top of page
Ảnh của tác giảPhi Van Nguyen

Lãnh đạo bản thân còn chưa xong thì lãnh đạo ai?



Một trong những vấn đề đau đầu nhất về nhân sự của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mà tôi thận thấy là khả năng lãnh đạo của dàn middle managers - quản lý cấp trung. Thường thì, chân dung của 1 quản lý cấp trung là một nhân sự xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như sales, marketing, vận hành chẳng hạn, và nhờ hoàn thành tốt công việc và KPI cá nhân mà được promote lên nấc tiếp theo và trở thành quản lý. 


Nhưng giữa việc làm xong và làm tốt công việc của cá nhân với việc quản lý một hay nhiều người khác là hai việc hoàn toàn khác nhau. Từ nhân viên solo muốn lên làm quản lý thì có rất nhiều kỹ năng và khả năng mà ai cũng cần học và rèn luyện để có thể thuận lợi và thành công trong công việc của mình. Tuy nhiên, thực tế là, ít có công ty vừa và nhỏ nào để ý đến việc chuẩn bị nền tảng cho họ. Và cũng rất ít người biết hoặc chịu tự mình tìm tòi học hỏi thêm trước khi nhận nhiệm vụ mới. Do đó, đa phần khi lên chức, các quản lý cấp trung cực kỳ áp lực vì không biết phải lãnh đạo thế nào, và phải đối diện với nhiều vấn đề gập ghềnh từ nhân sự trong team trong thời gian đầu nhậm chức. 


Có thể bạn bán hàng đạt chỉ tiêu. Có thể bạn triển khai phần công việc nào đó được giao tốt hơn mong đợi. Nhưng đó cuối cùng cũng chỉ là công việc bạn được cấp trên giao cho 1 cá nhân. Khi không còn người giao việc nữa mà ngược lại tự mình phải đi giao việc thì bạn có làm được không? Ngày xưa một mình tự lo, nhanh chậm gì tự điều chỉnh, được không gì tự tìm cách. Giờ, thành công là của một team. Nếu có ai đó chậm hoặc thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến cả team, bạn sẽ làm gì? Nếu giao việc xuống cho team thì giao việc gì cho ai, với quỹ thời gian là bao lâu, và bạn sẽ theo dõi và quản trị tasks đã giao cho họ thế nào? Nếu có rủi ro bị fail do vài thành viên trong team fail trách nhiệm của mình thì bạn có plan B hay chưa? 


Bỗng một ngày, từ solo lên thành quản lý, bạn phải học cách quản trị quỹ thời gian chặt chẽ hơn vì giờ đây có quá nhiều việc phải làm, nhiều người phải cộng tác, nhiều KPI mới phải hoàn thành. Bỗng một ngày, làm một mình không sao, làm với nhiều người nhiều cá tính, nhiều vấn đề emo quá, cảm xúc của chính bạn cứ gập ghềnh từ ngày này sang ngày khác thì bạn phải làm sao? Bỗng một ngày, nếu không quản trị dự án tốt, việc giao không đúng người, timeline không đúng tiến độ, bản thân hiểu nhưng briefing chưa tốt nên mọi thứ cứ rời rạc, không đâu vào đâu, dự án chưa làm tới đâu đã tan rã thì bạn phải làm sao? Bỗng một ngày, có quá nhiều thay đổi và bạn choáng váng vì mình chưa chuẩn bị tốt cho những tình huống mới. Ai không nhận ra và upgrade bản thân đúng cách thì, sẽ cứ mãi loay hoay trong cái chức vị được ấn lên vai nhưng hoàn toàn không có khả năng xoay sở. Vậy thì, ai trong hoàn cảnh này thì ít ra cần học và rèn luyện thêm những kỹ năng, khả năng gì?


Đây là 10 kỹ năng, khả năng cơ bản nhất mà tôi đề nghị bạn cần học và rèn luyện ngay nếu muốn hoặc khi được lên chức: 


  1. Tư duy phản biện

  2. Quản trị quỹ thời gian

  3. Quản trị dự án

  4. Quản trị cảm xúc

  5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

  6. Kỹ năng tổ chức

  7. Kỹ năng briefing

  8. Quản trị nhân sự & khả năng truyền cảm hứng, truyền động lực 

  9. Quản trị tài chính 

  10. Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch


Trong một bài viết, tôi không thể chia sẻ chi tiết về từng kỹ năng được. Do đó, bạn nên tìm học và tìm đọc từ những nguồn sau:


  • Các khoá học miễn phí trên blog Nguyễn Phi Vân. Bạn vào link này tạo tài khoản, nhận thông tin tài khoản qua email rồi sử dụng tài khoản đó để lo-in: https://www.nguyenphivan.com/lnd-center

  • Sách: Tôi, Tương lai & Thế giới, Nym - Tôi của Tương lai, & Mở cửa tương lai

  • Các bài viết trên blog Nguyễn Phi Vân. Chỉ cần search từ khoá + Nguyễn Phi Vân trên Google là bạn sẽ tìm thấy bài liên quan. Ví dụ, nếu muốn tìm bài viết về quản trị quỹ thời gian thì có từ khoá time management, quản trị quỹ thời gian, prioritization, kỹ năng sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên chẳng hạn. 


Tài liệu và nguồn thì không thiếu. Quan trọng là bạn có biết mình đang thiếu hay không, có quyết tâm muốn phát triển bản thân để trở thành quản lý giỏi hay không, và cuối cùng là có cam kết học mỗi ngày hay không mà thôi. Việc upgrade bản thân là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Không ai trên đời này làm giúp cho bạn được. và nếu bạn không tự làm, thì bạn sẽ trở thành người sếp tệ nhất hành tinh. Vậy thôi!

2.666 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page