top of page

EMPATHY



Một trong những môn học chính khoá của hệ thống trường Đan mạch là “Klassens tid”. Môn này dạy các em giúp đỡ bạn bè và chỉ cạnh tranh với chính mình.


Đan mạch là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo báo cáo hạnh phúc thế giới của Liên Hiệp Quốc. Và một trong những lý do giúp họ hạnh phúc là đưa môn empathy – thấu cảm vào dạy trong trường học từ những năm 1993.


Empathy – thấu cảm giúp xây dựng quan hệ, ngăn ngừa hành vi bắt nạt, và giúp con người thành công trong sự nghiệp & cuộc sống. Empathy là nền tảng phát triển lãnh đạo, doanh nhân & vị trí quản lý trong một tổ chức.


Tại Đan mạch, trẻ em 6-16 tuổi được học mỗi tuần 1 tiếng đồng hồ về empathy, và môn này được xem như môn quan trọng, không kém môn toán. Trong tiết học, học sinh và giáo viên cùng thảo luận các vấn đề học sinh gặp phải, dù ở trường hay ở nhà, và cùng tìm giải pháp bằng cách lắng nghe & thông cảm. Nếu không có vấn đề gì để bàn, thì mọi người cùng relax và tận hưởng hygge – một từ không dịch thẳng ra được nhưng có ý nghĩa là “ tạo ra không gian thân mật một cách cố ý”, hay có thể giải thích là mang đến không gian ấm áp, sáng ngời, ở đó bạn bè cảm thấy được welcome, chia sẻ thân mật với nhau. Hygge trở thành một hiện tượng trên thế giới và Amazon hiện bán 900 đầu sách khác nhau về Hygge.


Một trong những cách tiếp cận trong công việc tốt nhất của người Đan mạch là team work – làm việc nhóm. Họ không tập trung vào việc trở nên giỏi hơn, thắng, vượt qua mặt người khác, mà tập trung vào giúp đỡ những người không được như mình.


Competition – cạnh tranh là với cạnh tranh với bản thân, để ta tốt hơn mỗi ngày, không phải để qua mặt người khác. Vì vậy, trường học tại Đan mạch không phát thưởng, mà chỉ xúc tiến văn hoá tạo động lực để phát triển tốt hơn. Trẻ em Đan mạch được vui chơi thoải mái (free play). Chính free play giúp các em phát triển kỹ năng đàm phán và khả năng thấu cảm. Collaborative learning – học qua cộng tác là cách đưa trẻ em mạnh yếu khác nhau về nhiều khía cạnh cùng tham gia làm việc nhóm trong lớp để các em giúp nhau tiến bộ. One cannot succeed alone and that helping others leads to better results – Một người không thể tự mình thành công được. Giúp đỡ người khác sẽ giúp mang lại kết quả tốt hơn cho tất cả.


Những ngày đi học thiết kế trải nghiệm ở quốc gia này học được thế. Việt Nam có biết thấu cảm, giúp đỡ nhau, hay đạp lên nhau mà tiến? Trường Việt Nam có dạy học sinh phát triển khả năng thấu cảm, một môn quan trọng ngang ngửa toán hay không? Người ta tập trung vào tạo động lực phát triển bản thân từ bên trong. Có phải chúng ta chỉ lo chuyện tạo động lực thắng thua bằng điểm số & xếp hạng?

74 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

MỒNG THẤT

bottom of page