top of page

9 ĐIỀU “KHÔNG AN TOÀN” SẼ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG


“Vùng an toàn” là nơi ta quá thoải mái, không áp lực, nên vì vậy chẳng thể tạo ra thành tựu lớn nhỏ gì. Não bộ con người măc định là ta chẳng có nhu cầu hành động cho đến khi ta cảm thấy stress hay không thoải mái. Trên thực tế, thành tựu cao nhất mà con người đạt được thường là khi họ hoàn toàn ở ngoài vùng an toàn của bản thân. Chẳng phải làm những gì to tát như leo núi hay vượt đại dương. Thử 10 điều sau đây, những thử thách nho nhỏ đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn xem sao nhé:

1. Get up early – Dậy sớm: trừ phi bạn đã là người quen dậy sớm, dậy sớm là một thử thách lớn đối với nhiều người. Khi dậy sớm, bạn có đủ thời gian để chuẩn bị tinh thần cho cả ngày. Dậy trễ và phải lo tất bật ngay cho hoạt động trong ngày khiến bạn dễ mất tập trung.

2. Accomplish an “impossible” – Thực hiện một “điều không thể”: khi thực hiện một điều tưởng chừng như không thể, bạn sẽ có được cảm giác “bất khả chiến bại”, và cảm gíac đó sẽ đi theo bạn suốt đời, giúp bạn tự tin làm được nhiều thứ hơn trong cuộc sống. Không có gì lớn lao. Nếu bạn sợ nói chuyện trước đám đông chẳng hạn, bạn chỉ cần lấy hết sức mình làm thử “điều không thể” này một lần. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

3. Meditate – Thiền: loay hoay trong cuộc sống, nhiều khi ta quên chậm lại, quên nhìn lại xem mình đang làm gì và tại sao mình lại làm điều đó. Thiền chỉ là một cách tĩnh tâm, giúp bạn phá bỏ vòng tròn loay hoay này, giúp não bộ tập trung. Trên thực tế, nghiên cứu khoa học đã chứng minh là thiền giúp có thể làm gia tăng tế bào não khu vực quản lý về sự tập trung, kềm chế bản thân, giải quyết vấn đề, khả năng linh hoạt, và khả năng chịu đựng. Những thay đổi này của não bộ mang tính lâu dài và giúp bạn thay đổi được chính mình.

4. Focus on one thing at a time – Tập trung vào 1 việc: tập trung vào 1 việc có thể rất không thoải mái vì bạn sợ trễ hay sợ lỡ những việc khác. Nghiên cứu tại đại học Stanford cho thấy làm nhiều việc cùng một lúc (multi-tasking) không hiệu quả bằng việc tập trung hoàn thành 1 công việc. Nghiên cứu cũng cho thấy những người bị nhiều luồng thông tin chi phối không thể tập trung, khả năng ghi nhận thông tin kém, không thể chuyển sang tập trung vào một việc khác trong danh sách cần làm trong ngày. Do đó, bạn nên tập trung vào 1 công việc, hoàn thành tốt công việc đó, rồi chuyển sang xử lý việc tiếp theo.

5. Volunteer – Xung phong tham gia các hoạt động xã hội: đây là một trải nghiệm có ảnh hưởng rất tích cực đến việc phát triển bản thân và quan hệ cho bạn. Thử nhìn xung quanh xem, có ai tham gia hoạt động xã hội mà không biểu hiện thay đổi tích cực sau đó không?

6. Practice public speaking – Tập nói chuyện trước công chúng: rất rất nhiều người sợ chết khiếp khi nói đến việc đứng trước đám đông trình bày bất kỳ vấn đề gì. Nghiên cứu cho thấy 74% người trên thế giới bị nỗi sợ này ám ảnh. Đúng là có chút khó khăn và thử thách vì điều này vượt quá vùng an toàn của mỗi người. Nhưng khi đã làm được, bạn sẽ cảm thấy một núi năng lượng và một đại dương tự tin đổ vào người bạn. Thử một lần xem sao.

7. Talk to someone you don’t know – Tiếp cận và nói chuyện với người không quen biết: tôi biết điều này vô cùng không thoải mái. Nhưng bạn phải vượt qua vùng an toàn và thử một lần. Kết nối xã hội là điều hết sức cần thiết dù bạn thích hay không thích nó. Làm được chuyện này sẽ giúp bạn tự tin hơn, tiếp cận nhiều ý tưởng hay và mới lạ hơn, mở rộng tầm quan hệ của bản thân.

8. Say no – Học nói “không”: nghiên cứu tại đại học California cho thấy người không biết từ chối thường bị stress, mệt mỏi, và có khi là chán nản. “No” là từ quyền lực mà bạn phải học, không ngại nói ra khi cần. Biết nói “không” để có thể hoàn thành những lời hứa hay cam kết hiện tại là lựa chọn khôn ngoan để bạn có thể quản trị thời gian và thực hiện những điều đối với mình là quan trọng.

9. Quit putting things off – Đừng trì hoãn nữa: Thay đổi là điều rất khó. Phát triển bản thân là chuyện khó. Có đủ sự dũng cảm và tự tin để làm điều mình mong muốn là khó. Khi thấy khó, ta thường có thói quen trì hoãn từ ngày này qua ngày khác. Vấn đề là “tomorrow never comes – ngày mai chẳng bao giờ đến”. Khi bạn nói “ngày mai tôi sẽ làm chuyện đó”, bạn thật ra đang đưa ra lý do lý trấu để biện hộ cho bản thân mình. Thôi đừng đưa ra lý do này nọ nữa nhé.

Bạn cứ ở đó trong vùng an toàn, không sao cả. Bạn chỉ bị mắc kẹt trong quá khứ mà thôi. Cũng như ngọc trai chỉ được hình thành khi có một hạt cát làm thay đổi vùng an toàn của con trai, chẳng ai có thể đạt được thành tựu gì nếu cứ êm ấm trong cái vùng an toàn mà mình tự dệt.


5.535 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page