top of page
Ảnh của tác giảPhi Van Nguyen

KỊCH BẢN “SỐNG CHUNG” NÀO?




Mình là người cẩn thận với sức khoẻ, nên dù 1/10 thành phố đã mở cửa sống chung với dịch, mình vẫn wfh. Không cần thiết phải gặp f2f và có thể giải quyết vấn đề online thì mình online hết, đỡ tốn thời gian di chuyển, giữ an toàn khi dịch bệnh chưa hề chấm dứt, và để đỡ phải mất công lo lắng khi tiếp xúc với F0. Vậy, mà ngày đầu tiên ra đường đi họp offline sau cả tháng kiên cường wfh, mình được tin một bạn tại văn phòng mình đến dương tính. Ừ thì chuyện đến nó đến, mình chấp nhận và xử lý thôi. Cả công ty gọi nhau tơi bời để test nhanh rồi test PCR, trước hết là để cho bản thân mỗi người an toàn, sau đó là để lên kịch bản công việc tiếp theo cho những thứ đang dang dở của những người lỡ bị kéo theo dương tính. Nhưng qua một trận đó, mình cảm thấy sức ảnh hưởng cực lớn của rủi ro lên thực tế hoạt động của từng tổ chức, doanh nghiệp.

Trước hết, nói về ảnh hưởng tâm lý, có lẽ là ảnh hưởng lớn nhất đến từng con người khi sự việc xảy ra. Ai cũng sẽ lo lắng, bất an khi nghe tin, và cho đến khi đã xét nghiệm PCR xong có kết quả âm tính. Trong thời gian này, tất cả đều lo lắng. Và nếu đã có một trường hợp xảy ra, thì sự bất an này sẽ gia tăng trong những ngày làm việc tiếp theo, vì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất kỳ ai. Trong tâm lý bất an đó, con người khó có thể perform - làm việc hiệu quả được. Đó là chưa kể đến chuyện khi có ca F0, cả các vấn đề về tổ chức tẩy trùng văn phòng, tổ chức test cho cả tập thể, chăm sóc sức khoẻ cho nhân viên bị dương tính, vv mất rất nhiều thời gian, tâm sức.


Do đó, thật ra việc cách làm việc hybrid - linh hoạt kết hợp giữa wfh và tại chỗ đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc phân bố giở lao động. Nếu có thể wfh để tránh được tâm lý bất an, tránh các rủi ro lây nhiễm, tránh sự mất công giải quyết khi có trường hợp không may xảy ra, thì thiết nghĩ các doanh nghiệp nên tận dụng hết sức hình thức này. Song song đó là tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho nhân sự có thể wfh với sự hỗ trợ của công nghệ số. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần suy nghĩ đến việc bảo toàn lực lượng nòng cốt, tránh những sự kiện tất cả nhân sự lõi gom lại 1 nơi, phòng trường hợp có rủi ro xảy ra và cả dàn nhân sự cốt lõi đều mắc bệnh, tạo nguy cơ cao cho tổ chức. Sống chung với dịch thật ra là chuyện đương nhiên, nhưng không chắc tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN thật sự có kịch bản “sống chung” một cách an toàn và hợp lý nhất. Nếu chưa có hoặc chưa rõ ràng, không thể không lên kịch bản ngay trong hôm nay, để bảo toàn sức khoẻ vật lý và cả tâm lý cho người lao động.


Với hình thức làm việc hybrid như trên, việc đánh giá kết quả công việc cũng không còn có thể tính bằng giờ lao động mà nhân sự ngồi tại chỗ hay chấm công bằng giờ ra vào nữa. Performance - kết quả công việc phải được tính bằng kết quả hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể được giao, với kết quả mong đợi chi tiết, minh bạch, được giao và hiểu rất rõ giữa người giao việc và người nhận việc. Đối với tập đoàn, công ty lớn thì có lẽ việc này không mấy khó, nhưng đối với DNVVN với văn hoá làm việc truyền thống, chưa có hệ thống và khả năng đánh giá chuyên nghiệp thì đây có thể trở thành một vấn đề nan giải cho tất cả những người đang giữ vị trí quản lý, rất cần được nâng cao kỹ năng quản trị “bình thường mới” với qui trình mới, công cụ mới, và tư duy quản trị mới. Vấn đề này nếu chưa được chạm vào, chưa được suy nghĩ đến tận cùng và có kế hoạch chi tiết, trước sau cũng sẽ trở thành rủi ro lớn cho DNVVN.


Do đó, OK tiền thì phải lo làm ra. Mở cửa thì phải lao vào tiếp tục. Trở lại thì sẽ cần có lúc phải chạm mặt. Nhưng đừng chủ quan! Cuối cùng, sinh mạng con người vẫn là thứ mỏng manh và quan trọng nhất. Nếu chưa có kịch bản “sống chung” lấy con người làm trung tâm, có khi đó mới là việc cần làm nhất hôm nay?

2.982 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page