top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

SUCCESSFUL STORY-TELLING




Chưa bao giờ trong lịch sử mà content được trao quyền về cho người dùng như hiện nay, tạo ra cơ hội xây dựng ảnh hưởng của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội. Dù ảnh hưởng đó là cho mục đích kinh doanh, thiện nguyện, phát triển bền vững, hay đơn giản vì một thế giới tốt đẹp hơn, không ai có thể phủ nhận khả năng viết và kể chuyện đã lên ngôi, được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ 21.

Nhân nghe một podcast rất hay về những tính cách tạo nên sự thành công cho người kể chuyện từ cô Kiri Hart, giám đốc sản xuất phim Star Wars, tôi trích lại đoạn chia sẻ cúa cô về chủ đề này cho các bạn nhé.

———

“Theo tôi, sự tò mò là một trong những tính cách quan trọng nhất. Tất cả những người kể chuyện vĩ đại nhất mà tôi từng gặp đều tò mò một cách tự nhiên về con người và thế giới xung quanh. Và họ thể hiện điều đó bằng nhiều cách khác nhau chứ không nhất thiết phải là đặt câu hỏi. Cho nên, sự tò mò là yếu tố nền tảng của người kể chuyện hay và tạo cho họ sức mạnh quan sát, nhìn, cảm mọi thứ xảy ra xung quanh họ.

Tính cách lớn thứ 2 cúa người kể chuyện giỏi theo tôi là empathy - khả năng thấu cảm. Họ đặt mình vào vị trí người khác, và do đó dù không trải qua trải nghiệm nào đó nhưng vẫn có thể kể lại câu chuyện một cách chân thật nhất, cuốn hút nhất. Người sở hữu 2 tính cách này, dù chọn cách kể chuyện theo dạng thức hay kênh truyền thông nào cũng đều kể chuyện hay.

Cuối cùng, tôi đánh giá cao khát khao học hỏi không ngừng về thế giới, rồi ứng dụng những gì học được vào công việc để tìm kiếm những cách tiếp cận mới. Không chỉ dừng lại ở chuyện quan sát & học hỏi, mà là ứng dụng và sáng tạo trên nền tảng học được để tạo ra câu chuyện liên quan cho khán giả.”

————

Sự tò mò vốn dĩ có sẵn trong từng đứa trẻ. Nó chỉ bị chính trường học và gia đình mài mòn khi ngăn chặn không cho hỏi nhiều, không cho phản biện, không cho nghĩ khác. Nếu sự tò mò là yếu tố nền tảng cho kỹ năng kể chuyện hay, kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21, phải chăng ta nên tư duy lại về cách ta tiếp cận giáo dục trong trường học & tại gia đình?

Còn nếu nói về khả năng thấu cảm thì chính là phẩm chất quan trọng nhất của con người trong thời đại máy. Kể chuyện hay không kể chuyện, sự vô cảm đã biến ta thành robot. Mà robot thì chỉ có thể chạy data tính ra câu chuyện chứ không hề kể chuyện bằng cảm xúc của người đồng cảm.

Cuối cùng, khả năng học cả đời, khả năng giữ cho bản thân luôn tinh khôi để tiếp nhận kiến thức mới, trải nghiệm mới, cảm xúc mới vốn là nền tảng phát triển bản thân cho thế kỷ và tương lai bất định này. Trở thành người kể chuyện hay, vì vậy chẳng khác mấy với hành trình tái khởi động và mở cửa tương lai phía trước.

36 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page