác là đã lo “bảo vệ” mình bằng những cách biện minh, biện hộ, đổ thừa trước đã. Những câu thường nghe là “Em làm rồi. Em email rồi. Em nói bạn đó rồi” kiểu kiểu thế, và thường là tìm cách đẩy vấn đề ngược lại cho người kia tự giải quyết vì đó không phải là “lỗi” của mình. Ủa, ở đây có ai nói gì chuyện lỗi hay không lỗi, lỗi của ai, phải phê bình chỉ trích gì ai đâu. Người ta nêu ra vấn đề là để cùng bạn giải quyết thôi mà. After all - sau tất cả thì ai đó nêu ra vấn đề cũng chỉ muốn được giải quyết, và khi nói ra vấn đề thậm chí có rất nhiều khi người ta hông ai nghĩ gì về chuyện lỗi này của ai hết cả.


Nhưng khi bạn tự đưa mình vào thế “phòng thủ” và đưa qua đẩy lại, đổ chuyện này người kia, biện minh giá thích lung tung trong khi không làm chuyện cần thiết nhất lúc đó là giải quyết vấn đề thì bạn đang làm gì biết không? Bạn đang đổ dầu vào lửa, làm cho người đối diện nổi xung thiên vì cái sự vòng vo, thiếu năng lực, thái độ vô trách nhiệm và tâm thế “đổ thừa” thoát thân của chính bạn. Từ trạng thái vô tư không nghĩ gì đến lỗi nào của ai, người ta sẽ quay qua zero in - tập trung đổ cơn giận “vấn đê không được giải quyết” vào bạn. Vậy có phải là bạn tự tạo drama cho bản thân không? Chi vậy cho nó khổ.


Cho nên, vấn đề không phải là vấn đề là lỗi của ai. Vấn đề là phải giải quyết vấn đề nhanh, hiệu quả, thoả đáng cho người ta. Hôm nay chia sẻ với các bạn 3 gạch đầu dòng sau đây để hướng dẫn các bạn đổi “mode” từ “phòng thủ” sang giải quyết vấn đề hiệu quả nhé. Khi tiếp cận hoặc lắng nghe ai đó nêu ra một vấn đề, bạn cần:


Lắng nghe và ghi nhận thông tin khách quan

Hãy đặt mình vào thể thứ 3, khách quan, đứng ngoài vấn đề, không phải là nạn nhân hay kẻ phạm tội gì ở đây hết, không đó đóng vai gì trong cái bi kịch kia hết. Chỉ khi bạn ở thể khách quan thì bạn mới có thể lắng nghe và ghi nhận thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng để còn biết cách giải quyết vấn đề. Còn khi bạn đã chuyển vào trạng thái phòng thủ thì bạn có nghe đâu, toàn là suy nghĩ cách biện hộ biện minh, giải thích, tìm cách thoát thân mà thôi. Vậy thì sao mà biết cách giải quyết vấn đề?


Giải quyết vấn đề ASAP - ngay lập tức

Tiếp nhận vấn đề xong thì chuyện đầu tiên và duy nhất cần làm lúc đó là giải quyết nó cho xong đã. Mọi chuyện khác hạ hồi phân giải. Tập trung, tập trung, tập trung. Chỉ vậy thôi. Khi vấn đề đã được giải quyệt rồi thì vấn đề không còn là vấn đề và mọi khó khăn về cảm xúc sẽ biến mất. Nếu không, khi vấn đề vẫn là vấn đề thì bạn có nói gì, làm gì, đổi qua đổ lại kiểu gì thì bạn cũng sẽ bị trở thành “nỗi đau” hay “vấn đề mới” cần phải xử của người đối diện. Tập trung, tập trung, tập trung! Hô giùm khẩu hiệu này và tập trung giải quyết vấn đề giùm.


Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và giải quyết tận gốc

Đến đây, sau khi vấn đề đã được giải quyết rồi thì mình mới có thời gian và không gian để quay lại tìm hiểu nó kỹ hơn, tìm hiểu xem nguyên nhân gốc rễ tạo ra vấn đề đó là gì. Nếu nguyên nhân này có thể tạo ra “vấn đề” nhiều lần, lặp đi lặp lại với nhiều người khác nhau thì phải nghĩ ra giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề đó để nó không xảy ra lần nữa. Còn nếu nguyên nhân tạm thời, do lỗi kỹ thuật hay sơ suất gì đó trong khâu giao tiếp, do hiểu lầm, do lỗi không cẩn thận của một cá nhân nào đó chẳng hạn thì mình rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho team để extra cẩn thận, lưu ý nhắc nhở nhiều lần hơn cho mọi người cẩn thận hơn chẳng hạn.


Tóm lại, cứ nhìn vấn đề ở thể thứ 3 khách quan, giải quyết nó, đừng có thổi cảm xúc tào lao vào đó thì chuyện gì cũng giải quyết xong, dứt điểm và bình an. Còn nếu bạn cứ bật mode “phòng thủ” hoài thì bạn chỉ chọc cho nhiều người nổi cơn hơn nữa mà thôi chứ không hề giải quyết được vấn đề gì hết cả. Vậy nha. Vấn đề không phải là lỗi của ai. Vấn đề là vấn đề cần được giải quyết.


Các bạn có thể nghe podcast về chủ đề này tại đây:



4.217 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

留言


bottom of page