Chẳng ai muốn thất bại, nhưng ngay cả người giỏi nhất, hoành tráng nhất cũng đã từng thất bại. Sự thật là như thế. Arianna Huffington trước khi cho ra đời tờ Huffington Post đã từng bị 36 toà soạn từ chối bản thảo cuốn sách thứ 2 của bà. Trước khi xây dựng trung tâm giải trí Disneyland, Walt Disney bị nhà đầu tư đánh giá là thiếu sáng tạo, bị từ chối 302 lần trước khi được ngân hàng cho vay. Colonel Sanders, sáng lập viên của KFC, bị từ chối 1009 lần trước khi tìm được người chịu mua lại công thức gà rán của mình. Công ty đầu tiên của Bill Gates là một công ty chẳng làm ra sản phẩm gì hay ho, nên hoàn toàn thất bại.
Cuộc đời là dòng chảy muôn màu của thành công và thất bại. Ai trong chúng ta cũng có lúc thất bại. Thất bại có khi lớn, có khi nhỏ, có khi dường như muốn làm cho cả thế giới của chúng ta sụp đổ. Nhưng ai cũng đã từng và sẽ có khi thất bại. Người vĩ đại cũng thế. Ta cũng thế. Điều bạn cần làm sau khi thất bại, dù lớn dù nhỏ, là giải quyết hậu quả một cách thản nhiên khi biết rằng trong đời ai cũng có lúc thất bại. Tôi cũng vậy. Bạn cũng vậy. Sau đây là 6 điều bạn nên làm khi gặp thất bại nhé:
1. Accept that failure is part of life – Thừa nhận rằng thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống: Cứ thản nhiên chấp nhận. Đừng trốn tránh. Thất bại không tự biến mất. Nó cần được giải quyết hậu quả. Do đó, bạn nên sống với nó chứ không nên bỏ chạy. Khi ta bước ra khỏi vùng an toàn để làm một việc gì đó mới, chuyện ta thất bại là điều hết sức bình thường. Bạn thấy đấy, người vĩ đại như Thosmas Edison, Albert Einstein, hay Steve Jobs cũng đã từng thất bại. Có khác chăng là họ đã biết cách chuyển đổi năng lượng thất bại của mình thành năng lượng tích cực cho những điều hay ho khác của tương lai.
2. Realize it’s OK to get upset – Hiểu rằng buồn bực là chuyện bình thường: Dù bạn đang cảm giác như mình đang chìm tận đáy hay đang bị bao vây bởi một loạt những khó khăn, cảm giác lo lắng, bực bội là chuyện hết sức bình thường. Hãy để bản thân mình gặm nhấm những cảm giác đó. Đừng cố quá sức để đẩy lùi cảm giác tiêu cực của bản thân. Điểu bạn cần làm là xả stress, xả tiêu cực chứ không chống lại. La hét, giậm chân, chạy bộ, đi dạo…, hãy làm bất kỳ điều gì giúp bạn xả hết những buồn bực và lo lắng. 3. Reflect on the lessons – Nghiền ngẫm bài học cho bản thân: Bạn cần phải hết sức chân thật với bản thân mình. Hỏi mình chuyện gì đã xảy ra, tôi sai chỗ nào, tại sao tôi sai. Học hỏi từ thất bại để tránh lặp lại thất bại đó lần nữa. Đây là 3 câu hỏi có thể giúp bạn học hỏi và tìm ra cơ hội mới từ thất bại: a. Tôi học được bài học gì từ thất bại này? b. 3 ảnh hưởng tích cực của thất bại này là gì đối với tôi? c. Thất bại này giúp tôi lớn lên và phát triển bản thân thế nào?
4. Own your mistake – Hãy sở hữu thất bại của mình: Nếu bạn thật sự chân thật với bản thân, bạn sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về chuyện thất bại của mình. Khi tự nhận sai lầm, bạn đang nói với cả thế giới rằng bạn là người có trách nhiệm, chân thành, chính trực, và dễ làm cho người khác khôi phục niềm tin đối với bạn hơn.
5. Redefine what failure means to you – Định nghĩa lại ý nghĩa của thất bại đối với bản thân mình: có khi thất bại chỉ là một cơ hội cần thiết để bạn nhận ra rằng mình cần phải dịch chuyển mục tiêu hay tìm lại ước mơ mà mình vội quên trong dòng chảy cuộc đời. Ta cứ xem rằng thất bại là một phần trong bài học lớn hơn của cuộc sống, hay một bài học đáng giá mà nếu không có thất bại này bạn sẽ chẳng bao giờ học được. Bạn thử nhìn thất bại theo những góc nhìn này xem sao nhé: a. Thất bại dạy cho ta là một cách tiếp cận nào đó dường như chưa đúng, chưa thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó. Nhưng điều này cũng có nghĩa là còn nhiều lựa chọn tiếp cận khác mà ta cần xem xét. b. Mỗi lần thất bại, nỗi sợ hãi thất bại của ta càng giảm xuống & do đó cho ta cơ hội đối diện với những thử thách lớn hơn. c. Cho dù bạn thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa, bạn sẽ chẳng thất bại nếu bạn không bao giờ đầu hàng với thất bại.
6. Take action & move on – Hành động và tiếp tục bước đi: Đây là bước quan trọng giúp bạn trở về trạng thái cân bằng. Giải pháp của bạn là gì? Bạn sẽ làm gì để giảm thiểu rủi ro cho những người liên quan? Bạn sẽ làm gì để mọi việc trở lại hoạt động? Hành động là cần thiết giúp ta đối mặt với thất bại, và tiến về phía trước. Hãy bắt đầu một dự án mới, một công việc mới, những hoạt động mới. Hãy nhớ bài học mình đã học và mang nó làm hành trang đi vào tương lai. Hành trang đó sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng, và ngày càng kiên cường bước đến thành công.
Comments