top of page

LEARNING COMPASS - PHÁT TRIỂN BẢN THÂN LÀ LÀM GÌ?




Nhận tin nhắn này & đã nhận rất nhiều tin nhắn trước đây của các bạn tâm sự việc download và save các bài viết FB của mình trên máy để dành đọc lại.

---------

Chào cô Vân, con đã biết cô qua quyển "Tôi đi tìm tôi" và thường theo dõi fb của cô để học từng chút một những điều cô chia sẻ. Tuy nhiên con đang có vấn đề ở việc sắp xếp, lưu trữ những điều đã học được. Trí nhớ của con giờ hok tốt lắm, nên hay quên dễ sợ luôn ạ. Đọc xong quyển sách hay, còn thường summarize, note điểm chính những điều mới học được để áp dụng cho mình, vậy mà sau một thời gian con cũng quên. Con thích viết ra giấy để nhớ được nhiều hơn, rồi ví như những bài hay đọc được từ cô thì con copy lại vào máy tính, nhưng sao thấy cũng lộn xộn quá ạ. Cô Vân chia sẻ cho con cách lưu trữ, hệ thống hóa các kiến thức với ạ, con biết ơn cô nhiều! Chúc cô sức khỏe ạ.

---------

Những gì chúng ta đọc và ghi chép lại thật ra chỉ là thông tin. Thông tin chỉ có thể biến thành kiến thức khi ta áp dụng được nó vào đời sống, công việc của mình. Quá trình này gọi là internalization - cá nhân hoá kiến thức. Cùng một thông tin, bài viết, mỗi người sẽ tiếp cận, thấy có ích, thấy cần thiết ở góc độ khác nhau. Vì vậy, việc bài viết có nội dung gì không quan trọng. Quan trọng là nội dung đó liên quan cụ thể đến cá nhân bạn thế nào. Khi đọc xong, bạn rút ra bài học gì cho bản thân, và đỉnh cao của việc đọc là bạn đưa ra được action - hành động cụ thể gì để giúp bản thân rèn luyện và phát triển. Tôi khuyên các bạn đừng chỉ đọc, save, ghi chép vì rồi bạn cũng sẽ quên thôi. Thay vào đó, create action points - tạo list các hành động cụ thể sau khi đọc và bắt tay vào thực hiện.


Dù vậy, tôi vẫn hướng dẫn cách save nội dung theo danh mục để bạn dễ review và tạo động lực cho bản thân theo 4 nhóm nền tảng phát triển bản thân tạo thành cái tôi gọi là learning compass - la bàn học để phát triển bản thân như sau:


1. Giá trị: người muốn làm việc xuất sắc, muốn phát triển xa và rộng, muốn làm được những điều tưởng chừng như không thể là người có nền tảng giá trị cốt lõi rất vững vàng, không thoả hiệp với giá trị đó. Ví dụ nếu đã xác định giá trị của mình là chính trực, bạn rồi có cố gắng tạo ra những trường hợp ngoại lệ và đổ thừa hoàn cảnh khiến mình không thể chính trực? Giá trị của bạn là gì?


2. Attitude - thái độ: mọi việc xảy ra trên đời bản chất là như nhau. Tuy nhiên, có người vì đó mà chán nản, buồn phiền. Có người lại nhìn thấy bài học giúp mình lớn lên, tìm ra cơ hội mới. Tất cả chỉ là thái độ tiêu cực hay tích cực trong cách ta tiếp cận thông tin. Xưa giờ đi làm, luôn nhớ câu bay: Hire for attitude, train for skills - tuyển dụng vì thái độ, huấn luyện về kỹ năng. Người đã không có thái độ tốt thì dạy gì cũng như không. Cho nên bản thân tôi cũng thế, chọn người có giá trị và thái độ rồi train chứ chưa bao giờ là ngược lại.


3. Knowledge - kiến thức: đây có lẽ là thứ ta bị nhồi nhét nhiều nhất từ khi bắt đầu đến trường. Tuy nhiên, điều cần ngộ ra trong thời điểm này là kiến thức thế kỷ 21 rất khác so với những gì hệ thống giáo dục cũ đang nhồi nhét. Vì vậy, học là cập nhật kiến thức mới nhất từ nhiều nguồn, một cách phi truyền thống và học cả đời.


4. Skills - kỹ năng: có kiến thức mà không có kỹ năng, không hội nhập được, không cộng tác được với thế giới thì cũng như không, vô ích. Đây là điểm yếu của giáo dục Việt Nam và cũng nên là mục tiêu phát triển bản thân của mỗi cá nhân.


4 nền tảng này, bạn đều cần rèn luyện. Learning compass sẽ là định hướng giúp bạn biết cần rèn luyện gì một cách có hệ thống để phát triển bản thân mỗi ngày về mọi mặt, không dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin.

101 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page