top of page

TOP 10 KỸ NĂNG NỔI NHẤT NĂM 2025


LinkedIn đương nhiên mấy năm nay đã trở thành nền tảng tuyển dụng hiệu quả vì scan được profile nhanh nhất. Và cũng vì vậy mà nó trở thành cái hồ chứa nhiều thông tin thú vị, ví dụ như cái này, top 10 kỹ năng đang được quan tâm dữ dội nhất năm 2025. 


  1. AI Literacy - Khả năng sử dụng công cụ AI

Thiệt tình, mình post liên tục quá trời thông tin đa chiều về AI trên FB là bởi vì nó quá nhanh quá nguy hiểm. Nó có thể là thứ khiến bạn thăng hoa và trở nên siêu việt, nhưng cũng là thứ có thể nhấn chìm loài người nếu không cập nhật. CEO của Nvidia thì nhấn mạnh rằng ai muốn đi làm hay kinh doanh gì cũng phải AI first, nghĩa là cho dù bạn làm ngành nghề gì hay vị trí nào đi chăng nữa thì thứ đầu tiên bạn phải học là có AI Agent nào đang làm được cái job đó, cái task đó, và tôi có thể cộng tác cùng làm với nó như thế nào. Câu hỏi đầu tiên tiền đâu là ngay chỗ này luôn. Ngày xưa mình hỏi làm sao bây giờ thì bây giờ mình hỏi tác nhân AI nào có thể giúp mình làm việc này, rồi sử dụng chính tác nhân AI như Perplexity để đi kiếm AI Agent, thử nghiệm và sử dụng. Không có cái thứ gì trên đời này mà đang không có một AI Agent nào đó có thể làm được. Ví dụ nhe, chỉ trong vòng 2 tháng qua, tôi thử nghiệm 136 AI Agent đủ các mảng khác nhau. Và sau khi thử xong thì tôi tin rằng, công ty 1 người và nguyên đội quân AI là có thật và sẽ cực kỳ hiệu quả. Có điều, anh CEO của Anthropic thì cho rằng tốc độ phát triển của AI đang nhanh hơn tốc độ cập nhật của con người. Cho nên, chắc chắn rất nhiều người sẽ gặp khó khăn hội nhập vào môi trường làm việc AI-first trong thời gian sắp tới. Vậy thì không cần phải lằng nhằng cũng hiểu đây không thể không trở thành kỹ năng top 1 cần thiết nhất hành tinh trong năm nay, và vài năm nữa trong khi loài người còn đang học cách thích nghi.


Có khoá cho học miễn phí luôn đây: Phát triển kỹ năng làm việc thời AI Agent


Conflict Mitigation - Khả năng giải quyết xung đột 

Trong cái thời mà thật giả khó phân, vàng thau lẫn lộn, overload thông tin, lại còn tức thì tức khắc kiểu này thì con người ta dễ bị khùng, dễ bị kích động, dễ bị dẫn dụ, dễ rơi vào những trạng thái tinh thần tiêu cực và đen tối. Song song với thời thế đó thì mọi thứ lại trở nên khó khăn gập ghềnh hơn. Thế giới chao đảo. Chiến tranh kéo dài và chực chờ. Kinh tế khủng hoảng. Giá trị sống đảo lộn. Công nghệ thay đổi chóng mặt. Không xung đột mới là chuyện lạ. Mà xung đột nó không chừa ai, từ nhà ra ngõ, từ gia đình đến công sở, từ cộng đồng đến quốc gia, từ quốc gia ra thế giới. Trong chỗ làm việc thì, nào là sa thải hàng loạt, nào là gánh thêm việc cho còng lưng lương không đổi, nào là ai ở ai đi, nào là chuyện cũ cách mới, nào là AI thay thế con người, nào là khó khăn mà KPI vẫn cứ tăng, nào là thị trường biến động, nào là đối tác thay đổi, vv và mây mây…. Môi trường nó thế, thì mình không còn cách nào khác là chấp nhận nó thế, rồi tìm cách xử lý nó, chớ ngồi đó than trời như bộng thì cũng chả đi tới đâu. Cho nên, đương nhiên kỹ năng giải quyết xung đột nó trở thành kỹ năng top 2. Không có nó thì sống sao nổi với cái thời thế loạn xạ này. 


Adaptability - Khả năng thích nghi 

Này khỏi giải thích nè. Ngoài kia mọi thứ đều biến động thì nó để yên cho mình à? Không bao vờ! Nó sẽ lật thuyền lật đò và khiến cho cuộc đời mình nó upside down - lật nhào theo kiểu tám ngàn D, đủ thứ chiều khiến cho cuộc đời rối như mớ bòng bong. Rồi sao nữa? Không lẽ bạn ngồi đó bất lực, tuyệt vọng, khóc lóc và đầu hàng, để mặc cho cuộc đời xô đâu cũng được? Sẽ có người buông xuôi như thế. Nhưng cũng sẽ có người luôn biết cách thích nghi và vươn lên từ chính những khúc khuỷu quanh co. Ai có được khả năng này sẽ là người linh hoạt giải quyết được mọi vấn đề dù rối rắm tới cỡ nào, nắm bắt được cơ hội, biến cơ hội thành sân khấu toả sáng cho bản thân và tổ chức. Người như thế, tổ chức người ta sẽ trọng vọng lắm. Còn ai ở đó over-thinking, phàn nàn, quan ngại, lừng chừng tới không tới lui không lui thì hiện tại và tương lai nó bơ luôn không thèm nhìn mặt chớ đừng nói chi tới cộng tác. 


Hai kỹ năng này đều có bài trong 2 khoá học miễn phí:

Innovative Thinking - Tư duy sáng tạo 

Ủa, rồ bạn nói đi, trong cái thế tán loạn mà nãy giờ mình nói với nhau, có cái cách nào mà nó “u như kỹ”, có một chiêu xài quài được hông? Thế giới bên ngoài nó đánh toàn chiêu lạ, chiêu mới không mà mình cứ bốn cũ soạn lại thì mình tiếp chiêu kiểu gì? Một là bỏ chạy toàn tập cho nó an toàn. Hai là phải cắm đầu học chiêu mới để mà còn biết hoá giải và bảo vệ bản thân chớ. Nếu đầu óc mà cứ đóng chặt nhún nút chai rượu vang thế kia thì làm sao để tiếp nhận cái mới, tri thức mới, kỹ năng mới, cách làm mới? Từ tư duy, công cụ, cách làm, người hợp tác cũng đều mới hết, và còn phải hợp tác với con AI ngày càng thông minh và sẽ đến lúc thông minh hơn người thì vị thế mình ở chỗ nào? Nếu bản thân thiếu đi sự sáng tạo thì mình đã đầu hàng con AI rồi, vì đó là một trong những thứ duy nhất khiến con người khác biệt. Còn nếu mình thiếu luôn sự sáng tạo và làm gì khác cũng thua nó thì mình thành nô lệ, thành công dân hạng 2 mất rồi. Vậy làm sao còn chỗ đứng trong công sở, trong xã hội?


Còn kỹ năng này thì học từ khoá này: Tư duy linh hoạt


Public Speaking - Kỹ năng nói chuyện trước công chúng

Hồi xưa còn đổ thừa tại cái nghề của em không cần tiếp xúc nhiều, tại em hướng nội này kia. Giờ thì khỏi đi. Thời thế đang thay đổi theo hướng công ty tỷ đô 1 người, mỗi nhân sự là 1 Expert - chuyên gia trong lĩnh vực của mình và cộng tác làm việc theo dự án, theo chương trình. Ai ai cũng phải trở thành Entrepreneur - doanh nhân. Dù bạn muốn làm thuê thì cũng trở thành doanh nhân solo đi xúc tiến và bán cái nghề của mình cho nhiều dự án chứ không còn nằm chết dí ở một tổ chức đếm thời gian nữa. Thời đó hết rồi. Mỗi ngày mới là ngày bạn phải đứng lên giới thiệu bản thân, pitching cái skill của mình để lấy dự án, bán hàng để có job, chia sẻ qua nhiều nền tảng để marketing và xây dựng thương hiệu cá nhân. Này là chuyện bắt buộc, đương nhiên, không có lựa chọn nào khác, không có kỹ năng này thì khỏi làm ăn gì, dù chỉ là làm thuê. Cho nên, top 5 là cũng phải thôi. 


Kỹ năng này thì có khoá học miễn phí sẵn luôn: Kỹ năng nói chuyện trước công chúng


Solution-based selling - Kỹ năng bán hàng bằng giải pháp

Mấy bữa chia sẻ trong lớp NÓI, mình nhắc nhở các bạn doanh nhân là, trời ơi đừng có đứng lên hard-sell - bán hàng đập vô mặt người tq nữa. Cái skill đó nó lỗi thời dữ làm luôn, và nó hoàn toàn không có mang lại chút cảm tình hay sự chú ý nào, kiểu nghe quảng cáo tắt kênh và cho qua liền tay. Trong cái thời quét quẹt sau 7 giây thì mình chỉ còn cách là tạo sự chú ý trước, rồi dẫn dắt sau. Thứ mình nói có liên quan tới người ta không? Thứ mình nói có phải là pain point - nỗi đau của người ta không? Nỗi đau đó có đủ lớn để người ta phải dừng lại và lắng nghe mình không? Rồi sao nữa? Đau rồi có thuốc không? Có cách giải quyết nào không? Có lối thoát hay sự cứu cánh nào mà nghe xong thấy nó liên quan và hợp với dáng em không? Đỉnh cao của bán hàng là không có bán hàng mà là mang đến giải pháp cho nỗi đau của người khác. 


Customer Engagement - Khả năng tương tác với khách hàng

Nếu đã bán giải pháp thì phải hiểu khách hàng người ta đang nghĩ gì, muốn gì, nỗi đau vô tận là gì, khó khăn gì, cần giúp gì thì mới thiết kế ra được giải pháp chớ. Mà muốn biết mấy thứ đó thì phải biết cách làm quen, làm bạn, xây dựng quan hệ, xây dựng niềm tin, trao đổi và cùng nhau thiết kế giải pháp. Thời nay người ta hay gọi là co-create, cùng nhau tạo ra giải pháp cho nó may đo cá nhân hoá nhất là như thế đó. Qua rồi cái thời bán hàng mass cho cả đám, quơ 1 nắm bán cả thúng rồi. Với bao nhiêu đó thay đổi mà ai cũng đau đầu thì mỗi người một cơn đau dài ngắn mạnh yếu khác nhau. Thành ra, mình tạo ra 1 thùng tài sản xong mình phải biết cách chơi lego, xếp hình xếp đội sao cho vừa vặn với nhà người ta chứ không phải mang cái mình đang có sẵn ra bán dạo. Với cách tiếp cận mới này thì dĩ nhiên kỹ năng tương tác thấu hiểu khách hàng là đầu vào quan trọng nhất của hành trình thiết kế giải pháp.


Stakeholder Management - Khả năng quản trị đối tác

Ở trong cái thời mà cơ hội, rủi ro, drama có thể nổ đùng đùng cùng một lúc thì không thể không có cái skill quản trị những loại hình đối tác khác nhau có liên quan tới cái dự án của mình. Trong chuỗi giá trị của 1 dự án có đủ thức người, từ nhà đầu tư, đối tác cung ứng, tư vấn cố vấn đến nhân sự full-time, part-time, freelance, hội đồng quản trị, nhân sự các cấp, khách hàng nhiều tầng, vv. Đó là chưa kể tới cộng đồng xung quanh có liên quan, từ cộng đồng sử dụng đến cộng đồng chuỗi cung ứng và xã hội nói chung. Một việc mình làm ra có quá trời người liên quan, và ai người ta cũng cần được thông tin tức thì, đúng và đầy đủ để có thể ủng hộ hay chung ta với mình thì, chuyện đó không đã là một cái job siêu to mà không có nhận thức, kỹ năng và kế hoạch thì không có cách nào làm nổi. Cho nên, cũng không quá ngạc nhiên khi có đang là kỹ năng được quan tâm top 10. 


Ba kỹ năng trên thì học khoá này: Hai kỹ năng trên thì học khoá này: Kỹ năng xây dựng quan hệ


Growth Strategy - Chiến lược tăng trưởng

Ai nói gì nói, khủng hoảng hay khó khăn gì không cần biết. Công ty tổ chức nào cũng phải đặt mục tiêu tăng trưởng. Nếu không thì lụn bại. Cho nên, bạn than gì than, đưa ra một rổ khó và trình bày nó kiểu gì thì cuối cùng cũng phải ra chiến lược tăng trưởng. Chuyện này là miễn đàm phán và miễn tìm lý do lý trấu. Đương nhiên trong tình huống nào tổ chức cũng phải grow. Miễn bàn thụt lùi, chỉ còn một cách là làm sao để grow. Hết! Người ta sẽ không có thời gian và tâm sức để ngồi đó thuyết phục bạn phải tìm nhiều cách khác nhau và sáng tạo để grow. Cũng không ai có thời gian rảnh để thông cảm đồng cảm với những lý do nghiệt ngã mà bạn đang ca cẩm. Cho qua hết. Câu hỏi là, chúng ta tăng trưởng bằng cách nào? Còn mấy thứ quanh co quặn quẹo khác cho qua và dẹp liền, thậm chí quyết định cắt bỏ ngay và luôn nếu ai ở trong tâm thế đó. Thành ra, người học được cách chấp nhận và có đủ khả năng xoay sở để đưa ra chiến lược growth cho tổ chức của mình là người đương nhiên được trọng dụng. 


Go-to-Market Strategy - Chiến lược tiếp cận thị trường

Có chiến lược rồi thì dĩ nhiên là phải launch nó ra một cách thành công. Không thì lại vẽ tranh trên giấy. Bàn bạc ở trong phòng họp thì hay lắm. Quan trọng là ra tới thị trường nó có work hay không kìa. Cho nên, cái thứ gì cũng phải thử nghiệm, hiệu chỉnh, tung ra đụng chạm vào thị trường mới có chuyện để nói. Mà muốn vậy thì phải product-market fit - sản phẩm và thị trường phải gặp nhau, hiểu nhu cầu và chạm đúng nỗi đau, giải quyết cho tới nỗi đau đó cho khách hàng thì mới mong mà tồn tại và có cơ mà phát triển. Ai cũng nghĩ được. Ai cũng nói được. Ai làm được và làm thành công mới là câu chuyện.


Còn muốn có được 2 kỹ năng trên thì cần các skill này:

Rồi, thật ra cũng không có gì quá ghê gớm và phức tạp. Mấy thứ này cũng đã tồn tại trong hộp skill của người đi làm trước nay, chỉ là nó có thay đổi chút về vị thế theo sự chuyển động của thời cuộc thôi. Biết thì mau mà sắp xếp lại, upgrade kỹ năng mình lên và chăm chỉ làm điều đó mỗi ngày là được. Khoá học còn có sẵn và free nữa thì.... Không học nữa thì bó tay.

コメント


Bạn đã đăng ký thành công!

Nhập email để tự động nhận bài mới

©2021 by Nguyễn Phi Vân

bottom of page