top of page

Nguyên lý thành công (Phần 2)

Đã cập nhật: 30 thg 9, 2022



Tiếp theo bài post vừa rồi từ sách “Nguyên lý” của Ray Dalio, sau đây là nguyên lý tiếp theo. Nhưng nếu bạn chưa đọc bài 1 thì nhớ quay lại đọc bài 1 trước rồi mới tiếp tục bài này nhé.


Nguyên lý 2: Use the 5-step process to get what you want out of life - Sử dụng qui trình 5 bước để đạt được điều bạn muốn trong cuộc sống

2.1 Have clear goals - Có mục tiêu rõ ràng

Đời mà, không ai có thể có tất cả. Thực tế chút đi. Bạn phải bỏ bớt trang sức và tập trung vào vài thứ quan trọng nhất trong đời. Đừng lầm tưởng mục tiêu với ham muốn. Mục tiêu là thứ bạn mong muốn chạm vào. Ham muốn có thể là trở lực ngăn cản bạn đạt được mục tiêu. Cho nên, ai cũng phải học cách lựa chọn sau khi cân nhắc giữa mục tiêu và ham muốn.


Cũng đừng tự bỏ đi những mục tiêu mà bản thân tại thời điểm đó nghĩ rằng không thể hay khó mà có thể đạt được. Ai có can đảm dấn thân về phía những mục tiêu lớn thì đều có khả năng thành công, đặc biệt là khi bạn luôn linh hoạt và chịu trách nhiệm. Vì thành công không chỉ đòi hỏi chúng ta biết dấn thận và chuyển động không ngừng về phía trước, mà còn đòi hỏi con người phải biết vượt qua và xử lý thất bại, khủng hoảng không tránh khỏi trên hành trình.

2.2 Identify and don’t tolerate problems that stand in the way of your achieving those goals - Nhận dạng và không nhượng bộ các vấn đề có thể ngăn chặn bạn đạt được mục tiêu

Ai trong đời và trên hành trình sự nghiệp cũng phải va vào nhiều “vấn đề”. Người thành công không bao giờ sợ vấn đề, mà luôn đối mặt, xem đó là nôi đau cần thiết để phát triển và tiến hoá. Họ chẳng bao giờ sợ đau, chẳng bao giờ chạy trốn khỏi hiện thực, luôn chủ động nhận dạng và giải quyết vấn đề.

Đừng tưởng lầm nguyên nhân gây ra vấn đề là vấn đề. Chuyện bạn ngủ không đủ giấc không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn làm việc không tập trung vì thiếu ngủ, và thiếu ngủ là nguyên nhân chứ không phải vấn đề.


Cũng đừng loay hoay giữa một mớ vấn đề mà không biết đâu là chuyện nhỏ chuyện lớn. Một người chỉ có bao nhiêu đó thời gian mỗi ngày thôi. Chúng ta cần biết chọn ưu tiên giải quyết vấn đề nào lớn và quan trọng hơn trước. Còn khi đã nhận dạng được vấn đề nhất thiết phải giải quyết thì, đừng bao giờ nhượng bộ hay chịu thua, trốn tránh nó. Cứ phải giải cho tới thì thôi.

2.3 Actively diagnose problems to get at their root causes - Chủ động phân tích vấn đề để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ

Muốn giải quyết vấn đề thành công thì trước hết cần phải nhận dạng hiện trạng là gì trước khi đưa ra hành động cần thiết phải làm là gì để thay đổi hiện trạng đó. Thường thì con người hay nhảy sổ vào if cái này cái nọ trong lúc chưa kịp hiểu, chưa đủ hiểu về vấn đề. Làm gì cũng phải có đầu óc chiến lược, phân tích và thiết kế giải pháp đã rồi mới hành động.


Nên lưu ý các nguyên nhân có vẻ như là hiển nhiên, thường là do việc thiếu trách nhiệm hành động mà ra, ví dụ như bạn đi trễ vì quên không kiểm tra lịch hẹn chẳng hạn. Đó chỉ là nguyên nhân bề mặt, còn nguyên nhân gốc rễ thì sâu hơn vậy rất nhiều, ví dụ như là cái tính hay quên của bạn.


Cũng đừng quên tìm hiểu người đối diện. Khi hiểu người, bạn thường sẽ biết phần lớn cách người ta sẽ phản ứng. Biết người biết ta mà, trăm trận trăm thắng.


2.4 Design plans that will get you around them - Thiết kế kế hoạch để tránh hoặc hoá giải các vấn đề

Đôi khi ta cần nhìn lại để có thể đi tới, đặc biệt là khi đồng hành cùng nhau. Xem vấn đề xảy ra như chuyện cái máy bị hư vậy, rồi nhìn từ trên xuống và suy nghĩ làm sao cho nó chạy tiếp chứ không cần phải emo về chuyện cái máy hư. Có rất nhiều cách khác nhau để đạt được một mục tiêu. Chỉ cần tìm con đường phù hợp nhất cho hoàn cảnh hiện tại là được. Còn chuyện ai phân vai gì để đóng cho hoàn thành bộ phim này thì cứ theo kịch bản thôi.

Cần thiết, là phải viết ra bản kế hoạch để ai cũng nhìn thấy, cũng hiểu rõ kế hoạch đó, biết cách cân đo tiến trình và mặt mũi của thành công. Làm kế hoạch thật ra chẳng mất của bạn bao nhiêu thời gian, nhưng rất nhiều người chỉ lo đâm đầu đi làm mà không theo kế hoạch. Cách làm như vậy chỉ khiến cho bạn lu xu bu, lạc hướng, mất tập trung mà thôi.

2.5 Do what’s necessary to push these designs through to results - Làm bất cứ điều gì có thể để hiện thực hoá các kế hoạch đã thiết kế

Luôn nhớ là kế hoạch nó chỉ nằm trên giấy mà thôi, dụng binh trên giấy là vậy. Muốn nó hiện thực hoá thì phải lao vào thực thi. Mà muốn thực thi tốt thì cần phải có kỷ luật và theo đúng kịch bản. Người thực thi giỏi là người luôn có to do list, biết phân loại ưu tiên chuyện gì làm trước sau. Ngoài ra, thực thi tốt đòi hỏi phải đo lường một cách khách quan. Nếu thiếu đi chế độ đo lường, báo cáo tiến độ thì làm sao biết mình đã đến đâu và có theo đúng kế hoạch không. Cho nên, làm, gì cũng phải có chỉ số đo lường là như vậy.


Đó là nguyên tắc 5 bước sẽ giúp bạn thành công. Qui trình này có thể sử dụng cho bất kỳ dự án hay công việc gì và là một vòng lặp. Cứ xong 1 qui trình thì ta lại tiếp tục quay lại từ đầu cho giai đoạn tiếp theo. Nhìn thì có vẻ dễ nhưng kỷ luật để thực hiện thì không phải ai cũng có.

3.906 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page