top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

FOMO



Tình hình là chúng ta luôn dán mắt vào điện thoại. Tình hình là chúng ta nếu không nghe điện thoại, check email, thì cũng đang đọc tin tức hay thả tim trên facebook, snap chat, whatsapp, viber, hay wechat….. Nhiều khi bạn chỉ muốn liếc qua xem FB có cập nhật gì mới hay có ai comment gì đó hay không, rồi tự nhiên bị dán vào đó nửa tiếng, một tiếng…. Bệnh này gọi là bệnh FOMO – Fear of missing out – Sợ biết sau. Hễ có tin nóng gì mới thì mình phải biết trước, share trước, bình luận trước.


Jonathan Smallwood, một nhà tâm lý học vừa công bố nghiên cứu về sự mất cân bằng giữa tính sáng tạo của một con người với sự sao nhãng do thông tin tạo nên. Ông cho biết khả năng suy nghĩ sáng tạo và cân nhắc những quyết định dài hạn là hai khả năng cực kỳ quan trọng giúp con người giải quyết những vấn đề mang tính bản lề, giúp ta thành công trong tương lai. Tuy nhiên, hai khả năng này đòi hỏi người ta phải tách mình ra khỏi thông tin bên ngoài, tập trung vào chính suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, trong một không gian im lặng.


Tôi gọi đó là khả năng “đối diện với chính mình”. Nếu sự im lặng là ngôi nhà nuôi dưỡng tính sáng tạo và khả năng suy nghĩ dài hạn, nghĩa là ta phải ngắt kết nối với thế giới khi cần im lặng. Chia sẻ với các bạn một số cách tiếp cận có thể thử để xây cho mình ngôi nhà im lặng nhé.


1. Cho mình 5 phút mỗi ngày: bạn hãy tập cho mình một không gian hoàn toàn im lặng 5 phút mỗi ngày. Nghe có vẻ dễ nhưng đối với người chưa bao giờ làm sẽ hơi khó khăn đấy. Ngắt kết nối, đối thoại với chính mình, tập trung vào việc mình cần suy nghĩ, rà soát cảm xúc của mình trong ngày xem sao.

2. Dẹp điện thoại: tôi chắc là nhiều bạn đang bị nghiện điện thoại. Khi nuôi dưỡng sự im lặng, hãy tắt điện thoại, tránh xa máy tính, cho phép mình được biến mất khỏi hệ thống kết nối 5 phút trọn vẹn.

3. Sử dụng tai nghe giảm thanh: nếu môi trường xung quanh ồn ào quá, khó tìm thấy sự im lặng quá, hãy sử dụng tai nghe giảm thanh, tách mình ra khỏi sự ồn ào của môi trường.

4. Gác danh sách công việc cần làm sang một bên: bạn mà làm checklist công việc rồi thì cứ để sang một bên. Thời gian im lặng không phải để bạn nhớ danh sách công việc cần làm. Thời gian này để ta tập trung suy nghĩ, phản tư, tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề lớn và dài hạn.

5. Viết: trong thời gian suy nghĩ, đừng làm gì khác. Đừng viết gì ra giấy. Hãy để cho dòng suy nghĩ của mình được chảy tự do, tiếp nối. Hết thời gian im lặng rồi, khi đó bạn có thể ngồi viết ra những gì mình suy nghĩ để ghi nhớ nhé.


Hãy đối xử tốt với bản thân mình. Hãy cho mình cơ hội sáng tạo, cơ hội suy nghĩ dài hạn, chiến lược, cho mình cơ hội thành công. Chỉ là 5 phút im lặng mỗi ngày. Chữa cho mình cái bệnh FOMO.

51 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commenti


bottom of page