Mấy ngày đi châu Âu, qua 3 nước đều nghe người ta nói về global citizenship – công dân toàn cầu. Dù là trong cuộc họp về giáo dục nói về việc chuẩn bị cho trẻ, hay trong những cuộc họp của các thành phố nói về chất lượng sống cho người dân. Hôm qua, đọc một bài trên trang của Diễn đàn kinh tế toàn cầu, lại báo chữ global citizenship đang trending – thời thượng. Ai ai cũng nói về nó. Mà chuyện này thì tôi đã nói ra rả từ năm 2016 khi ra cuốn Quảy gánh băng đồng ra thế giới rồi. Tuy nhiên, sao global citizenship lại trending như vậy?
Có lẽ là vì anh hoạ sỹ người Trung quốc Ai Weiwei vừa nhận giải công dân toàn cầu tại Toronto tuần này. Rồi tổng thống Obama phát biểu lại phát biểu một bài dài cũng tại Toronto về tầm quan trọng của công dân toàn cầu. Gần đây, người dân New York còn tổ chức cả một lễ hội công dân toàn cầu tại Central Park. Thật ra, đây là sức ép đương nhiên trong chuyển động chung của thế giới.
Internationalization in higher education – Quốc tế hoá giáo dục đại học: tại các trường đại học châu Âu tôi đã gặp gỡ trong chuyến đi lần này, trong các mục tiêu của họ đều có sự chuẩn bị cho sinh viên đối mặt với quốc tế hoá. Điều này có nghĩa là sau khi ra trường, sinh viên phải có đủ kỹ năng và kiến thức để làm việc quốc tế. Nếu không, các em sẽ khó tìm việc làm tại các tập đoàn quốc tế. Vì vậy, công dân toàn cầu đã trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình đại học.
Global citizenship & Soka education – Công dân toàn cầu & giáo dục giáo dục Soka tại Nhật: công dân toàn cầu không phải là một khái niệm mới. Đây khái niệm đã xuất hiện từ những năm 1930 tại Nhật qua chuyển động của phong trào giáo dục Soka – nghĩa là tạo ra giá trị. Chuyển động này nhằm chống lại chủ nghĩa quốc gia tại Nhật vào thời đó. Makiguchi, người dẫn dắt phong trào này, cho rằng giáo dục chính là con đường giúp con người có chất lượng sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Và hạnh phúc là nhận thức trong quá trình chuyển đổi, tạo ra giá trị qua tương tác hàng ngày trong xã hội. Và xã hội đối nghĩa là thế giới. Thế giới này tất cả đều kết nối với nhau. Và chỉ bằng cách nuôi dưỡng những công dân toàn cầu, những người sẽ đóng góp không ngừng cho xã hội, con người mới củng cố được những nền tảng hoà bình.
“The well-being, happiness and betterment of society are possible when you can think from the perspective of not just yourself but you as a member of this world. – Chất lượng sống, hạnh phúc và sự tốt đẹp của xã hội đều có thể đạt được khi chúng ta nhìn từ góc nhìn không phải chỉ cá nhân mà như một thành viên trên thế giới này.”
Global citizenship bao hàm nhận thức về bản thân và người khác trên thế giới, về trách nhiệm xã hội, và việc tham gia đóng góp vào xã hội toàn cầu đó.
Hình: Kết quả khảo sát năm 2016 về nhận thức công dân toàn cầu tại một số quốc gia. Câu trả lời: Tôi nhận thấy bản thân là một công dân toàn cầu hơn là công dân của một quốc gia.
Màu xanh đậm: rất đồng tình Màu xanh nhạt: đồng tình Màu vàng: có chút không đồng tình Màu đỏ: Rất không đồng tình
Trung bình cả thế giới, 51% đồng tình
Comments