top of page

Điều bạn không muốn họ biết là gì?



Ai đi trình bày, xúc tiến, bán hàng, tìm đối tác, tìm người giúp đỡ, vv thường đều toàn nói những thứ hay ho nhất, hoàn hảo nhất, luôn cho là đồ của mình là “the best”, thậm chí còn rao luôn là “độc đáo và sáng tạo nhất thế giới”. Điều này thật ra rất hại.


Đã là con người, não ai cũng được cấu tạo theo kiểu đi tìm rủi ro nguy hiểm, xong auto đưa ra giải pháp phòng vệ, lấy thông tin dữ liệu từ cái kho dữ liệu quá khứ tích trữ bao nhiêu năm của cá nhân ra mà làm chất liệu. Một cách tự nhiên, con người trước nay đã vận hành như thế. Cộng thêm với xã hội không niềm tin, “zero trust” như hiện này thì không ai có thể tin vào một thứ “too good to be true - xịn sò hay ho tới mức không thể nào tin nổi”. Khi bạn cứ nhấn ga nói toàn về những thứ hay ho bậc nhất. Khi trả lời câu hỏi có gì không OK, hay có khó khăn thử thách gì không mà bạn lắc đầu nguầy nguậy, ngập ngừng, hay dứt khoát trả lời là hổng có, thì điều đó chỉ làm cho người nghe thêm tin tưởng rằng có gì đó đương nhiên là không ổn. Không có thứ gì trên đời này là hoàn hảo cả, đặc biệt là với những ý tưởng, sản phẩm, giải pháp mới mà các bạn còn đang trong thời gian phát triển và thử nghiệm, có khi sản phẩm còn chưa hoàn thành, có khi chỉ còn là ý tưởng trên giấy, có khi còn đang pilot trong phạm vi nhỏ, chưa đối mặt với sóng to gió lớn ở ngoài kia….


Tính hai mặt của một sự vật, sự việc là thứ không bao giờ thay đổi. Cái gì trong tự nhiên cũng mang tính 2 mặt: có hay có dở, chỗ được chỗ không, có điểm mạnh điểm yếu. Ying yang là như thế. Cho nên, ai mà tín được một thứ gì đó bạn đang trình bày nó toàn là hay ho không có chỗ nào chê được? Làm gì có! Nên khi quăng con bài “hoàn hảo” này ra, bạn không những đang hại mình, mà còn đang làm một chuyện tệ hơn, đó là đóng não đóng tim của người nghe lại một cách tự động, khiến họ không còn muốn tiếp nhận bất cứ thông tin gì tiếp theo từ bạn nữa. Tại thời điểm đó, cái công tắc trong đầu nó cũng tự bật sang chế độ off, ngắt cầu dao, và auto đưa ra quyết định không quan tâm nữa, từ chối không ủng hộ, không chấp thuận. Vậy, nghĩa là ý định, mục tiêu, mong muốn của mình không đạt được, chỉ vì mình muốn giấu điều không muốn cho họ biết? Mà mình giấu thì họ đương nhiên sẽ không tin tưởng, trước sau gì cũng chất vấn, và có khi với trải nghiệm của họ thì không hỏi người ta cũng biết. Vậy, thì mình giấu để làm gì? Chi bằng, mình lấy chính thứ không hoàn hảo hay thử thách mình đang phải trải qua mà bày biện ra, cho người ta yên tâm, hài lòng với sự chân thật của mình, rồi chia sẻ cách mình tư duy về giải pháp?


Điều bạn không muốn họ biết là gì? Đây là câu hỏi mình luôn đặt ra trong bất kỳ lần trình bày nào, để chắc chắn là mình không có vô tình cất đi những mặt trái của thứ mình đang trình bày. Có thì nói ra luôn cho người ta khỏi nghi ngờ hay suy nghĩ. Có thì đưa thẳng nó vào bài luôn cho người ta khỏi thắc mắc mà thậm chí còn thích thú vì mình nhìn vấn đề ở góc nhìn đa chiều hơn, và vì vậy dễ tin tưởng và sẵn sàng cộng tác với mình hơn. Thay vì cố tỏ ra hoàn hảo - là thứ tệ nhất nên làm - thì mình nên tỏ ra hiểu chuyện vì đời này không có điều gì mà không mang tính 2 mặt. Khi tiếp cận chân thật như thế, mình đã gỡ bỏ được rào cản phòng vệ của người nghe và tạo không khí mở hơn, tích cực hơn.

Đây là cách nó work cho cá nhân mình, nên chia sẻ thế thôi. Mọi người cứ thử xem nhé.

Điều bạn không muốn họ biết là gì?




3.584 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Ngày hết hạn

bottom of page