top of page
Ảnh của tác giảPhi Vân Nguyễn

INFERIORITY COMPLEX - MẶC CẢM THẤP KÉM



Sau trận bóng tuyết lịch sử, tờ Fox Sport Asia dưa tin như sau: “Forget defeat, Vietnam’s real prize is erasing ASEAN’s inferiority complex – Quên thất bại, thành tích của Việt Nam đã xoá bỏ bệnh mặc cảm thấp kém của dân Đông Nam Á.” Nghĩa là người phương Tây nghĩ rằng dân châu Á bị bệnh feriority complex – mặc cảm thấp kém. Mà có lần tôi gặp một vị giáo sư người Áo, ông cũng nói ông đang chữa bệnh này cho một người CEO tại Việt Nam. Đây cũng là lời giải thích cho sự tôn sùng vô điều kiện của người Việt Nam đối với ai mắt xanh mũi lõ. Trong tiềm thức của chúng ta, họ văn mình hơn, họ tiến bộ hơn, họ giỏi hơn và thế là ta tự cảm thấy mình thấp kém hơn. Dĩ nhiên, người sống trong môi trường xã hội và giáo dục văn minh hơn sẽ văn minh hơn. Nhưng điều đó đâu có làm cho ta thấp kém. Sau khi đã bôn ba làm việc khắp nơi trên thế giới, tôi thấy ai cũng có tiềm năng ngang nhau. Ăn thua là ta có biết phát huy tiềm năng đó hay không.


Tối qua, nhận được inbox của một bạn trẻ than chán quá, vì thấy bản thân không giỏi thứ gì, mất phương hướng, chẳng biết phải làm sao với cuộc đời mình nữa. Bạn hỏi tôi giờ có cách nào giúp bạn hay không. Bạn bị bệnh inferiority complex đó. Triệu chứng của người bị inferiority complex như sau nhé.


1. Being ultra sensitive – Quá nhạy cảm: người ta vừa nói gì đó loáng thoáng có đụng tới mình là nổi cơn lên và phản ứng quá đáng. Đó là cái bệnh sợ người khác nói xấu, chê bai. Trời, ai nói gì kệ người ta. Không lẽ đi theo rình nghe xem 7 tỷ người trên thế giới có ai nói xấu gì mình.


2. Always comparing yourself to another person’s No. 1 winning quality – luôn so sánh mình với điểm mạnh nhất của ai đó: người ta giỏi nhất khoản gì là tài của người ta. Mỗi người có một tài khác nhau chớ. So chi kiểu đó nên cảm thấy mình luôn chẳng bằng ai?


3. Submissive behavior – Luôn ngoan ngoãn: vì thấy mình thấp kém nên nói sao cũng dạ, nói sao cũng nghe, và chẳng có chính kiến. Kiểu này thì nhiều lắm, và chẳng phải cách giáo dục hiện tại của Việt Nam mình là để tạo ra những con người chỉ biết nghe, gật đầu dạ thế này?


4. Perfectionism – Tính hoàn hảo: làm gì cũng quá stress vì mọi chi tiết nhỏ để mọi thứ phải thật hoàn hảo, để không ai chê được mình một chút gì. Thực tế là có ai để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu. Ai mà đi soi chuyện nhỏ xíu có khi chẳng nên là đối tượng giao lưu của mình.


5. Procrastination and Inaction – Kéo lê và không hành động: đây là biểu hiện mà tôi thấy nhiều nhất. Sợ! Sợ làm không được, không đúng, thất bại, sợ người ta chê cười nên cứ kéo lê ra chẳng chịu làm, chẳng hành động gì. Cứ vậy mà mong muốn rồi ngồi đó mà nhìn người khác làm, rồi cảm thấy mình thật vô dụng, chẳng bằng ai. Mà bản thân thì như củ khoai không hề nhúc nhích.


6. Social media triggers feelings of guilt, jealousy or shame – Lướt mạng xã hội chỉ để cảm thấy chuyện của người khác làm cho bản thân cảm thấy có lỗi, ghen ghét, hay xấu hổ: mấy loại tình cảm nhỏ nhen này thì tôi thấy nhiều lắm, nhưng thông cảm vì người ta vậy chỉ vì bệnh inferiority complex mà thôi. Cho nên, ai đang thế thì giật mình tỉnh giấc đi, lo thay đổi cho bản thân chứ đừng ngồi đó lo chuyện người khác nữa.


7. You’re secretly very judgemental of other people – Len lén quýnh giá người khác: Ôi loại này thì nhiều lắm nhé. Suối ngày rảnh quá đi rình để đánh giá người ta. Có khi biểu hiện có khi không, nhưng soi kỹ và chẳng hề mở lòng ra để dung nạp ai xung quanh mình cả. Quýnh giá gì? Mình làm thế vì bản thân bị mặc cảm thấp kém. Thôi bỏ đi nhe. Lo cho mình trước đi. Ai sao kệ người ta. Quýnh giá thì được lợi ích gì?


Ngày thứ 3, tặng các bạn vài câu: The truth about you is this – Sự thật về bạn là đây: You are not “inferior” – Bạn chẳng thấp kém hơn ai You are not “superior” – Bạn chẳng nổi trội hơn ai You are simply “you” – Bạn đơn giản chỉ là mình thôi nhé.

150 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page