top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

7 CÂY QUYỀN LỰC



Vào những năm 1950, nhà tâm lý học John R. P. French và Bertram Raven xác định thế giới có 5 loại quyền lực. Đến thế kỷ này, người ta đã nâng số cây quyền lực lên thành 7. Bạn suy nghĩ xem mình đang có quyền lực hay không, người khác đang sử dụng quyền lực thế nào, và bạn chọn xây dựng quyền lực ra sao cho bản thân mình nhé.


1. Titular Power – Quyền lực từ chức tước: cái quyền này đi kèm với cái chức bạn được ban cho. Ví dụ làm trưởng phòng thì có nhiều quyền hơn làm nhân viên. Đây là quyền làm boss mà. Quyền này thì nhiều người say lắm. Có khi đạp hết mọi người xung quanh chỉ để đấu tranh giành chút quyền chức như này. Có điều, người lạm dụng quyền này quá mức thì dễ bị người dưới quyền ghét và khinh lắm.


2. Coercive Power – Quyền cưỡng ép: người có quyền phạt người khác thì có quyền gọi là quyền cưỡng ép. Quyền này đôi khi đi kèm với chức tước nhưng đôi khi cũng có khi được đặc trách một dự án, công việc gì. “Đến deadline là không xong thì tôi cho anh nghỉ việc”, đại loại thế.


3. Reward Power – Quyền khen thưởng: người có quyền này có thể ban phát bổng lộc, danh tiếng các kiểu cho người khác và vì thế họ có quyền lực rất lớn. Quyền này cũng vậy, có khi gắn liền với chức tước, có khi do được đặc trách. Người có quyền này sử dụng phần thưởng để huých ai làm chuyện gì. Có điều, phần thưởng thì chỉ mang tính ngắn hạn, tức thời, chứ không khiến ai dời sông lấp biển gì được cả.


4. Referent Power – Quyền ảnh hưởng: người có quyền này được người khác thích nhờ vào cá tính và biết cách tạo ra cộng đồng follow mình. Người ta follow vì trung thành, vì nể trọng, vì tình bạn, vì ngưỡng mộ, vì tình cảm, vì mong muốn được tham gia cộng đồng, vv. Người nổi tiếng trong các lĩnh vực và được nhiều người follow thì có referent power. Người có quyền này thời facebook thì nhiều lắm đây. Họ chính là những influencer – người có sức ảnh hưởng.


5. Connection Power – Quyền kết nối: người quen biết rộng, có thể bắt điện thoại gọi cho 1 người nổi tiếng hay có quyền lực nào đó một cách dễ dàng mà không ai khác làm được thì trở nên quyền lực. Quyền lực này đến từ network các quan hệ xã hội của họ. Cho nên, có khi họ hẳng có chức gì mà vẫn có thể có quyền. Những người là trung tâm của các cộng đồng, người tạo ra hoặc là nhân tố kết nối chính giữa các cộng đồng, online hay offline, tự tạo cho bản thân quyền lực.


6. Informational Power – Quyền lực thông tin: mấy loại trên là quyền lực người ta sử dụng trước giờ. Nhưng khi thế giới chuyển sang giai đoạn hiện nay là Information Age – Thời đại tri thức, ai mà nắm nhiều thông tin hơn, tiếp cận thông tin, dữ liệu độc quyền mà người khác không tiếp cận được, biết nhiều hơn về cách sử dụng thông tin thì trở thành người có quyền. Khi nghĩ tới chuyện gì cần hỏi ý kiến vì hiểu biết của bạn rộng hơn, người ta tìm đến bạn. Vậy là bạn có quyền lực.


7. Expert Power – Quyền chuyên gia: người giỏi nhất trong ngành nghề của mình, người mà nói đến ngành nghề đó người ta phải nghĩ đến thì người đó là chuyên gia trong ngành và có quyền lực của một chuyên gia. Vì bạn giỏi hơn, trải nghiệm nhiều hơn, kiến thức sâu hơn trong ngành, ai cần lời khuyên gì cũng sẽ tìm đến bạn. Quyền lực chuyên gia là thế.

Bạn tưới cây quyền lực nào thì cây đó lớn. Là do bạn chọn thôi. Suy nghĩ kỹ đi nhé.


Các bạn thấy đó, đâu cần phải chờ ai ban cho chức quyền gì. Nếu muốn đạt được một số thành tựu và cần chút ảnh hưởng để thực hiện mục tiêu của mình, bạn còn 2 cách làm thời đại mới – information and expert power. Mình có thể sử dụng 2 cách này để disrupt – tái định nghĩa thế giới mà. Làm như thế nào? Bạn tự suy nghĩ cho ngành nghề của mình đi nhé! Người có information & expert power không cần ai nắm tay chỉ 1, 2, 3.


Chúc các bạn thành công!

50 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page