Sau 15 nghiên cứu, 3 nhà tâm lý học nổi tiếng của đại học Havard đưa ra những kết luận sau. Lần đầu tiên gặp bất kỳ ai, con người luôn luôn tự hỏi mình 2 câu hỏi:
1. Mình có nên tin người này? 2. Người này có đáng để ta tôn trọng?
2 câu hỏi trên được trả lời dựa trên đánh giá của người đối diện về sự nhiệt tình, chân thành (warmth) và năng lực (competence) của bạn. Nhưng cái nào bị xét nét trước? Và cái nào quan trọng hơn trong lần gặp đầu tiên?
Con người, dù tiến hoá qua bao thời kỳ, tâm lý thật ra cũng không thay đổi. Có thay đổi hay chăng chỉ là biểu hiện mà thôi. Thời tiền sử khi còn ở trong hang, con người chỉ lo bị giết và bị cướp đi tài sản. Chẳng ai lo đồng loại của mình có biết nhóm lửa hay không mặc dù lửa là thứ quan trọng hàng đầu đối với những kẻ sống trong hang động. Ngày nay, dù đã đến thời kỳ xe không người lái, con người vẫn cứ lo lắng trước hết là chuyện niềm tin. Nếu đã không tin, thì dù bạn có năng lực cỡ nào người ta cũng ngại. Khi không tin, việc bạn cố gắng chứng tỏ năng lực sẽ bị phiên dịch thành đáng nghi ngờ hay có mưu mô. Khi đã tin, việc chứng tỏ năng lực của bạn được cảm nhận là tài năng thay vì là mối đe doạ.
Đừng ngạo mạn và tỏ ra nguy hiểm. Cho dù bạn có giỏi thật thì trước tiên cũng nên thể hiện sự nhiệt thành của một con người. Nếu đã không trả lời được câu hỏi số 1 "Mình có nên tin người này?" thì việc bạn có tài cũng chẳng làm cho người ta hứng thú.
Nguồn: Sách "Sự hiện diện" và báo Business Insider, 2016.
Comments