top of page

GENERATING IDEAS – TẠO Ý TƯỞNG



Hôm qua, trong bài Complex Problem Solving – Giải quyết các vấn đề phức tạp, tôi có giải thích 4 bước triển khai. Trong đó, bước số 2 là generating ideas – tạo ra ý tưởng về giải pháp. Tôi cũng có hứa, hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn 9 công cụ để sáng tạo ra ý tưởng giải pháp mới. Các bạn tham khảo đây nhé.


Công cụ 1: Brainstorming – Cùng vận dụng trí não để tìm ra ý tưởng mới. Đây là cách đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ nay. Brainstorming kết hợp cách tiếp cận thoải mái, tự do giúp mọi người sáng tạo tốt hơn. Trong môi trường này, mọi ý tưởng đều được tôn trọng, cho dù nghe có khùng cỡ nào đi chăng nữa. Ý tưởng có thể trở thành giải pháp. Nhưng ý tưởng cũng có thể chỉ là đường dẫn cho những ý tưởng mới. Khi brainstorm, tránh hoàn toàn mọi hình thức chỉ trích hay tiêu cực. Cuối buổi, các ý tưởng sẽ được đánh gía lại để tìm ra ý tưởng tốt nhất cho giải pháp.


Công cụ 2: Brain-writing – Viết ý tưởng: khi brainstorm, điểm yếu của phương pháp là mấy người to mồm hơn sẽ nói nhiều, rồi nhóm hay hùa theo. Trong khi đó, nhiều người ít nói có thể có ý tưởng rất hay nhưng lại ngại chẳng nói ra. Do đó, cho từng cá nhân ghi ra ý tưởng của mình rồi tổng hợp lại cũng là cách hay để thu thập ý tưởng của tất cả mọi người.


Công cụ 3 – Reverse brainstorming – Ngược với brainstorming: đây là cách sử dụng cả brainstorming và cách tiếp cận ngược lại để tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Bạn bắt đầu bằng các hỏi 2 câu hỏi ngược lại. Thay vì hỏi “How do I solve this problem – Làm cách nào để giải quyết vấn đề này?”, bạn hỏi “How could I possibly cause the problem? – Làm cách nào tạo ra vấn đề này?” Và thay vì hỏi “How do I achieve these results – Làm cách nào để đạt được kết quả này?”, bạn hỏi “How could I possibly achieve the opposite effect – Làm cách nào để tạo ra hiệu ứng ngược lại?” Sau đó, bạn brainstorm giải pháp ngược thoải mái. Đừng bỏ ý tưởng nào. Sau khi đã brainstorm ra hết giải pháp ngược, bạn giờ có thể lật ngược những giải pháp này để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Sau đó, đánh giá và chọn phương án.


Công cụ 4: Star-bursting – Hỏi tới tấp: đây là cách hỏi dồn khi ai đó đưa ra một ý tưởng. Đây là cách tôi hay sử dụng khi coach cho các bạn startup. Khi hỏi dồn, ví dụ “Sản phẩm có tính năng gì? Chi phí giá thành bao nhiêu? Giá bán bao nhiêu? Bán ở thị trường nào? Ai mua?”. Cách hỏi dồn vừa để hiểu tận tường, vừa để đặt ra thử thách cho mọi người tìm ra mọi khía cạnh liên quan của vấn đề. Tuy nhiên, người hỏi phải hiểu và biết cách đặt câu hỏi liên quan và hệ thống. Star-bursting là một cách brainstorm nhưng tập trung vào việc tạo ra câu hỏi. Câu hỏi này dẫn dắt câu hỏi tiếp theo và cứ như thế.


Công cụ 5: The Charette Procedure – Qui trình Charette: đây là cách được sử dụng từ lâu và dành cho nhóm brainstorm đông người. Vì đông người nên phải chia thành nhóm nhỏ. Mỗi nhóm được giao một đề tài khác nhau để brainstorm và đưa ra ý tưởng. Sau đó, các nhóm sẽ xoay vòng ý tưởng và xây dựng tiếp ý tưởng dựa trên nền tảng của nhóm trước. 1 ý tưởng vì vậy được chuyển từ nhóm này sang nhóm khác cho đến khi ý tưởng được đóng góp bởi tất cả các nhóm.


Công cụ 6: Crawford’s Slip Writing Method (CSM) - : trong trường hợp bạn muốn nhiều người, ví dụ cả phòng hay cả công ty đóng góp ý kiến thì sao? Cách này chắc chắn là ai cũng góp được tiếng nói chứ không phải chỉ những người to mồm hay có tầm ảnh hưởng. CSM khá tương đồng với brain-writing, dễ sử dụng, đặc biệt khi nhóm đông người, khi có ít thời gian, hoặc khi bạn muốn đám đông tham gia tương tác. Cách này có 3 bước: - Thu thập ý tưởng do cá nhân viết ra - Phân tích và xếp theo nhóm dữ liệu - Báo cáo kết quả


Công cụ 7: Round-Robin Brainstorming – Brainstorm xoay vòng: để tránh người có ảnh hưởng tác động đến người ít nói, cách này gồm 6 bước như sau: - Nhóm ngồi xung quanh bàn tròn - Người hướng dẫn giải thích vấn đề, giải thích mục tiêu bài tập, trả lời bất kỳ câu hỏi nào nếu có, rồi yêu cầu từng cá nhân tự suy nghĩ - Yêu cầu tất cả mọi người viết ra ý tưởng của mình - Yêu cầu mọi người chuyển ý tưởng đã viết của mình cho người bên cạnh - Yêu cầu mọi người đọc và lấy cảm hứng từ ý tưởng của người bên cạnh để nghĩ ra một ý tưởng mới - Cứ xoay vòng cho đến khi nhóm có thật nhiều ý tưởng

Đối với các nhóm ít nói, thụ động, đây là cách brainstorm hiệu quả.


Công cụ 8: Role-storming – Brainstorm trong vai trò người khác: Có khi, bạn có ý tưởng hơi quá sáng tạo chút, và bạn ngại không dám nói ra. Tuy nhiên, khi được đóng vai người khác, bạn sẽ dễ chia sẻ hơn. Con ngừơi sinh ra vốn dễ hài lòng với cái gì dễ, nên ngại nghĩ thêm, ngại nói điều có vẻ không bình thường, sợ thấy mấy người nói nhiều và tự tin thì im luôn, hoặc bị đẩy vào thế phải suy nghĩ tại chỗ thì khớp. Do đó, khi được phân vai, kiểu “Nếu là bộ trưởng bạn sẽ làm gì?” chẳng hạn, nhân vật bạn đóng sẽ giúp bạn có cái nhìn mới, cách tiếp cận mới, và đưa ra ý tưởng cũng mới hơn.


Công cụ 9: Online Brainstorming – Bàn online: trong thế kỷ 21 này, 1 team có thể ở nhiều quốc gia hay khu vực địa lý khác nhau. Do đó, team có thể brainstorm online sử dụng phần mềm hay app nào đó, ví dụ như Google doc, Eztalks Meetings, Stormboard (online whiteboard – bảng trắng online), Mural, Pinterest, Trello. Software để brainstorm online thì nhiều lắm. Bạn cứ search và thử xem cái nào hợp nhất thì sử dụng. Thường thì tất cả các software đều cho phép brainstorm real-time – tức thì.


Nhiêu đó là quá đủ xài rồi nhé. Giờ thì đi tạo ý tưởng và giải pháp mới đi. Đừng đổ thừa không biết làm sao nữa nhe.

127 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page